Hướng dẫn 25-HD/BTCTW hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. Hướng dẫn 25-HD/BTCTW ban hành ngày 10 tháng 11 năm 2023 có hiệu lực từ ngày 10/11/2023.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt nội dung Hướng dẫn 25-HD/BTCTW của Ban chấp hành Trung Ương:
- 2 2. Thuộc tính văn bản Hướng dẫn 25-HD/BTCTW:
- 3 3. Hướng dẫn 25-HD/BTCTW có còn hiệu lực không:
- 4 4. Các văn bản có liên quan đến Hướng dẫn 25-HD/BTCTW:
- 5 5. Toàn văn nội dung Hướng dẫn 25-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương:
1. Tóm tắt nội dung Hướng dẫn 25-HD/BTCTW của Ban chấp hành Trung Ương:
Nội dung chính:
- Đối tượng áp dụng: Tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, bao gồm: Đảng viên, Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Lực lượng vũ trang, Các tổ chức chính trị – xã hội.
- Nội dung kiểm điểm, đánh giá, xếp loại:Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương; Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ; Ý thức chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Quy trình kiểm điểm, đánh giá, xếp loại:Tự kiểm điểm; Trao đổi, thảo luận trong chi bộ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; Hội nghị kiểm điểm; Đánh giá, xếp loại
- Kết quả xếp loại: Xuất sắc, Tốt, Khá, Trung bình, Yếu kém
- Căn cứ để đánh giá, xếp loại:Báo cáo kiểm điểm của cá nhân, tập thể; Ý kiến đóng góp của các thành viên trong chi bộ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Kết quả đánh giá, xếp loại các năm trước; Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn chung; Ban Tổ chức các cấp ủy đảng trực tiếp chỉ đạo việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại trong phạm vi phụ trách;
- Quy định về trách nhiệm:Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện kiểm điểm, đánh giá, xếp loại trong phạm vi phụ trách; Các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung tự kiểm điểm của mình;
- Việc tổ chức khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân sau khi đã được kiểm điểm, đánh giá, xếp loại. Việc sử dụng kết quả xếp loại làm căn cứ để đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá thi đua, xét chuyển ngạch, lương, bảo hiểm xã hội…
Một số điểm mới của Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW so với Hướng dẫn trước đây:
- Bổ sung một số tiêu chí đánh giá, xếp loại mới, như: Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo; Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; Ý thức trách nhiệm; Phẩm chất đạo đức, lối sống…
- Thay đổi cách thức đánh giá, xếp loại từ “đánh giá theo kết quả” sang “đánh giá theo cả quá trình và kết quả”;
- Quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện kiểm điểm, đánh giá, xếp loại.
2. Thuộc tính văn bản Hướng dẫn 25-HD/BTCTW:
Số hiệu: | 25-HD/BTCTW |
Nơi ban hành: | Ban Tổ chức Trung Ương |
Ngày ban hành: | 10/11/2023 |
Người ký: | Hoàng Đăng Quang |
Loại văn bản: | Hướng dẫn |
Ngày hiệu lực: | 10/11/2023 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Hướng dẫn 25-HD/BTCTW có còn hiệu lực không:
Hướng dẫn 25-HD/BTCTW ban hành ngày 10/11/2023 có hiệu lực từ ngày 10/11/2023. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Hướng dẫn 25-HD/BTCTW:
- Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị do Ban Chấp hành Trung ương ban hành;
Công văn 4264-CV/BTCTW thực hiện kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân năm 2022 do Ban Tổ chức Trung ương ban hành;- Công văn 2103-CV/BTCTW về thực hiện kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân năm 2021 do Ban Tổ chức Trung ương ban hành;
- Hướng dẫn 19/HD-VKSTC năm 2020 về việc gắn kết giữa đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động với bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành;
5. Toàn văn nội dung Hướng dẫn 25-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương:
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN TỔ CHỨC ——- | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ————— |
Số: 25-HD/BTCTW | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2023 |
HƯỚNG DẪN
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ KIỂM ĐIỂM VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG HẰNG NĂM ĐỐI VỚI TẬP THỂ, CÁ NHÂN TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW ngày 04/10/2023 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung như sau:
1. Về đối tượng, nội dung kiểm điểm, khung tiêu chí đánh giá, tiêu chí xếp loại (Điều 5, Điều 6, Điều 10, Điều 12)
1.1. Đối tượng kiểm điểm cấp ủy ở cơ sở, gồm: ban thường vụ đảng ủy cơ sở, nơi không có ban thường vụ thì kiểm điểm đảng ủy cơ sở; đảng ủy bộ phận; chi ủy cơ sở; chi ủy trực thuộc đảng ủy cơ sở; chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận.
1.2. Các cấp ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn tập thể lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý (tại tiết c, điểm 1.2, Điều 5) thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân hằng năm bảo đảm thực chất, đúng quy định, phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị.
1.3. Căn cứ các nội dung được nêu tại Điều 6, Điều 10, Điều 12 và nhiệm vụ được giao tại Điều 18, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cụ thể hóa, xây dựng các nội dung kiểm điểm, bộ tiêu chí đánh giá, tiêu chí xếp loại phù hợp với từng đối tượng tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
2. Về cách thức kiểm điểm (Điều 7)
2.1. Tại điểm 1.1 và điểm 1.2, khoản 1 về việc chuẩn bị kiểm điểm, thực hiện như sau:
a) Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 01 và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng cấp có liên quan. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc.
b) Mỗi cá nhân làm một
c) Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp thành lập đoàn (hoặc tổ) công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm; phân công cấp ủy viên, cán bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo, tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu là 02 ngày. Đối với những nơi Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm thì thời gian kiểm điểm tối thiểu là 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.
2.2. Tại điểm 1.3, khoản 1 về gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân, thực hiện như sau:
a) Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý khi cần thiết.
b) Ban thường vụ cấp ủy các cấp gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền (nếu cần).
c) Ban tổ chức cấp ủy hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra cùng cấp và các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể, cá nhân cần gợi ý kiểm điểm và nội dung gợi ý kiểm điểm.
2.3. Tại điểm 2.3, quy định việc kiểm điểm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, thực hiện như sau:
a) Kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng.
b) Kiểm điểm tại tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác.
c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài việc kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác thì phải thực hiện việc kiểm điểm tại nơi đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo đối tượng được quy định tại Điều 5, Quy định 124-QĐ/TW.
d) Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở nơi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác nhiều hơn. Đối với cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm vị trí người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì việc kiểm điểm của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định.
e) Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác không thực hiện nhiệm vụ chuyên trách thì không kiểm điểm ở tổ chức, cơ quan, đơn vị đó nhưng phải báo cáo kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ kiêm nhiệm được giao đối với cả nơi công tác kiêm nhiệm và nơi công tác chính. Tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ kiêm nhiệm có trách nhiệm gửi nhận xét, đánh giá về nơi công tác chính để làm căn cứ đánh giá, xếp loại theo quy định.
2.4. Tại điểm 2.3, quy định đánh giá, xếp loại, thực hiện như sau:
a) Đánh giá, xếp loại đảng viên tại chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt.
b) Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý thì đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ tương đương thì đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm ở nơi có thời gian công tác nhiều hơn.
3. Về phương pháp, quy trình, trách nhiệm, thẩm quyền trong đánh giá, xếp loại (Điều 11, Điều 13)
3.1. Đánh giá, xếp loại tổ chức đảng ở cơ sở
a) Đảng ủy bộ phận; chi ủy trực thuộc đảng ủy cơ sở; chi ủy trực thuộc đảng ủy bộ phận tự đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ, chi bộ mình. Đảng ủy cơ sở xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các tổ chức đảng trực thuộc.
b) Ban thường vụ cấp ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở (nơi không có ban thường vụ); chi ủy cơ sở trực thuộc cấp ủy cấp huyện và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng. Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với các cấp ủy, tổ chức đảng được quy định tại điểm này.
c) Đối với cấp ủy cơ sở trực thuộc trực tiếp tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương thì do ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng.
3.2. Đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp huyện và tương đương
a) Cấp ủy cấp huyện và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng đảng bộ mình.
b) Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và tương đương xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng các đảng bộ trực thuộc.
3.3. Đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp tỉnh và tương đương
a) Cấp ủy cấp tỉnh và tương đương tự đánh giá, xếp loại chất lượng của đảng bộ mình và chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị.
b) Ban Tổ chức Trung ương chủ trì tổng hợp kết quả, báo cáo Bộ Chính trị theo quy định. Đối với những nơi có dấu hiệu vi phạm; để xảy ra những vấn đề sai phạm, phức tạp, dư luận bức xúc; có đơn thư khiếu nại, tố cáo; mất đoàn kết nội bộ; vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; biểu hiện “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; có cá nhân thuộc quyền quản lý bị kỷ luật, khởi tố; trì trệ, yếu kém, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao thì Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, đánh giá lại kết quả xếp loại chất lượng, báo cáo Bộ Chính trị xem xét theo thẩm quyền.
4. Tiêu chí xếp loại (Điều 12)
Tại điểm 4.5, về trường hợp tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm xảy ra từ năm trước, thời điểm trước nhưng đến thời điểm năm đánh giá, xếp loại mới bị cấp có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật hoặc tập thể, cá nhân bị cấp có thẩm quyền quyết định tăng nặng hình thức kỷ luật trong năm đánh giá, xếp loại, thực hiện như sau:
a) Sau khi quyết định thi hành kỷ luật tập thể, cá nhân có hiệu lực, cấp ủy cấp trên trực tiếp căn cứ hình thức kỷ luật, thời điểm xảy ra khuyết điểm, vi phạm được ghi trên quyết định thi hành kỷ luật để tiến hành đánh giá lại kết quả xếp loại chất lượng tại thời điểm đó ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; đối với trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả thì cân nhắc kỹ lưỡng nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, hoàn cảnh, nguyên nhân vi phạm để xem xét, quyết định đánh giá lại kết quả cho phù hợp.
b) Ra quyết định hủy bỏ kết quả xếp loại cũ và công nhận kết quả xếp loại mới theo Mẫu 03. Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc hủy bỏ các nội dung về thi đua khen thưởng (nếu có) theo thẩm quyền để đảm bảo thống nhất, đồng bộ với các quy định có liên quan.
5. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện (Điều 14)
5.1. Tại khoản 2, quy định thời điểm thực hiện kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân tiến hành vào dịp cuối năm và kết thúc trước 31/12 hằng năm.
Đối với tập thể, cá nhân ở các trường học, cơ sở giáo dục, việc xem xét đánh giá, xếp loại căn cứ trên kết quả công tác của năm học; thống nhất kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân hoàn thành trước 31/12 hằng năm để đảm bảo tính đồng bộ trong toàn Đảng.
Đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù theo chức năng, nhiệm vụ quy định chưa tổng kết vào dịp cuối năm thì cấp trên trực tiếp có thẩm quyền quy định, hướng dẫn thực hiện hoàn thành trước 15/01 năm sau.
5.2. Hồ sơ kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng của tập thể, cá nhân được quản lý theo quy định và gửi về Ban Tổ chức Trung ương trước ngày 15/02 năm sau theo Mẫu 04.
6.
Tại khoản 4, quy định nội dung thi đua khen thưởng hằng năm, thực hiện như sau:
6.1. Đối với tổ chức đảng: Các cấp ủy lựa chọn những tổ chức đảng được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu trong năm để xét tặng giấy khen, bằng khen.
6.2. Đối với đảng viên: Các cấp ủy lựa chọn những đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” để xét khen thưởng đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trong năm.
7. Một số nội dung khác
7.1. Tập thể, cá nhân phải hoàn thành việc kiểm điểm mới được đánh giá, xếp loại chất lượng. Cá nhân vắng mặt hoặc chưa được đánh giá, xếp loại chất lượng thì phải tổ chức kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng trong thời gian sớm nhất.
7.2. Cấp ủy, tổ chức đảng mới được thành lập, chia tách, sáp nhập, cán bộ, lãnh đạo quản lý được bổ nhiệm chức vụ chưa đủ 6 tháng tính đến thời điểm đánh giá, xếp loại vẫn tiến hành kiểm điểm theo quy định, nhưng không đánh giá, xếp loại. Các tổ chức đảng mới được chuyển giao, tiếp nhận trong năm thì lấy ý kiến đánh giá, nhận xét của cấp ủy cấp trên trực tiếp (nơi chuyển giao) làm cơ sở để đánh giá, xếp loại ở nơi mới tiếp nhận.
7.3. Tổ chức đảng chỉ có bí thư hoặc bí thư và phó bí thư; tập thể lãnh đạo, quản lý có dưới 03 thành viên thì kiểm điểm ở tổ chức đảng, tập thể cơ quan, đơn vị.
7.4. Đảng viên nghỉ ốm với tổng thời gian trong năm từ 03 tháng trở lên hoặc đảng viên nghỉ thai sản thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm được căn cứ vào kết quả làm việc thực tế của năm đó.
7.5. Đảng viên đang sinh hoạt đảng tạm thời thì kiểm điểm, đánh giá, xếp loại ở nơi sinh hoạt đảng chính thức. Trước khi đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên phải lấy ý kiến nhận xét của chi bộ nơi sinh hoạt tạm thời gửi chi bộ nơi sinh hoạt chính thức để làm căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
7.6. Đảng viên chuyển công tác có thời gian sinh hoạt đảng ở tổ chức đảng trước đây từ 6 tháng trở lên thì phải lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đảng trước đây gửi về tổ chức đảng đang sinh hoạt để làm căn cứ đánh giá, xếp loại.
7.7. Cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy thì phải kiểm điểm trách nhiệm trong thời gian trước khi bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy và thực hiện kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt.
7.8. Mức xếp loại của người đứng đầu không được cao hơn mức xếp loại của tập thể lãnh đạo, quản lý, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình đứng đầu, trừ trường hợp người đứng đầu mới chuyển đến không liên quan mức xếp loại của tổ chức, cơ quan, đơn vị mới.
7.9. Những nơi có dưới 05 tổ chức đảng; 05 tập thể lãnh đạo, quản lý; 05 đảng viên; 05 cán bộ lãnh đạo, quản lý và có 100% tập thể, cá nhân xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” thì được chọn 01 tổ chức đảng; 01 tập thể lãnh đạo, quản lý; 01 đảng viên; 01 cán bộ lãnh đạo, quản lý được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” nếu đủ điều kiện theo quy định.
Hướng dẫn này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW, ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị phản ánh về Ban Tổ chức Trung ương.
Nơi nhận: – Bộ Chính trị, Ban Bí thư (để báo cáo), – Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, – Các đảng đoàn, ban cán sự đảng, cơ quan, ban đảng ở Trung ương, – Đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương, – Ban Tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, – Các vụ, cục, đơn vị thuộc BTCTW, – Lưu VP, Vụ CSĐ, ĐV. | K/T TRƯỞNG BAN Hoàng Đăng Quang |
BIỂU MẪU
(Xem thêm tại File đính kèm)