Mẫu đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo là một văn bản quan trọng trong lĩnh vực tôn giáo và hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu B34 ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo:
Mẫu đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giá0 (Mẫu B34) được ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
…(1)…, ngày … tháng … năm …
ĐỀ NGHỊ
Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký
Kính gửi: …(2)
Tên tổ chức (chữ in hoa): (3)…
Trụ sở: …
Đề nghị tổ chức cuộc lễ …(4)… với các nội dung sau:
Tên cuộc lễ: …
Người chủ trì: …
Thời gian thực hiện: …
Địa điểm thực hiện: …
Nội dung: …
Quy mô: …
Hình thức tổ chức (5): …
Văn bản kèm theo gồm: Chương trình tổ chức cuộc lễ; dự kiến thành phần tham dự cuộc lễ.
TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)
Lưu ý trong quá trình điền mẫu đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo như sau:
(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.
(2) Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ đối với cuộc lễ có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cuộc lễ có quy mô tổ chức ở một huyện.
(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.
(4) Tên cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký.
(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.
2. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ở bên ngoài cơ sở tôn giáo?
Pháp luật nước ta hiện nay có quy định về cơ sở tôn giáo và địa điểm hợp pháp của cơ sở tôn giáo. Theo đó, cơ sở tôn giáo bao gồm chùa, thánh thất, nhà nguyện, nhà thờ, thánh đường, trụ sở của các cơ sở tôn giáo và các cơ sở hợp pháp khác của cơ sở tôn giáo. Đồng thời, địa điểm hợp pháp của cơ sở tôn giáo là đất, công trình, nhà ở và các tổ chức/cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề lễ và giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định:
-
Trước khi tổ chức lễ ngoài phạm vi cơ sở tôn giáo, ngoài địa điểm hợp pháp đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức tôn giáo và tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản đề nghị tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo cần phải nêu rõ các nội dung như: Tên tổ chức đề nghị, tên cuộc lễ, người chủ trì, nội dung chương trình, thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện, quy mô thực hiện và thành phần tham dự;
-
Trước khi tiến hành hoạt động giảng đạo ngoài phạm vi địa bàn phụ trách, ngoài phạm vi cơ sở tôn giáo, hoài địa điểm hợp pháp đã thực hiện hoạt động đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, nhà tu hành/chức sắc/chức việc cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ gửi văn bản đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong văn bản đề nghị cần phải ghi rõ các thông tin như: Họ và tên của người đề nghị, nội dung thực hiện, lý do thực hiện, chương trình, thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện và thành phần tham dự;
-
Thẩm quyền chấp thuận tổ chức lễ/giảng đạo ngoài phạm vi cơ sở tôn giáo, ngoài địa điểm hợp pháp được quy định như sau: Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có trách nhiệm và nghĩa vụ trả lời bằng văn bản về việc tổ chức lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức trong cùng một phạm vi quận, huyện trong khoảng thời gian 25 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị (văn bản hợp lệ), trong trường hợp không đồng ý thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng; Cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức lễ phải giảng đạo là cơ quan có trách nhiệm và nghĩa vụ trả lời bằng văn bản về việc tổ chức lễ phải giảng đạo có quy mô phạm vi nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh khác nhau trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản hợp lệ, trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng;
-
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức lễ phải giảng đạo cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hỗ trợ đảm bảo an ninh an toàn trật tự trong quá trình tổ chức cuộc lễ, giảng đạo đó.
Như vậy, thẩm quyền chấp nhận cho tổ chức lễ, giảm đau ở ngoài phạm vi cơ sở tôn giáo theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 được xác định như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có trách nhiệm và nghĩa vụ trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ phải giảng đạo có quy mô phạm vi trong cùng một quận, huyện trong khoảng thời gian 25 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, trong trường hợp từ chối thì cần phải nêu rõ lý do chính đáng;
+ Cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tiến hành lễ, giảng đạo có trách nhiệm và nghĩa vụ trả lời bằng văn bản về việc tổ chức lễ phải giảng đạo có quy mô tổ chức trong phạm vi nhiều quận, huyện thuộc một tỉnh hoặc phạm vi nhiều tỉnh khác nhau trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ, trong trường hợp từ chối thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Như vậy, thẩm quyền chấp thuận cho phép tổ chức lễ phải giảng đạo ở ngoài phạm vi cơ sở tôn giáo sẽ thuộc về: Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức.
3. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân. Theo đó:
-
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo bất kỳ;
-
Công dân có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, bày tỏ niềm tin tôn giáo; có quyền thực hành các lễ nghi tín ngưỡng và lễ nghi tôn giáo; tham gia vào lễ hội, học tập và thực hành giáo lý, thực hành giáo luật tôn giáo;
-
Mỗi công dân có quyền vào tu tập tại các cơ sở tôn giáo, học tập tại các cơ sở đào tạo tôn giáo, học tập tại các lớp bồi dưỡng của các tổ chức tôn giáo. Cá nhân là người chưa thành niên khi vào tu tập tại cơ sở tôn giáo hoặc học tại cơ sở đào tạo tôn giáo bắt buộc phải được sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ;
-
Các nhà tu hành, chức sắc, chức việc là chủ thể có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo phải tiến hành hoạt động giảng đạo, truyền đạo tại các cơ sở tôn giáo hoặc các địa điểm hợp pháp khác;
-
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào các trường giáo dưỡng/cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, niềm tin tôn giáo.
THAM KHẢO THÊM: