Pháp luật quy định đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản công phải lập báo cáo kê khai theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định. Báo cáo kê khai tài sản công phải ghi đúng và đầy đủ thông tin theo mẫu quy định. Vậy mẫu báo cáo kê khai nhà, đất của đơn vị được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo kê khai nhà, đất của đơn vị:
Báo cáo kê khai nhà, đất của đơn vị hay còn được gọi là báo cáo kê khai nhà, đất, cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Mẫu báo cáo kê khai nhà, đất của đơn vị được thực hiện theo Mẫu số 04a-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BQP hướng dẫn quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định. Cụ thể như sau:
Tên đơn vị:… Loại hình đơn vị:… Mã đơn vị:… | Mẫu số 04a-ĐK/TSC |
BÁO CÁO KÊ KHAI NHÀ, ĐẤT CỦA ĐƠN VỊ
I- Về đất:
a- Địa chỉ:….
b- Diện tích khuôn viên đất:….m2
c- Hiện trạng sử dụng: Làm nhà làm việc:…..m2; làm cơ sở hoạt động sự nghiệp:….m2; làm nhà ở; bỏ trống; bị lấn chiếm; liên doanh, liên kết, cho thuê:….m2; sử dụng khác….m2.
d- Giá trị theo sổ kế toán:…. Nghìn đồng.
II- Về nhà:
TÀI SẢN | Cấp hạng | Năm xây dựng | Ngày, tháng, năm sử dụng | Giá trị theo sổ kế toán (Nghìn đồng) | Số tầng | Diện tích xây dựng (m2) | Tổng diện tích sàn sử dụng (m2) | Hiện trạng sử dụng (m2) | |||||||||
Nguyên giá | Giá trị còn lại |
| Nhà làm việc | Cơ sở hoạt động sự nghiệp | Làm nhà ở | Bỏ trống | Liên doanh, liên kết, cho thuê | Bị lấn chiếm | Sử dụng khác | ||||||||
Tổng cộng | Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |||||
Nguồn NS | Nguồn khác | ||||||||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 |
1-Nhà… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- Nhà… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III- Các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến quyền quản lý, sử dụng nhà, đất: (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê đất, Giấy tờ khác).
…, ngày…tháng…năm….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên và đóng dấu)
– Báo cáo kê khai lần đầu:
– Báo cáo kê khai bổ sung:
2. Lưu ý khi lập báo cáo kê khai nhà, đất của đơn:
Khi lập báo cáo kê khai nhà, đất của đơn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Mỗi đơn vị, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp lập riêng một báo cáo kê khai. Trong trường hợp một trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng mà có thể sẽ tách biệt được phần sử dụng của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị thì những cơ quan, tổ chức, đơn vị phải lập biên bản xác định rõ phần sử dụng thực tế của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị để báo cáo kê khai phần sử dụng của mình; nếu như không tách được phần sử dụng của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị thì những cơ quan, tổ chức, đơn vị đang sử dụng phải báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để thống nhất cử ra một cơ quan, tổ chức, đơn vị đại diện đứng tên báo cáo kê khai.
- Trường hợp kê khai lần đầu đánh (x) vào dòng Báo cáo kê khai lần đầu, trường hợp kê khai bổ sung thì đánh (x) vào dòng Báo cáo kê khai bổ sung.
- Chỉ tiêu “sử dụng khác” để phản ánh hiện trạng sử dụng ngoài các mục đích làm doanh trại, trụ sở làm việc, các cơ sở hoạt động sự nghiệp, kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo đúng quy định của pháp luật. Khi thực hiện kê khai chỉ tiêu này cần chú thích cụ thể hiện trạng sử dụng (như: bỏ trống, làm nhà ở, bị lấn chiếm…).
- Trường hợp trên khuôn viên đất có tòa nhà vừa sử dụng làm cơ sở hoạt động sự nghiệp, vừa sử dụng vào trong kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thì kê khai vào “cơ sở hoạt động sự nghiệp” và phải có chú thích “sử dụng một phần vào kinh doanh/cho thuê/liên doanh, liên kết”.
- Trường hợp diện tích sử dụng nhà có thể tách biệt được phần diện tích sử dụng của mỗi mục đích thì kê khai tương ứng diện tích đối với mỗi mục đích sử dụng; nếu không tách được thì kê khai vào “sử dụng hỗn hợp”.
3. Các trường hợp phải lập báo cáo kê khai nhà, đất của đơn vị:
3.1. Cơ quan phải lập báo cáo kê khai nhà, đất của đơn vị:
Khoản 1, 2 Điều 126 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định về báo cáo kê khai tài sản công như sau:
- Báo cáo kê khai tài sản công được áp dụng đối với những tài sản sau:
+ Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm: Trụ sở làm việc; quyền sử dụng đất để thực hiện xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại; tài sản cố định khác, trừ các tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trừ các tài sản đặc biệt phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an);
+ Các ài sản kết cấu hạ tầng;
+ Các tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước;
+ Các tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
- Đối tượng mà được giao báo cáo kê khai tài sản công được quy định như sau:
+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm là: Trụ sở làm việc; quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, các cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại; tài sản cố định khác, trừ tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Doanh nghiệp được giao quản lý tài sản công đối với tài sản là tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trừ các tài sản đặc biệt phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an);
+ Ban Quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước đối với tài sản là tài sản phục vụ cho hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước;
+ Đối tượng được giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đối với tài sản là tài sản kết cấu hạ tầng;
+ Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Theo quy định trên, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm là: Trụ sở làm việc; quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, các cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại; tài sản cố định khác, trừ tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đó phải lập báo cáo kê khai nhà, đất của đơn vị.
3.2. Các trường hợp phải lập báo cáo kê khai nhà, đất của đơn vị:
Căn cứ khoản 3 Điều 126
- Trường hợp 1: tài sản công hiện đang quản lý, sử dụng (nhà, đất) tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành (từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi) nhưng chưa được báo cáo kê khai để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
- Trường hợp 2: có thay đổi về tài sản công (nhà, đất) do đầu tư xây dựng, mua sắm, nhận bàn giao; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; thực hiện thu hồi, giao, điều chuyển, tiêu hủy, bán, thanh lý, ghi giảm do bị mất, bị hủy hoại và những hình thức xử lý khác theo quy định của cơ quan, người có thẩm quyền; chuyển đổi về công năng sử dụng tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Trường hợp 3: cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản là nhà, đất thay đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
THAM KHẢO THÊM: