Mang đến nhiều báo cáo thông tin tín dụng thiết thực, CIC ngày càng nhận được sự tin tưởng của các tổ chức tín dụng, thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động cung cấp thông tin, đáp ứng yêu cầu của các Ngân hàng nhà nước. Vậy theo quy định của pháp luật thì có những hành vi nào bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng hiện nay?
Mục lục bài viết
1. Những hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng:
Thông tin tín dụng có thể hiểu là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn và những thông tin liên quan khác tại tổ chức tín dụng, tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam. Trong đó, khách hàng vay vốn là pháp nhân, cá nhân có quan hệ với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tin tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình ngăn ngừa, phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động cung cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động thông tin tín dụng diễn ra lành mạnh và công bằng, pháp luật có quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số 15/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, những hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng bao gồm:
-
Hành vi thu thập, trao đổi, cung cấp, sử dụng trái phép các thông tin thuộc danh mục/phạm vi bí mật nhà nước;
-
Thực hiện hành vi cố tình làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
-
Trao đổi thông tin, cung cấp thông tin tín dụng sai đối tượng hoặc cung cấp thông tin cho bên thứ ba trái quy định của pháp luật;
-
Lợi dụng các hoạt động thông tin tín dụng để thực hiện hành vi xâm phạm trái pháp luật đến lợi ích hợp pháp của nhà nước, quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội;
-
Thực hiện hành vi cản trở hoạt động thu thập thông tin, khai thác thông tin tín dụng hợp pháp của các tổ chức/cá nhân khác.
Như vậy, hiện nay pháp luật quy định 05 hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng nêu trên.
2. Những đối tượng và phạm vi được cung cấp thông tin tín dụng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư số 15/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có quy định về đối tượng và phạm vi được cung cấp thông tin tín dụng. Theo đó:
-
Đơn vị thuộc Ngân hàng nhà nước sẽ được cung cấp các sản phẩm thông tin tín dụng, sử dụng sản phẩm thông tin tín dụng đó để phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước;
-
Cơ quan quản lý nhà nước khác được cung cấp thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật;
-
Các tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện cũng sẽ được cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng dựa trên cơ sở hợp đồng đã ký kết với CIC;
-
Khách hàng vay vốn cũng được cung cấp thông tin tín dụng của chính khách hàng đó theo hướng dẫn cụ thể của CIC;
-
Các tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài sẽ được quyền tiến hành hoạt động cung cấp, trao đổi sản phẩm, khai thác các sản phẩm thông tin tín dụng liên quan đến khách hàng vay vốn dựa trên cơ sở biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với các bên, hợp đồng ký kết với CIC sao cho phù hợp với quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia mà tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài thành lập, hoạt động;
-
Ngoài các đối tượng nêu trên, tổ chức trong quá trình khai thác dịch vụ thông tin tín dụng liên quan đến khách hàng vay vốn bắt buộc phải được sự đồng ý của khách hàng đó theo quy định của pháp luật có liên quan; đồng thời cần phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ theo hợp đồng thỏa thuận với CIC. Sự đồng ý của khách hàng vay vốn trong trường hợp này cần phải được thể hiện ở một định dạng nhất định có thể in ấn, sao chép bằng văn bản (trong đó bao gồm cả dạng điện tử hoặc những dạng có thể kiểm chứng khác).
3. Vấn đề hạn chế cung cấp thông tin tín dụng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Thông tư số 15/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có quy định về vấn đề hạn chế cung cấp thông tin tín dụng. Theo đó:
-
Thông tin tiêu cực liên quan đến khách hàng vay vốn chỉ được phép cung cấp trong khoảng thời gian tối đa 05 năm được tính bắt đầu kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, ngoại trừ trường hợp phục vụ theo yêu cầu và theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan khác;
-
Tổ chức tự nguyện chỉ được phép tiến hành thủ tục cung cấp dịch vụ thông tin tín dụng tương ứng với phạm vi cung cấp thông tin cho CIC, phù hợp với hợp đồng trao đổi thông tin tín dụng;
-
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Điều 5 (quy định về nguyên tắc hoạt động thông tin tín dụng), Điều 6 (quy định về vấn đề an toàn và bảo mật thông tin tín dụng), Điều 7 (quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng) theo Thông tư số 15/2023/TT-NHNN, và các quy phạm pháp luật khác có liên quan thì sẽ bị tạm dừng quyền khai thác đối với dịch vụ thông tin tín dụng theo hợp đồng thỏa thuận ký kết với CIC.
Như vậy, đối chiếu với quy định tại Điều 4 của Thông tư số 15/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có quy định về mục đích hoạt động thông tin tín dụng. Theo đó, hoạt động thông tin tín dụng nhằm mục đích tạo ra Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, và hướng tới mục tiêu:
-
Ngân hàng nhà nước thực hiện được đầy đủ quyền hạn, chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực tiền tệ;
-
Hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng, hỗ trợ cho tổ chức tự nguyện trong hoạt động kinh doanh liên quan đến thông tin tuyển dụng;
-
Hỗ trợ cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu đời sống thực tế, kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật;
-
Hỗ trợ các tổ chức tết có khả năng dễ dàng tiếp cận thông tin tín dụng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 15/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có quy định về nguyên tắc hoạt động thông tin tín dụng. Bao gồm các nguyên tắc sau:
-
Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
-
Đảm bảo yếu tố khách quan, công bằng, vô tư, minh bạch, không ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân có liên quan;
-
Đảm bảo tính trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời đối với các thông tin tín dụng cung cấp cho CIC.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư số 15/2023/TT-NHNN có quy định về vấn đề an toàn và bảo mật thông tin tín dụng. Theo đó, các tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện và tổ chức khác được cung cấp thông tin tín dụng cần phải:
-
Cần phải có biện pháp bảo vệ thông tin tín dụng, chống sự mất mát, truy cập trái phép, sử dụng hoặc tiết lộ trái phép;
-
Cần phải có giải pháp khôi phục dữ liệu trong trường hợp dữ liệu bị mất, bị lỗi, dữ liệu bị hỏng; cần phải có phương án khôi phục hoạt động sau khi dữ liệu bị mất hoặc bị hỏng, bị lỗi;
-
Cần phải đảm bảo an toàn, cần phải bảo vệ thông tin tín dụng theo quy định tại Thông tư số 15/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực an toàn bảo mật thông tin.
THAM KHẢO THÊM: