Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thường được gọi ngắn gọn là Đoàn Thanh niên là một tổ chức chính trị - xã hội dành cho thanh niên Việt Nam. Dưới đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm Cảm tình Đoàn Thanh niên có kèm đáp án chính xác mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Bộ câu hỏi trắc nghiệm Cảm tình Đoàn Thanh niên mới nhất:
1. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII diễn ra vào thời gian nào?
a. Từ 15/10 đến 18/10/1992.
b. Từ 26/10 đến 30/10/1995.
c. Từ 26/11 đến 29/11/1997.
d. Từ 07/12 đến 11/12/2002.
Đáp án: d
2. Bài ca chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?
a. Thanh niên làm theo lời Bác.
b. Tiến lên đoàn viên.
c. Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ.
d. Lên đàng.
Đáp án: a
3. Tác giả của bài Đoàn ca là ai?
a. Văn Cao.
b. Lưu Hữu Phước.
c. Hoàng Hà.
d. Hoàng Hòa.
Đáp án: d
4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?
a. Hợp tác, bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.
b. Tập trung dân chủ.
c. Hiệp thương dân chủ.
d. Tự nguyện, tự quản.
Đáp án: b
5. Hãy cho biết cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
a. Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc.
b. Đại hội đại biểu Đoàn các cấp.
c. Ban Chấp hành Đoàn các cấp.
d. Ban Thường vụ Đoàn các cấp.
Đáp án: b
6. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?
a. Đại hội đại biểu cấp chi đoàn.
b. Đại hội đoàn viên.
c. Ban Chấp hành chi đoàn.
d. Đoàn cấp trên.
Đáp án: b
7. Hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh bao gồm mấy cấp?
a. 3 cấp.
b. 4 cấp.
c. 5 cấp.
d. 6 cấp.
Đáp án: b
8. Tổ chức cơ sở của Đoàn là gì?
a. Chi đoàn cơ sở.
b. Đoàn cơ sở.
c. Đoàn cơ sở và chi đoàn bộ phận.
d. Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở.
Đáp án: d
9. Điều kiện tối thiểu để thành lập chi đoàn là gì?
a. Có ít nhất 3 đoàn viên.
b. Có ít nhất 5 đoàn viên.
c. Có ít nhất 10 đoàn viên.
d. Chỉ cần có đoàn viên (không quan trọng số lượng).
Đáp án: a
10. Điều kiện để thành lập Đoàn cơ sở là gì?
a. Có ít nhất 50 đoàn viên và 2 chi đoàn.
b. Có ít nhất 50 đoàn viên và 3 chi đoàn.
c. Có ít nhất 30 đoàn viên và 2 chi đoàn.
d. Có ít nhất 30 đoàn viên và 3 chi đoàn.
Đáp án: c
11. Một trong những điều kiện để kết nạp đoàn viên TNCS HCM là gì?
a. Do tập thể đoàn viên chi đoàn xem xét, biểu quyết đồng ý 100%.
b. Do hội nghị BCH chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số lượng UVBCH đồng ý.
c. Do hội nghị chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số đoàn viên chi đoàn đồng ý.
d. Do hội nghị chi đoàn xét với quá nửa (1/2) số đoàn viên có mặt tại hội nghị đồng ý.
Đáp án: d
12. Đoàn viên có bao nhiêu nhiệm vụ?
a. 3 nhiệm vụ.
b. 4 nhiệm vụ.
c. 5 nhiệm vụ.
d. 6 nhiệm vụ.
Đáp án: a
13. Đoàn viên có bao nhiêu quyền?
a. 3 quyền.
b. 4 quyền.
c. 5 quyền.
d. 6 quyền.
Đáp án: a
14. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất diễn ra ở đâu?
a. Thái Nguyên.
b. Thái Bình.
c. Hà Nội.
d. Hà Tây.
Đáp án: d
15. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất, đồng chí nào được bầu làm Bí thư thứ nhất?
a. Vũ Quang.
b. Vũ Mão.
c. Nguyễn Lam.
d. Vũ Trọng Kim.
Đáp án: c
16. Khi được thành lập, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên là gì?
a. Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam.
b. Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
c. Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
d. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
Đáp án: b
17. Những truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
a. Truyền thống trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, kiên quyết phấn đấu vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội;
b. Truyền thống không ngừng rèn luyện trong đấu tranh cách mạng, hoạt động thực tiễn để cống hiến nhiều nhất cho cách mạng và trưởng thành mau chóng về mọi mặt;
c. Truyền thống của đội quân xung kích cách mạng nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết thanh niên cả nước vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đón lấy những nhiệm vụ nặng nề, thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”;
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
Đáp án: d
18. Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn hy sinh trong các trận đánh quyết liệt chống phát xít Đức ở Nam Mát-xcơ-va (trong đội hình Sư đoàn quốc tế bảo vệ Liên xô) là ai?
a. Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Phương Thuận.
b. Lý Nam Thanh, Lý Thúc Chất, Lý Anh Trợ.
c. Lý Nam Thanh, Lý Phương Thuận, Lý Trí Thông.
d. Lý Nam Thanh, Lý Phương Thuận, Lý Phương Đức.
Đáp án: b
19. Ba đồng chí lớp đầu tiên của Đoàn hy sinh tại Liên xô được Nhà nước Liên xô trao tặng Huân chương gì?
a. Huân chương vệ quốc.
b. Huân chương vệ quốc hạng I.
c. Huân chương vệ quốc hạng II.
d. Huân chương vệ quốc hạng III.
Đáp án: a
20. Ngày được bàn để tiến đến chọn là ngày thành lập Đoàn là ngày nào?
a. Ngày đầu tiên của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I.
b. Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I.
c. Ngày đầu tiên của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II.
d. Ngày cuối cùng của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa.
Đáp án: d
21. Ngày 26/3/1931 được chọn là ngày thành lập Đoàn tại Đại hội Đoàn nào?
a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I (2/1950).
b. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II (11/1956).
c. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (3/1961).
d. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV (11/1980).
Đáp án: c
22. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tên gọi Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương vào thời gian nào?
a. 1936 – 1939.
b. 1937 – 1939.
c. 1936 – 1940.
d. 1937 – 1940.
Đáp án: b
23. Nhiệm vụ của Đoàn đề ra tại Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần II tháng 11/1956 là gì?
a. Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà tổ quốc cần. b. Đánh giặc, sản xuất, xây dựng đời sống mới. c. Đoàn kết, tổ chức, tập hợp lực lượng thanh niên, học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành lực lượng hậu bị của Đảng. d. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất tổ quốc.
Đáp án: c
24. Tháng 3/1965 phong trào 5 xung phong do ai phát động?
a. Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
b. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam.
c. Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam.
d. Đại hội Đoàn toàn miền Nam.
Đáp án: c
25. Số đoàn viên và thanh niên tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ là bao nhiêu?
a. Hơn 30 vạn.
b. Hơn 40 vạn.
c. Hơn 50 vạn.
d. Hơn 60 vạn.
Đáp án: c
26. Đoàn Thanh niên Lao động chính thức mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại đâu, thời điểm nào?
a. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976).
b. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 12/1976.
c. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (11/1980).
d. Sau 30/4/1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định đổi tên.
Đáp án: b
27. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI (10/1992) phát động 2 phong trào nào?
a. Thanh niên lập nghiệp; Vượt khó – Giúp bạn vượt khó.
b. Tuổi trẻ giữ nước; Vượt khó – Giúp bạn vượt khó.
c. Thanh niên lập nghiệp; Tuổi trẻ giữ nước.
d. Tuổi trẻ giữ nước; Giúp bạn vượt khó.
Đáp án: c
28. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI diễn ra vào thời gian nào?
a. Từ 27/11 đến 30/11/1987.
b. Từ 15/10 đến 18/10/1992.
c. Từ 15/10 đến 20/10/1992.
d. Từ 26/11 đến 29/11/1997.
Đáp án: b
29. Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam giai đoạn nào?
a. Từ 1931 – 1936.
b. Từ 1937 – 1939.
c. Từ 11/1939 – 1941.
d. Từ 5/1941 – 1956.
Đáp án: d
30. Luật Thanh Niên được Quốc hội Khoá XI thông qua kỳ họp thứ 8 có hiệu lực từ ngày nào?
a. Ngày 1/7/2005.
b. Ngày 2/7/2005.
c. Ngày 1/7/2006.
d. Ngày 2/7/2006.
Đáp án: c
31. Từ năm nào Ban bí thư Trung ương Đảng chọn tháng 3 hằng năm làm “Tháng Thanh Niên“?
a. Năm 2001.
b. Năm 2002.
c. Năm 2003.
d. Năm 2004.
Đáp án: c
32. Tác giả và thời gian ra đời mẫu huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là ai?
a. Họa sĩ Huỳnh Văn Thuận – sáng tác năm 1951.
b. Họa sĩ Nguyên Hạo – sáng tác năm 1975.
c. Họa sĩ Bửu Chỉ – sáng tác năm 1956.
d. Họa sĩ Trương Thìn – sáng tác năm 1976.
Đáp án: a
33. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác”. Đây là câu nói nổi tiếng của ai?
a. Lý Tự Trọng.
b. Nguyễn Văn Trỗi.
c. Nguyễn Thái Bình.
d. Tất cả đều sai.
Đáp án: a
34. Đoàn thanh niên cứu quốc được đổi tên thành Đoàn thanh niên lao động Việt Nam trong thời gian nào? Nghị quyết của ai?
a. Ngày 19/5/1950 – Do Bác Hồ đề xuất quyết định.
b. Ngày 3/2/1952 – Do BCH/TW Đảng ra nghị quyết.
c. Ngày 19/10/1955 – Do Ban Bí thư TW Đảng ra nghị quyết.
d. Ngày 2/9/1957 – Do Đại hội Đoàn toàn quốc lần III.
Đáp án: c
35. “Muốn Đoàn củng cố và phát triển thì tất cả đoàn viên phải gương mẫu”. Đó là chỉ thị của?
a. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
b. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng với Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
c. Ban Bí thư Trung ương Đảng với Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
d. Bác Hồ, khi Người đến dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II.
Đáp án: b
36. Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam vào?
a. Ngày 30/10/1956.
b. Ngày 19/10/1955.
c. Ngày 25/10/1956.
d. Ngày 4/11/1955.
Đáp án: c
37. Nhằm đáp ứng yêu cầu đoàn kết, tập hợp các tầng lớp thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp “Kháng chiến kiến quốc”, Bác Hồ đã ký sắc lệnh thành lập Nha Thanh niên và Thể thao vào thời gian nào?
a. 26/3/1931.
b. 27/3/1931.
c. 26/3/1946.
d. 27/3/1946.
Đáp án: d
38. Hình thức bầu cử nhân sự các cấp trong tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là?
a. Hiệp thương.
b. Biểu quyết.
c. Bỏ phiếu kín.
d. Tất cả đều sai.
Đáp án: c
39. Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng được truy tặng danh hiệu cao quý “Cảm tử quân số 1 của Thủ đô” là ai?
a. Lê Gia Định.
b. Nguyễn Viết Xuân.
c. Cao Xuân Quế.
d. Lê Cảnh Nhượng.
Đáp án: a
40. Khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ tại Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII năm 1997?
a. Tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
b. Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
c. Thanh niên Việt Nam sáng tạo, xung kích vì sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
d. Vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đáp án: b
41. Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương đã chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương vào thời gian nào?
a. Từ 1931 – 1936.
b. Từ 1937 – 1939.
c. Từ 11/1939 – 1941.
d. Từ 5/1941 – 1956.
Đáp án: c
42. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V diễn ra vào thời gian nào?a. Từ 27/11 đến 30/11/1987. b. Từ 15/10 đến 18/10/1992. c. Từ 15/10 đến 20/10/1992. d. Từ 26/11 đến 29/11/1997.
Đáp án: a
43. Đoàn Thanh niên Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam đã chính thức đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh vào thời gian nào? a. Từ 1937 – 1939.
b. Từ 2/1970 – 11/1976.
c. Từ 25/10/1956 – 1970.
d. Từ 5/1941 – 1956.
Đáp án: b
44. Đoàn Thanh niên đã đổi tên mấy lần kể từ khi thành lập đến nay?
a. 5 lần.
b. 6 lần.
c. 7 lần.
d. 8 lần.
Đáp án: c
45. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất là ai?
a. Vũ Quang.
b. Vũ Mão.
c. Nguyễn Lam.
d. Vũ Trọng Kim.
Đáp án: a
46. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ nhất là ai?
a. Nguyễn Lam.
b. Vũ Quang.
c. Đặng Quốc Bảo.
d. Vũ Trọng Kim.
Đáp án: c
47. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ 1 là ai?
a. Hồ Đức Việt.
b. Vũ Mão.
c. Đặng Quốc Bảo.
d. H Quang Dự.
Đáp án: b
48. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ V diễn ra tại đâu?
a. Thái Nguyên.
b. Thái Bình.
c. Hà Nội.
d. Hà Tây.
Đáp án: c
49. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III diễn ra vào thời gian nào?
a. Từ 25/10 đến 4/11/1956.
b. Từ 23/3 đến 25/3/1961.
c. Từ 20/11 đến 22/11/1980.
d. Từ 27/11 đến 30/11/1987.
Đáp án: b
50. Hiện tại, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn là ai? a. Vũ Trọng Kim. b. Hồng Bình Quân. c. Bùi Quang Huy. d. Nguyễn Thị Mai.
Đáp án: c
2. Tìm hiểu về tổ chức Đoàn Thanh niên:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thường được gọi ngắn gọn là Đoàn Thanh niên, là một tổ chức chính trị – xã hội dành cho thanh niên Việt Nam, đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống chính trị xã hội của Việt Nam. Tổ chức này được thành lập bởi Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện tổ chức này từ những ngày đầu tiên, tạo nên những lớp cán bộ trẻ năng động, cống hiến, có tầm nhìn rộng và lòng yêu nước sâu sắc.
Đoàn Thanh niên được mô tả như một “vườn ươm” cho đội ngũ lãnh đạo và quản lý tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây không chỉ là một tổ chức, mà còn là một ngôi trường lớn, nơi rèn luyện tư duy lãnh đạo, kỹ năng quản lý và ý chí phục vụ cộng đồng cho thế hệ trẻ. Đây cũng chính là nơi giáo dục các giá trị cốt lõi của Đảng, tạo nên “cánh tay nối dài” trong việc thực hiện các chính sách và mục tiêu của Đảng và nhà nước.
Tổ chức Đoàn Thanh niên được tổ chức và vận hành theo mô hình hành chính từ trung ương xuống đến các cấp xã, phường. Đây là một hệ thống tổ chức rộng lớn, với các chức danh và vị trí thuộc biên chế hưởng lương từ nhà nước. Đây không chỉ giúp đảm bảo hoạt động của tổ chức diễn ra một cách hiệu quả và nhất quán, mà còn tạo ra một môi trường lành mạnh, nơi mọi thành viên được khuyến khích phát huy tối đa năng lực và tiềm năng của mình, đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức và xã hội.
3. Vai trò và nhiệm vụ của đoàn thanh niên trong xã hội:
Đoàn thanh niên, tổ chức đại diện cho giới trẻ, đóng vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng và đa dạng trong xã hội. Vai trò của đoàn thanh niên không chỉ giới hạn ở việc đại diện cho giới trẻ, mà còn rộng hơn nhiều. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những vai trò và nhiệm vụ của đoàn thanh niên:
– Đại diện cho giới trẻ: Đoàn thanh niên, được coi như một biểu tượng cho sức trẻ và là nguồn hy vọng của đất nước, có trách nhiệm đại diện cho và bảo vệ quyền lợi, lợi ích của giới trẻ. Đoàn thanh niên đảm bảo rằng giọng nói của giới trẻ được nghe và quan tâm trong xã hội. Họ cố gắng đảm bảo rằng mọi quyết định về chính sách và pháp luật đều tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của giới trẻ.
– Xây dựng và phát triển cộng đồng: Đoàn thanh niên chủ động tham gia vào các hoạt động xã hội, nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển cộng đồng. Công việc này có thể bao gồm các hoạt động như tình nguyện, bảo vệ môi trường, đóng góp cho cộng đồng, hỗ trợ những người gặp khó khăn và tham gia vào các dự án xã hội. Họ cũng chủ động trong việc giáo dục cộng đồng về quan trọng của việc bảo vệ môi trường, và tham gia vào các chương trình giáo dục cộng đồng.
– Tham gia vào chính trị và quản lý: Đoàn thanh niên được khuyến khích tham gia vào các hoạt động chính trị và quản lý xã hội. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các tổ chức đoàn, hội, đảng và các cơ quan chính phủ để đưa ra những ý kiến và đóng góp từ góc độ của giới trẻ. Họ cũng tham gia vào việc lập kế hoạch và quản lý các dự án cộng đồng, và cung cấp một cơ sở cho giới trẻ để tham gia vào quy trình ra quyết định.
– Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực: Đoàn thanh niên còn có trách nhiệm khuyến khích và hỗ trợ giới trẻ trong việc học tập, phát triển nghề nghiệp và xây dựng một tương lai tốt đẹp. Điều này có thể bao gồm việc tư vấn nghề nghiệp, tạo điều kiện cho việc học tập, đào tạo kỹ năng, giúp giới trẻ tiếp cận với cơ hội và tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội. Họ cũng tham gia vào việc tạo cơ hội cho giới trẻ để phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý.
Vai trò và nhiệm vụ của Đoàn thanh niên chính là minh chứng cho sức mạnh và tầm quan trọng của giới trẻ trong xã hội. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng, phát triển và thịnh vượng.
THAM KHẢO THÊM: