Chất thải phóng xạ là các loại chất thải có chứa nhân phóng xạ hoặc chứa các vật thể khác bị nhiễm bẩn bởi các nhân phóng xạ, và cần phải được thải bỏ. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì vấn đề quản lý, thu gom chất thải phóng xạ được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về quản lý, thu gom chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ nếu không được quản lý và thu gom đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, sức khỏe của con người. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 22/2014/TT-BKHCN, quá trình quản lý và thu gom chất thải phóng xạ cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc như sau:
-
Chất thải phóng xạ cần phải được quản lý theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn cho con người và bảo vệ môi trường kể từ khi chất thải đó được phát sinh kéo dài cho đến khi chất thải được phép loại bỏ như chất thải không nguy hại hoặc chôn cất hoặc tái chế đối với các loại vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại. Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng bắt buộc phải được quản lý sao cho bảo đảm an toàn đối với con người và môi trường cho đến khi được chuyển trả cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài hoặc vận chuyển đến nơi chôn cất;
-
Chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cần phải được quản lý chặt chẽ sao cho bảo đảm an toàn, không gây hại cho con người và môi trường cả ở hiện tại và tương lai, bảo đảm sao cho tổng mức bức xạ đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giá trị giới hạn được quy định cụ thể tại Thông tư số 19/2012/TT- BKHCN;
-
Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cần phải được trả lại cho các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nước ngoài trong trường hợp các nhà sản xuất, nhà cung cấp đó có chính xác nhận lại nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
-
Quá trình quản lý, thu gom chất thải phóng xạ trong thành phần còn chứa các loại hoạt chất nguy hại, ngoài việc tuân thủ đầy đủ quy định tại Thông tư 22/2014/TT-BKHCN thì còn phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan đến vấn đề quản lý chất thải nguy hại;
-
Chất thải có chứa các nhân phóng xạ phát sinh trong một hoặc một số công việc bức xạ có thể được phép thả trực tiếp vào môi trường với điều kiện nồng độ hoạt độ chất phóng xạ trong chất thải đó không được phép lớn hơn mức độ thanh lý hoặc tổng hoạt độ các nhân phóng xạ trong thành phần chất thải dưới dạng khí/chất thải dưới dạng lòng không vượt quá mức hoạt độ phóng xạ cho phép để có thể được thải trực tiếp vào môi trường do cơ quan quản lý nhà nước quy định cụ thể và phải được cho phép theo giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
-
Các vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại sắt, kim loại đồng, kim loại chì và kim loại nhôm (hay còn được gọi là kim loại nhiễm bẩn phóng xạ) và sản phẩm có khả năng nấu chảy trực tiếp từ các kim loại này có thể được sử dụng phục vụ cho hoạt động tái chế nếu nồng độ hoạt độ các nhân phóng xạ có trong kim loại đó và mức nghiệm bằng phóng xạ trên bề mặt của kim loại nhỏ hơn hoặc bằng mức cho phép tái chế được quy định cụ thể tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BKHCN;
-
Cần bổ sung thêm các thành phần không chứa hoạt chất phóng xạ vào các loại chất thải phóng xạ nhằm mục đích giảm nồng độ hoạt độ phóng xạ có chứa trong chất thải phóng xạ để đạt được tiêu chuẩn cho phép thải ra môi trường hoặc đạt được tiêu chuẩn cho phép tái chế.
2. Yêu cầu cần phải đáp ứng khi thu gom chất thải phóng xạ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 22/2014/TT-BKHCN, thu gom chất thải phóng xạ cần phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định tùy thuộc vào từng loại chất thải khác nhau (có thể là chất thải phóng xạ dạng rắn hoặc chất thải phóng xạ dạng lỏng). Cụ thể như sau:
(1) Quá trình thu gom chất thải phóng xạ dạng rắn cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Chất thải phóng xạ ở dạng rắn cần phải được thu gom theo từng loại;
+ Trong trường hợp thu gom chất thải phóng xạ dạng rắn trong thùng đựng, thì thùng đó cần phải có nắp đậy, đóng mở thùng bằng bàn đạp chân, trong thùng cần phải có lót bao hoặc túi ni-lông, thùng cần phải được thiết kế chắc chắn phù hợp để bảo vệ an toàn cho nhân viên bức xạ, thùng chứa các loại chất thải phóng xạ dạng rắn cần phải có dấu hiệu cảnh báo bức xạ bên ngoài. Bao và túi thu gom chất thải phóng xạ dạng rắn cần phải có màu khác nhau cho từng loại chất thải phóng xạ khác nhau;
+ Trong thùng, túi đựng, bao chứa chất thải phóng xạ dạng rắn khi thu gom cần phải được đóng gói cẩn thận, dán thông tin bên ngoài trước khi vận chuyển vào nơi lưu giữ tạm thời. Với các thông tin như: Số nhận dạng, nhân phóng xạ có trong các loại chất thải, phân loại chất thải, nơi phát sinh chất thải, các yếu tố nguy hiểm khác như nguy hiểm hóa học/cháy nổ;
+ Chất thải phóng xạ dạng rắn được thu gom cần phải lập thành phần hồ sơ với các thông tin như sau: Số lượng chất thải phóng xạ dạng rắn đã được thu gom, thông tin nhận dạng của từng túi/bao đựng chất thải phóng xạ dạng rắn, ngày tháng năm đưa vào khu vực lưu giữ.
(2) Việc thu gom chất thải phóng xạ dạng lỏng cần phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:
+ Khi thu gom các loại chất thải dạng lỏng cần phải được đựng trong bình chứa, bình chứa đó cần phải được thiết kế che chắn phù hợp và đảm bảo an toàn cho các nhân viên, đảm bảo ngăn ngừa việc tràn/rò rỉ nước ra bên ngoài môi trường. Bình đựng nước thải phóng xạ dạng lỏng cần phải được làm bằng kim loại, có nắp đậy kín, có gắn dấu hiệu cảnh báo;
+ Bình đựng nước thải phóng xạ dạng lỏng cần phải ghi rõ thông tin vận chuyển trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tạm thời;
+ Các bể thu gom nước thải phóng xạ dạng lỏng cần phải được bố trí và thiết kế đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại khoản 5 Điều 9 của Thông tư 22/2014/TT-BKHCN;
+ Nước thải phóng xạ dạng lỏng sau khi thu gom cần phải được lập thành phần hồ sơ, lưu giữ với các thông tin như: Số lượng bình đựng nước thải phóng xạ dạng lòng đã thu gom, thông tin nhận dạng của từng bình đựng, lượng nước thải phóng xạ dạng lòng (đơn vị là m3), ngày tháng năm được thu gom, các nhân phóng xạ chính có trong các loại nước thải, nơi phát sinh nước thải.
3. Thành phần hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 22/2014/TT-BKHCN, có quy định về thành phần hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Theo đó:
-
Thành phần hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ cần phải được lập, lưu giữ và cập nhật được tính kể từ khi thu gom cho đến khi thải bỏ, tái chế hoặc lưu giữ tại kho của các cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ;
-
Thành phần hồ sơ quản lý nguồn phóng xạ đã qua sử dụng cần phải được lập, lưu giữ và cập nhật được tính kể từ khi chấm dứt sử dụng cho đến khi chuyển giao, lưu giữ tại kho của các cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ;
-
Hồ sơ quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng còn phải bao gồm đầy đủ các thông tin như sau:
+ Thống kê chất thải phóng xạ và thống kê nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
+ Báo cáo đánh giá an toàn khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
+ Thành phần hồ sơ thiết kế kho lưu giữ và hệ thống xử lý chất thải phóng xạ;
+ Kết quả đo lường, kiểm tra và đánh giá mức phát thải ra môi trường, kết quả kiểm sát môi trường;
+ Báo cáo đối với các trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến vấn đề quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
THAM KHẢO THÊM: