Hiến máu là một việc làm vô cùng ý nghĩa thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, là nghĩa cử cao đẹp cần được phát huy. Hằng ngày, có nhiều trung tâm và cơ sở hiến máu được đăng ký thành lập. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện và thủ tục thành lập cơ sở hiến máu.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện hoạt động của cơ sở hiến máu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 04/2014/TT-BYT có ghi nhận về điều kiện hoạt động đối với cơ sở hiến máu. Bao gồm các điều kiện sau:
(1) Điều kiện về cơ sở vật chất của cơ sở hiến máu:
+ Tổng diện tích tối thiểu của cơ sở hiến máu là 200 mét vuông, trong đó: Phòng truyền thông và tư vấn hiến máu cần phải đáp ứng yêu cầu diện tích tối thiểu là 20 mét vuông; phòng tuyển chọn người hiến máu và tiếp nhận máu cần phải đáp ứng yêu cầu diện tích tối thiểu là 50 mét vuông; phòng bảo quản máu cần phải đáp ứng yêu cầu diện tích tối thiểu là 15 mét vuông và được thiết kế theo quy định của Bộ Y tế;
+ Bảo đảm các điều kiện về thu gom, điều kiện về xử lý chất thải và vệ sinh môi trường
(2) Tài liệu truyền thông, trang thiết bị và thuốc của cơ sở hiến máu:
+ Có đủ tài liệu, giấy tờ, văn bản truyền thông về hiến máu;
+ Có đủ trang thiết bị, có đầy đủ dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở hiến máu theo quy định của Bộ Y tế;
+ Có đủ thuốc cấp cứu trong cơ sở hiến máu theo quy định của Bộ Y tế.
(3) Nhân lực của cơ sở hiến máu:
Thứ nhất, đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kĩ thuật của cơ sở hiến máu cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
+ Là bác sĩ đa khoa, có đầy đủ giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành Huyết học – Truyền máu do các cơ sở có chức năng đào tạo cung cấp, có thời gian thực hành ít nhất là 06 tháng về chuyên ngành Huyết học tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc trung tâm huyết học hoặc cơ sở hiến máu được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Làm việc toàn thời gian tại cơ sở, trung tâm hiến máu.
Thứ hai, trưởng phòng của cơ sở, trung tâm hiến máu cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
+ Trưởng phòng truyền thông và tư vấn hiến máu cần phải có bằng trung cấp trong lĩnh vực y, có giấy chứng nhận đã trải qua giai đoạn đào tạo chuyên ngành Huyết học – truyền máu với thời gian tối thiểu là 03 tháng do các cơ sở có chức năng đào tạo cung cấp;
+ Trưởng phòng tuyển chọn người hiến máu và tiếp nhận mẫu phải là bác sĩ đa khoa, có đầy đủ giấy chứng nhận đã trải qua giai đoạn đào tạo chuyên ngành Huyết học – truyền máu với thời gian tối thiểu là 06 tháng do các cơ sở có chức năng đào tạo cung cấp;
+ Trưởng phòng bảo quản máu cần phải là bác sĩ đa khoa, có đầy đủ giấy chứng nhận đã trải qua giai đoạn đào tạo chuyên ngành Huyết học – truyền máu với thời gian tối thiểu là 06 tháng do cơ sở có chức năng đào tạo cung cấp;
+ Các trưởng phòng của cơ sở hiến máu, trung tâm hiến máu cần phải có thời gian thực hành tại chuyên khoa Huyết học – truyền máu với khoảng thời gian tối thiểu là 12 tháng tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc tại trung tâm Huyết học – truyền máu hoặc tại các cơ sở hiến máu được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Làm việc toàn thời gian tại cơ sở, trung tâm hiến máu.
Thứ ba, đối với nhân viên thực hiện hoạt động tiếp nhận máu cần phải có bằng trung cấp chuyên ngành y, có thời gian thực hành chuyên ngành Huyết học – truyền máu tối thiểu là 06 tháng tại các cơ sở khám chữa bệnh hoặc trung tâm Huyết học – truyền máu hoặc các cơ sở hiến máu được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tình nguyện viên và các nhân viên khác làm việc tại cơ sở hiến máu cần phải có bằng cấp chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao.
(4) Phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở hiến máu:
+ Tuyên truyền hiến máu phải vận động hiến máu tình nguyện, tư vấn cho người hiến máu trước hiến máu và sau gần máu theo đúng quy định của pháp luật, theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế;
+Thăm hỏi về tiền sử của người hiến máu, khám lâm sàng phải xét nghiệm để tuyển chọn người hiến máu, tổ chức hoạt động hiến máu và tiếp nhận máu;
+ Bảo quản máu đã tiếp nhận theo quy định kĩ thuật, bàn giao cho các cơ sở Huyết học – truyền máu để các cơ sở này xét nghiệm sàng lọc, xử lý an toàn trước khi sử dụng;
+ Phối hợp với các cơ sở Huyết học – truyền máu của ngành y tế trong quá trình xét nghiệm phải bảo quản đúng quy trình kỹ thuật đối với máu và các sản phẩm liên quan đến máu, tham gia vào quá trình cung cấp chế phẩm máu khi đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực và chuyên môn kĩ thuật theo quy định cụ thể của Bộ Y tế.
2. Quy trình, thủ tục thành lập cơ sở hiến máu:
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 04/2014/TT-BYT, có quy định về thủ tục thành lập cơ sở hiến máu như sau: Thủ tục thành lập cơ sở hiến máu chữ thập đỏ hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 03/2013/TT-BNV.
Như vậy, quy trình và thủ tục thành lập cơ sở hiến máu được quy định như sau:
Bước 1: Khi có nhu cầu thành lập cơ sở hiến máu, cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để đăng ký thành lập cơ sở hiến máu. Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập cơ sở hiến máu sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 04/2014/TT-BYT. Chuẩn bị hồ sơ là giai đoạn đầu tiên và quan trọng trong quá trình làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ là Bộ Y tế. Theo đó, Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ đưa giấy hẹn trả kết quả, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Trả kết quả. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp này là giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên cần phải lưu ý, hằng năm cơ sở hiến máu cần phải báo cáo tình hình tổ chức hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ sở hiến máu có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng.
3. Hồ sơ đăng kí thành lập cơ sở hiến máu:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2014/TT-BYT, có quy định về đăng ký hoạt động của cơ sở hiến máu chữ thập đỏ. Như vậy, tổ chức muốn đăng ký hoạt động trung tâm hiến máu thì hồ sơ cần phải chuẩn bị bao gồm:
-
Đơn đăng ký hoạt động của cơ sở hiến máu theo mẫu do pháp luật quy định;
-
Tài liệu, giấy tờ chứng minh cơ sở hiến máu, trung tâm hiến máu, điểm hiến máu đáp ứng đầy đủ diện tích theo quy định của pháp luật;
-
Văn bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, giấy tờ tài liệu truyền thông, thuốc của cơ sở hiến máu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
-
Danh sách người phụ trách chuyên môn, nhân viên của cơ sở hiến máu, kèm theo bản sao có chứng thực các loại văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 04/2014/TT-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
-
Bản sao có chứng thực quyết định thành lập cơ sở hiến máu;
-
Phạm vi đăng ký hoạt động chuyên môn của cơ sở hiến máu;
-
Quy chế hoạt động của cơ sở hiến máu.
THAM KHẢO THÊM: