Bắt đầu kể từ ngày 30/11/2023, việc ghi chép và sử dụng Sổ đăng ký nuôi con nuôi, các loại mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi sẽ được thực hiện theo quy định mới tại Thông tư 07/2023/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trong đó, mẫu giấy chứng nhận nuôi con nuôi cũng sẽ được thực hiện theo Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2023/TT-BTP.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy chứng nhận nuôi con nuôi mới áp dụng thế nào?
Mẫu giấy chứng nhận nuôi con nuôi hiện nay đang được áp dụng theo Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2023/TT-BTP ngày 29/9/2023 của Bộ Tư pháp.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …/…
GIẤY CHỨNG NHẬN NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC
Họ, chữ đệm, tên cha nuôi: … | Họ, chữ đệm, tên mẹ nuôi: … | |
Ngày, tháng, năm sinh: … | Ngày, tháng, năm sinh: … | |
Quốc tịch: … | Quốc tịch: … | |
Số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân: … | Số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân: … | |
Nơi cư trú: … | Nơi cư trú: … | |
Họ, chữ đệm, tên con nuôi: … Giới tính: … Ngày, tháng, năm sinh: … Quốc tịch: … Số định danh cá nhân: … Nơi sinh: … Nơi cư trú: …. Cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi: … Ngày, tháng, năm cấp: ……. Giấy chứng nhận này có hiệu lực từ ngày ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi. | ||
Vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi Số đăng ký … Quyển số … Ngày … tháng … năm … Người thực hiện (Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên) | NGƯỜI KÝ GIẤY CHỨNG NHẬN |
2. Hướng dẫn điền mẫu giấy chứng nhận nuôi con nuôi:
Trong quá trình làm giấy chứng nhận nuôi con nuôi, cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
-
Tại mục “Số giấy chứng nhận nuôi con nuôi” cần phải được ghi theo số Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bản chính);
-
Tại mục “số căn cước công dân hoặc số chứng minh thư nhân dân” cần phải ghi theo số giấy tờ tùy thân được cấp bởi cơ quan công an. Ví dụ: Căn cước công dân số 031302001237 do Cục cảnh sát quản lý hành chính về an ninh trật tự xã hội cấp 12/12/2023, trong trường hợp cá nhân không có căn cước công dân hoặc không có chứng minh thư nhân dân thì có thể sử dụng các loại giấy tờ khác được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, còn thời gian sử dụng phải có giá trị thay thế để ghi vào Mục này;
-
Cần phải ghi rõ thông tin về quốc tịch, ngày tháng năm sinh, mã số định danh cá nhân của con nuôi, nơi cư trú (có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú), và cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi;
-
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi sẽ có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi;
-
Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao của Giấy chứng nhận nuôi con nuôi bao gồm: Việc cấp bản sao được thực hiện trong nước tại cấp xã (Ủy ban nhân dân cấp xã), hoặc cũng có thể được thực hiện tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Berlin – Đức).
3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi hết hiệu lực khi nào?
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi là chứng thư pháp lý công nhận việc nuôi con nuôi hợp pháp, tiến hành theo đúng quy trình và thủ tục do pháp luật quy định. Tuy nhiên, giấy chứng nhận này sẽ không còn hiệu lực trong trường hợp quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi. Theo đó việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi;
-
Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của cha mẹ nuôi; con nuôi có hành vi ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi trái quy định của pháp luật; con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
-
Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người được nhận làm con nuôi; cha mẹ nuôi có hành vi ngược đãi hoặc hành hạ con nuôi trái quy định pháp luật;
-
Vi phạm một trong những hành vi được ghi nhận tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
Dẫn chiếu tới quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi năm 2010 có quy định về những hành vi bị cấm trong quan hệ nhận nuôi con nuôi. Bao gồm các vấn đề cơ bản như sau:
-
Thực hiện hành vi lợi dụng quan hệ nuôi con nuôi để trục lợi cá nhân, bóc lột sức lao động của trẻ em, xâm hại tình dục, bắt cóc hoặc mua bán trẻ em trái phép;
-
Giả mạo các loại giấy tờ, tài liệu trong quá trình giải quyết thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi;
-
Có hành vi phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ;
-
Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về dân số;
-
Lợi dụng việc làm con nuôi của các thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số để hưởng các chế độ, chính sách Lưu đãi của nhà nước;
-
Ông bà nhận cháu làm con nuôi, anh chị em ruột nhận nhau làm con nuôi;
-
Lợi dụng việc nuôi con nuôi để thực hiện hành vi phạm pháp, vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, vi phạm truyền thống đạo đức văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, khi quan hệ nhận nuôi con nuôi chấm dứt thì giấy chứng nhận nuôi con nuôi cũng không còn hiệu lực.
Cần phải lưu ý về thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi. Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về những yêu cầu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình có cầm quyền giải quyết của Tòa án. Bao gồm các yêu cầu sau đây:
-
Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
-
Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, thỏa thuận phân chia tài sản khi ly hôn;
-
Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha mẹ về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
-
Yêu cầu hạn chế quyền của cha, quyền của mẹ đối với con chưa thành niên, hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn;
-
Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
-
Yêu cầu liên quan đến vấn đề mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
-
Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo quyết định, bản án của tòa án;
-
Yêu cầu tuyên bố vô hiệu đối với thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
-
Yêu cầu xác nhận cha mẹ cho con, yêu cầu xác nhận con cho cha mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
-
Các yêu cầu khác về hôn nhân gia đình, ngoại trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của tòa án theo lãnh thổ, được xác định bao gồm: Tòa án nơi cha mẹ nuôi hoặc tòa án nơi con nuôi cư trú, làm việc là tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Như vậy, cần phải gửi đơn yêu cầu giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi đến Toà án nhân dân cấp huyện nơi cha mẹ nuôi hoặc nuôi con nuôi đang cư trú, làm việc.
THAM KHẢO THÊM: