Nhiều giáo viên đã tự bỏ tiền đi học nâng chuẩn trình độ đào tạo để tránh bị mất việc làm, tuy nhiên vẫn có thể bị rơi vào tình trạng tinh giản biên chế nếu xảy ra hiện tượng thừa giáo viên cục bộ tại địa phương. Vậy theo quy định hiện nay thì giáo viên nâng chuẩn trình độ đào tạo có mất phí hay không?
Mục lục bài viết
1. Giáo viên nâng chuẩn trình độ đào tạo có mất phí không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 71/2020/NĐ-CP, có quy định về kinh phí thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên. Theo đó:
-
Kinh phí thực hiện hoạt động nâng chuẩn trình độ đào tạo của các giáo viên sẽ do nguồn ngân sách địa phương chi trả theo quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước; và ngân sách trung ương cũng sẽ hỗ trợ cho ngân sách địa phương khi chưa cân đối được nguồn ngân sách để thực hiện chi trả cho lộ trình nâng chuẩn trình độ của giáo viên;
-
Các cơ sở giáo dục đào tạo dân lập, các cơ sở giáo dục đào tạo tư thục cần phải bảo đảm kinh phí để chi trả cho các chế độ được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 của Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ (cụ thể, điều luật này quy định về quyền của giáo viên được cử đi đào tạo nâng chuẩn trình độ, trong đó có quyền được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp khác theo quy định của pháp luật) cho các giáo viên được cử đi đào tạo nâng chuẩn trình độ;
-
Việc thanh toán kinh phí đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên cho các cơ sở giáo dục đào tạo được giao chức năng, nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 71/2020/NĐ-CP thì các giáo viên đang giảng dạy sẽ được miễn phí nâng chuẩn trình độ đào tạo (không mất phí).
Tuy nhiên cần phải lưu ý, mặc dù được miễn phí nâng chuẩn trình độ đào tạo tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định giáo viên vẫn phải đền bù chi phí đào tạo đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 71/2020/NĐ-CP, có quy định về vấn đề đền bù chi phí đào tạo. Theo đó, giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn sẽ cần phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Giáo viên có hành vi tự ý bỏ học, tự ý bỏ việc hoặc có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo; -
Giáo viên không được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp, ngoại trừ trường hợp có lý do khách quan bất khả kháng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
-
Giáo viên đã hoàn thành chương trình đào tạo và đã được cấp bằng tốt nghiệp khoa học đó, tuy nhiên giáo viên có hành vi bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 của Nghị định 71/2020/NĐ-CP (cụ thể, điều luật này quy định về trách nhiệm của giáo viên được cử đi đào tạo nâng chuẩn trình độ, theo đó giáo viên cần phải cam kết thực hiện nhiệm vụ, công việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo trong khoảng thời gian ít nhất gấp hai lần so với thời gian đào tạo).
2. Khi nào giáo viên được nâng chuẩn trình độ đào tạo?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 71/2020/NĐ-CP, có quy định về đối tượng thực hiện Đông chuẩn trình độ đào tạo. Theo đó, giáo viên để được nâng chuẩn trình độ đào tạo thì cần phải thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, được tính bắt đầu kể từ 1/7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác, làm việc (tức là 84 tháng) sẽ đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;
-
Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc chuyên ngành đào tạo giáo viên bậc tiểu học hoặc giáo viên chưa có bằng cử nhân thuộc chuyên ngành phù hợp, đồng thời có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, tính bắt đầu kể từ 1/7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác, làm việc (tức là đủ 96 tháng) đối với những giáo viên có trình độ trung cấp; hoặc còn đủ thời gian 07 năm công tác, làm việc (tức là 84 tháng) đối với các giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi sẽ được nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;
-
Giáo viên bậc trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc chuyên ngành đào tạo giáo viên, hoặc giáo viên chưa có bằng cử nhân thuộc chuyên ngành phù hợp khác và đồng thời có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính bắt đầu kể từ 1/7 năm 2020 còn đủ thời gian 07 năm công tác, làm việc (tức là 84 tháng) sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, cần phải lưu ý về quyền và nghĩa vụ của giáo viên khi tham gia hoạt động đào tạo nâng chuẩn trình độ. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 71/2020/NĐ-CP, quyền và trách nhiệm của giáo viên tham gia vào quá trình nâng chuẩn trình độ đào tạo được quy định như sau:
-
Có quyền được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, được hỗ trợ tiền đóng học phí trong quá trình nâng chuẩn trình độ đào tạo (quy định này áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);
-
Có quyền được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;
-
Có quyền được hưởng 100% lương và các chế độ khác, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
-
Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy chế trong quá trình đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo, chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo;
-
Cần phải có cam kết thực hiện tốt nhiệm vụ, công việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông sau khi giáo viên đó đã hoàn thành xong chương trình đào tạo trong khoảng thời gian ít nhất gấp 02 lần so với thời gian đào tạo;
-
Trong suốt thời gian tham gia khóa đào tạo, giáo viên vẫn phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng công tác theo quy định của pháp luật khi không tham gia vào các hoạt động đào tạo;
-
Trong trường hợp giáo viên không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian đã quy định ban đầu, dẫn đến trường hợp phải kéo dài thời gian đào tạo thì giáo viên sẽ phải tự túc đối với các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong khoảng thời gian đào tạo bị kéo dài đó.
3. Nguyên tắc thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 71/2020/NĐ-CP, có quy định về nguyên tắc thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên. Bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau:
-
Quá trình xác lập trình độ nâng chuẩn và thực hiện lộ trình đông chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên cần phải đảm bảo sự phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên, phù hợp với điều kiện của các cơ sở giáo dục, điều kiện của địa phương, đồng thời không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy;
-
Quá trình xác định đối tượng giáo viên tham gia vào hoạt động đào tạo nâng chuẩn trình độ cần phải bảo đảm đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của giáo viên. Cần phải ưu tiên bố trí những giáo viên đáp ứng đủ tối thiểu số năm công tác, làm việc tính đến độ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ trước. Trong trường hợp giáo viên không còn đủ số năm công tác/làm việc, đồng thời không thuộc đối tượng thực hiện nâng chuẩn trình độ đào tạo thì sẽ thực hiện theo quy định cụ thể của bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo;
-
Quá trình thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên cần phải đảm bảo tính công khai, khách quan, minh bạch, hiệu quả và công bằng.
THAM KHẢO THÊM: