Chương trình đào tạo là bản thiết kế tổng thể bao quát một khóa đào tạo, chương trình đào tạo thông thường sẽ bao gồm: cấu trúc, phương pháp, hình thức, cách thức đánh giá đào tạo ... Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo bao gồm những tiêu chuẩn nào?
Mục lục bài viết
1. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 đến Điều 15 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, có quy định 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo. Bao gồm:
Cơ sở pháp lý | Thứ tự tiêu chuẩn | Tên tiêu chuẩn đánh giá | Nội dung tiêu chuẩn đánh giá |
Điều 5 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 1 | Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo | + Mục tiêu của chương trình đào tạo cần phải được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của các cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với nội dung của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT và phù hợp với mục tiêu giáo dục đại học được quy định cụ thể tại Luật Giáo dục đại học; + Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo cần phải được xác định rõ ràng, trong đó bao quát được hết tất cả các yêu cầu chung và yêu cầu riêng biệt mà học viên cần phải đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo; + Chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo cần phải phản ánh rõ nét yêu cầu của các bên có liên quan, được rà soát định kỳ phải điều chỉnh và công bố rộng rãi, công khai. |
Điều 6 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 2 | Bản mô tả chương trình đào tạo | + Bản mô tả chương trình đào tạo cần phải bao gồm đầy đủ các thông tin cơ bản, được cập nhật thường xuyên; + Đề cương các học phần cần phải đầy đủ thông tin, được cập nhật thường xuyên; + Bản mô tả chương trình đào tạo và đề cương của các học phần cần phải được công bố rộng rãi, công khai đến các bên có liên quan. |
Điều 7 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 3 | Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học | + Chương trình dạy học cần phải được thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của các cơ sở giáo dục; + Đóng góp của mỗi học phần trong việc đạt được chuẩn đầu ra phải đảm bảo yếu tố rõ ràng và minh bạch; + Chương trình dạy học có cấu trúc, trình tự mạch lạc, nội dung cập nhật thường xuyên và có tính tích hợp. |
Điều 8 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 4 | Phương pháp tiếp cận trong dạy và học | + Triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục cần phải được tuyên bố rộng rãi, phổ biến tới các bên có liên quan; + Hoạt động dạy học được thiết kế phù hợp để đạt được chuẩn đầu ra; + Hoạt động dạy học thúc đẩy quá trình rèn luyện các kỹ năng cần thiết phải nâng cao khả năng học tập suốt đời của học viên. |
Điều 9 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 5 | Đánh giá kết quả học tập của người học | + Việc đánh giá kết quả học tập của học viên cần phải được thiết kế sao cho phù hợp với mức độ đạt được chuẩn đầu ra của các cơ sở giáo dục đại học; + Quy định về vấn đề đánh giá kết quả học tập của học viên, trong đó bao gồm thời gian học tập, phương pháp học tập, tiêu chí, cơ chế phản hồi và các nội dung khác có liên quan cần phải rõ ràng; đồng thời cần phải được thông báo công khai tới học viên và người có liên quan; + Phương pháp đánh giá kết quả học tập đào tạo, bảo đảm độ tin cậy và sự công bằng trong quá trình học tập; + Kết quả đánh giá cần phải được phản hồi kịp thời để người học có thể dễ dàng cải thiện quá trình học tập sao cho phù hợp; + Người học có khả năng tiếp cận dễ dàng với quy trình khiếu nại liên quan đến kết quả học tập. |
Điều 10 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 6 | Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên | + Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu về trình độ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khắc phục vụ cộng đồng; + Tỷ lệ giảng viên, người học và khối lượng công việc của đội ngũ giảng viên, khối lượng công việc của nghiên cứu viên cần phải được đo lường, làm căn cứ để cải tiến chất lượng trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khắc phục vụ cộng đồng; + Các tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn giảng viên, lựa chọn nghiên cứu viên để bổ nhiệm, điều chuyển cần phải được xác định cụ thể và phổ biến công khai; + Năng lực của đội ngũ giảng viên, đội ngũ nghiên cứu viên cần phải được xác định và đánh giá cụ thể; + Yêu cầu về trình độ đào tạo và phát triển năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên cần phải được xác định cụ thể, có các hoạt động phù hợp để triển khai đáp ứng nhu cầu đó; + Quá trình quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên cần phải được triển khai, linh động để tạo nhiều động lực phù hợp, hỗ trợ cho quá trình đào tạo; + Các loại hình và số lượng các hoạt động nghiên cứu của giảng viên, của nghiên cứu viên cần phải được lập, giám sát và đối sánh để hướng tới mục tiêu cải tiến chất lượng. |
Điều 11 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 7 | Đội ngũ nhân viên | + Việc quy hoạch đội ngũ giảng viên cần phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu và trình độ đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác phục vụ cho mục đích cộng đồng; + Tiêu chí tuyển dụng và lựa chọn nhân viên để bổ nhiệm, điều chuyển con phải được xác định cụ thể và phổ biến công khai; + Năng lực của đội ngũ nhân viên cần phải được xác định cụ thể và đánh giá chi tiết; + Nhu cầu về vấn đề đào tạo và phát triển chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên cần phải được xác định cụ thể, có các hoạt động phù hợp để đáp ứng nhu cầu đó; + Quá trình quản trị theo kết quả công việc của nhân viên sẽ được triển khai, hướng tới mục tiêu tạo động lực và hỗ trợ cho quá trình đào tạo, hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác phục vụ mục đích cộng đồng. |
Điều 12 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 8 | Người học và hoạt động hỗ trợ người học | + Chính sách tuyển sinh cần phải được xác định rõ ràng phải được công bố công khai và cập nhật thường xuyên; + Tiêu chí tuyển chọn và phương pháp tuyển chọn học viên cần phải được xác định rõ ràng, đánh giá chi tiết; + Cần phải có hệ thống giám sát phù hợp với sự tiến bộ trong quá trình học tập, rèn luyện, kết quả học tập, khối lượng kiến thức của người học; + Cần phải có hoạt động tư vấn học tập, hoạt động ngoại khóa, hoạt động thi đua, các dịch vụ hỗ trợ khác để cải thiện quá trình học tập, nâng cao khả năng làm việc của học viên; + Môi trường tâm lý ổn định, xã hội và cảnh quan xung quanh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đào tạo, nghiên cứu, tạo ra sự thoải mái cho cá nhân. |
Điều 13 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 9 | Cơ sở vật chất và trang thiết bị | + Có hệ thống phòng làm việc, phòng học tập và các phòng chức năng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu; + Thư viện và nguồn tài liệu phong phú, được cập nhật thường xuyên để hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu; + Phòng thí nghiệm, phòng thực hành, trang thiết bị phù hợp, được cập nhật thường xuyên để hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu; + Hệ thống công nghệ thông tin phù hợp, được cập nhật thường xuyên để hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu; + Tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn được xác định cụ thể, trong quá trình triển khai cần phải lưu ý đến nhu cầu đặc thù của những người khuyết tậ |
Điều 14 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 10 | Nâng cao chất lượng | + Thông tin phản hồi và nhu cầu của các bên có liên quan sẽ được sử dụng làm căn cứ để thiết kế, triển khai chương trình học tập; + Quá trình thiết kế và phát triển chương trình dạy học cần phải được xác lập, cải tiến và đánh giá thường xuyên; + Quá trình dạy học, quá trình đánh giá kết quả học tập đảm bảo sự tương thích và phù hợp với chuẩn đầu ra; + Kết quả nghiên cứu khoa học sẽ được sử dụng để cải tiến trong quá trình dạy học; + Chất lượng dịch vụ hỗ trợ và tiện ích sẽ được đánh giá và cải tiến; + Cơ chế phản hồi của các bên có liên quan có tính hệ thống, được cải tiến và đánh giá thường xuyên |
Điều 15 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT | Tiêu chuẩn 11 | Kết quả đầu ra | + Tỷ lệ thôi học, tỷ lệ tốt nghiệp được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng trong quá trình đại học; + Thời gian tốt nghiệp trung bình sẽ được xác lập, giám sát để đối sánh vẫn tới mục tiêu cải tiến chất lượng dạy học; + Tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ được xác lập, giám sát và đối sánh để hướng tới mục tiêu cải tiến chất lượng; + Loại hình và số lượng hoạt động nghiên cứu của người học sẽ được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng học tập; + Mức độ hài lòng của các bên có liên quan cũng sẽ được xác lập, giám sát và đối sánh để cải tiến chất lượng dạy học. |
2. Mức thang đánh giá tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, có quy định về thang đánh giá tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo. Theo đó, việc đánh giá từng tiêu chí trong mỗi tiêu chí sử dụng thang 07 mức, như sau:
-
Mức 1: Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, vì vậy cần phải đưa ra những giải pháp khắc phục ngay;
-
Mức 2: Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, ì vậy cần phải đưa ra những những giải pháp khắc phục;
-
Mức 3: Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí tuy nhiên chỉ cần có một hoặc một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng được yêu cầu;
-
Mức 4: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí đưa ra;
-
Mức 5: Đáp ứng tốt hơn so với yêu cầu của tiêu chí đưa ra;
-
Mức 6: Đáp ứng rất tốt so với yêu cầu của tiêu chí đưa ra;
-
Mức 7: Đáp ứng xuất sắc so với yêu cầu của tiêu chí đưa ra.
3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT, có quy định về mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo. Theo đó:
-
Cơ sở giáo dục đại học sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo phải hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, giải trình với các cơ quan chức năng khi có yêu cầu, phù hợp với xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể;
-
Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sẽ sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để đánh giá và công nhận/không công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chương trình đào tạo;
-
Các tổ chức và cá nhân khác có cơ sở để đánh giá, nhận định, tham gia phản biện xã hội đối với các chương trình đào tạo của một cơ sở giáo dục đại học bất kỳ mà họ quan tâm.
THAM KHẢO THÊM: