Việc định hướng, tư vấn hướng dẫn các vấn đề trong cuộc sống cho học sinh cấp THPT vô cùng quan trọng. Chúng ta cần tham vấn, tư vấn hướng dẫn như thế nào, nội dung cách thức ra làm sao? Dưới đây là Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV THPT Module 7.
1. Mở đầu bài thu hoạch:
Ở cấp THPT là cấp học đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của các em bởi đây là thời điểm mà các em phải lựa chọn những hướng đi riêng cho cuộc đời mình. Có bạn mong muốn sẽ tiếp tục con đường học tập của mình trên đại học, có bạn lại mong muốn học nghề để có thể tự chủ cuộc sống sớm. Lựa chọn là của các em, nhưng tham vấn, trao đổi, hướng dẫn các em lựa chọn con đường nào cho đúng, cho phù hợp lại trách nhiệm vai trò của đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường
2. Thân bài thu hoạch:
2.1. Tham vấn, tư vấn, hướng dẫn là gì?
Tham vấn là gì
Tham vấn là quá trình hỗ trợ, giúp đỡ có mục đích rõ ràng và mang tính chuyên nghiệp của con người về những vấn đề trong đời sống xã hội. Nhà tham vấn phải là những người có trình độ chuyên môn, phải dành một thời gian nhất định, sử dụng những kỹ năng cần thiết một cách thuần thục để giúp đỡ các đối tượng tìm hiểu, xác định vấn đề và triển khai những giải pháp trong điều kiện cho phép.
Tư vấn là gì?
Tư vấn là quá trình tương tác giữa người tư vấn và người được tư vấn, trong đó người tư vấn sử dụng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của mình giúp người được tư vấn thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình.
Hướng dẫn là gì?
Tư vấn là quá trình tương tác giữa người tư vấn và người được tư vấn, trong đó người tư vấn sử dụng kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của mình giúp người được tư vấn thấu hiểu hoàn cảnh của mình và tự giải quyết vấn đề của mình.
2.2. Vai trò của tham vấn, tư vấn, hướng dẫn và thầy cô giáo:
- Vai trò của thầy cô: Sự nghiệp “trồng người” cao cả này được toàn xã hội tin cậ y và giao phó cho người thầy giáo. Vì vậy, lao động sư phạm của người thầy giáo là một dạng lao động nghề nghiệp có những nét đặc thù do mục đích, đối tượng và công cụ lao động sư phạm quy định. Thầy cô giáo chính là lực lượng then chốt trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Thông qua lao động sư phạm, người thầy giáo trở thành đại diện của nền văn hoá xã hội trong quá trình tương tác với học sinh. Thầy giáo chính là những kĩ sư tâm hồn và đảm nhận rất nhiều chức năng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
Chức năng đầu tiên phải kể đến trong nghề nghiệp của người thầy giáo chính là chức năng giảng dạy. Căn cứ vào mục tìêu, chương trình, nội dung môn học, thầy giáo bằng kĩ năng nghề nghiệp của mình xây dựng kế hoạch dạy học thích hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của học sinh và tổ chức cho các em tiếp thu tri thức khoa học. Ngày nay rất nhìều phương tiện kĩ thuật hiện đại có thể đưa thông tin đến cho mọi người thông qua rất nhìều hình thức như các chương trình dạy học, chương trình phổ biến kiến thức trên sóng truyền hình, sóng phát thanh, các sân chơi trên sóng truyền hình, các trang mạng… Tuy nhiên, tất cả những cái đó đều không thay thế được vai trò của người thầy. Tất nhiên về sau này, khi đã trưởng thành mọi người sẽ làm giàu vốn tri thức của mình chủ yếu bằng con đường tự học, nhưng những kiến thức đầu tiên mà mọi người có được đều in đậm bóng dáng của người thầy và cũng chính thầy giáo là người đã làm cho học trò của minh thấy được ý nghĩa của việc học, hứng thú học hỏi và giúp cho mọi người có được cách học để tiếp tục tự học trong suốt cuộc đời.
- Vai trò của tham vấn, tư vấn, hướng dẫn: Tạo định hướng, triển vọng tương lai để người đến tham vấn có thể thay đổi cuộc đời của họ, chọn cho mình những giải pháp, những hướng đi thực sự phù hợp, đúng đắn với bản thân
Tham vấn, tư vấn, hướng dẫn là cách vỗ về tâm trí của họ, để họ có niềm tin mạnh mẽ hơn đối với những quyết định trong cuộc đời mình. Khi được tham vấn bất kì một vấn đề nào đó, người tham vấn sẽ phải nói ra chân thực những suy nghĩ, mong muốn của mình trước tiên. Việc chia sẻ đó có thể làm họ vơi đi những suy nghĩ nặng nề đang đè nén lên bản thân, cảm thấy nhẹ lòng và được thấu hiểu, chia sẻ nhiều hơn.
Ngoài ra nó còn tạo cho các em học sinh có điều kiện được tự mình khắc phục những vấn đề trong cuộc sống khi đi theo những định hướng tích cực mà đã được các thầy cô dày dạn kinh nghiệm chia sẻ, hướng dẫn.
2.3. Nhu cầu tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của thầy cô:
Học sinh trong cấp học trung học phổ thông được đánh giá là lứa tuổi đã có sự hoàn thiện nhất định về thể chất cũng như sự nhận thức. Vì vậy, những vấn đề mà các em gặp phải ở cuộc sống xung quanh mình ngày một nhiều hơn. Đó là các vấn đề về học tập, gia đình, tình yêu, định hướng nghề nghiệp công việc tương lai sau khi ra trường…và còn muôn vàn vấn đề khác nữa. Do đó nhu cần cần được tham vấn, tư vấn và hướng dẫn của các em từ những quý thầy cô có chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm lại càng cao hơn.
Trong những năm gần đây sự phát triển của công nghệ, mang internet một cách mạnh mẽ đã trở thành một con dao hai lưỡi. Một mặt các em có thể tìm kiếm tri thức, học tập, giao lưu một cách nhanh chóng, xóa bỏ khoảng cách, không gian. Nhưng mặt khác các em lại dễ dàng được tiếp cận những thông tin không lành mạnh, gây hoang mang, thậm chí bị lôi kéo, lừa đảo vào những tệ nạn…Vì vậy việc tư vấn hướng dẫn các em các kĩ năng sống, chia sẻ trò chuyện với các em nhiều hơn để các em có thể chủ động chia sẻ những vấn đề của bản thân mình là một nhu cầu cấp thiết
Nhu cầu tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho các em học sinh không chỉ là trách nhiệm của thầy cô giáo mà còn là trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Phụ huynh cần phải quan tâm, phối hợp cùng với thầy cô giáo trong việc giải quyết nhu cầu tham vấn, tư vấn, hướng dẫn của các em học sinh.
2.4. Tham vấn như thế nào?
Việc hiểu rõ được tâm lí nguyện vọng của người tham vấn đối với học sinh là vô cùng quan trọng. Nếu như không hiểu rõ về tâm lí cũng như hoàn cảnh của các em thì người tham vấn sẽ có những nhận định chưa được chuẩn xác dẫn đến việc có thể đưa ra những hướng dẫn, định hướng không phù hợp đối với học sinh. Bên cạnh đó, người tư vấn cũng cần phải nhuần nhuyễn các kỹ năng giao tiếp để giải quyết các vấn đề, nỗi lo lắng hay nguyện vọng của các em học sinh
Tham vấn là sự tương tác trợ giúp giữa những người có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm sống cao đối với những người có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm sống thấp. Đó là quá trình trò chuyện, chia sẻ, làm việc tay đôi giữa nhà tham vấn và thân chủ một cách tích cực, có hợp tác, nghĩa là thân chủ phải nói sự thật vấn đề và bộc lộ bản chất của mình. Nhà tham vấn phải có sự kết hợp về bằng cấp và bản năng tự nhiên. Sự tương tác này phải dựa trên quan niệm tâm linh và các quan điểm nghề nghiệp, đòi hỏi sự tiến tới trung thục ở cả hai phía và kết quả là phải giúp cho thân chú hìểu rõ hơn về sự kiện, hoàn cảnh và chấp nhận bản thân mình.
2.5. Nội dung tham vấn, tư vấn, hướng dẫn:
- Những trắc trở trong học tập: Kiến thức của cấp học thpt vô cùng nhiều, nếu các em không có phương pháp học tập đúng đắn chắc chắn sẽ cảm thấy rất áp lực, stress. Do đó các thầy cô cần hướng dẫn, tư vấn cho các em phương pháp học tập, cách lập thời gian biểu sao cho cân bằng giữa việc học và vui chơi giải trí… để các em có được tinh thần học tập thật tốt
- Tâm lí: Tâm lí của các em trong độ tuổi này như trái còn ương, vừa xanh vừa đỏ. Chúng có nhu cầu khẳng định bản thân, chứng minh tài năng, tiếng nói của mình. Vì vậy các thầy cô cần phải lắng nghe, nhẹ nhàng hướng dẫn đúng cách hành xử cho các em.
- Tình cảm: Đây là một vấn đề tưởng chừng không liên quan nhưng lại cực kì quan trọng bởi ở độ tuổi của các em đã có những tình cảm tâm sinh lí với bạn khác giới. Vậy nên các thầy cô cần phải quan sát để tinh tế nhận ra sự thay đổi nhỏ nào ở các em, cùng tâm sự và hướng dẫn, tư vấn cho các em những hành vi, cư xử đúng đắn, tránh để những hậu quả đáng tiếc xảy ra
- Nghề nghiệp: Đây là một nội dung quan trọng bậc nhất trong việc tham vấn, hướng dẫn của thầy cô. Bước vào những tháng ngày cuối cấp, chắc chắn các em sẽ không khỏi lo lắng, hoang mang không biết tương lai mình nên chọn hướng đi nào. Vậy nên thầy cô hãy lắng nghe mong muốn của các em, hoàn cảnh của các em để có thể đưa ra những định hướng tư vấn phù hợp để các em có thể đưa ra được lựa chọn đúng đắn nhất cho cuộc đời mình.
3. Kết luận bài thu hoạch
Thật vậy, việc tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho các em học sinh luôn là công tác cần được quan tâm trong nhà trường. Nó một phần sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của các em sau này. Do đó mỗi cán bộ giáo viên cần phải thấy được vai trò, trách nhiệm của mình cũng như chủ động hơn nữa trong công tác tham vấn, tư vấn, hướng dẫn.
THAM KHẢO THÊM: