Ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình duy trì trật tự kỷ cương, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên trong xã hội. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì quy trình, thủ tục tiếp nhận vào làm công chức, viên chức mới nhất được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục tiếp nhận vào làm viên chức mới nhất:
Theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định chi tiết, cụ thể về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, thủ tục tiếp nhận vào làm viên chức được thực hiện theo các giai đoạn như sau:
Bước 1: Xem xét tiếp nhận các cá nhân vào làm viên chức. Căn cứ theo điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức và căn cứ theo yêu cầu cụ thể của từng vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra quyết định tiếp nhận các cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn, cụ thể như sau:
-
Cá nhân được xác định là người có đủ 05 năm công tác trở lên đang làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí tuyển dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thời gian công tác là thời gian làm việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm tuyển dụng theo đúng quy định của pháp luật, có thực hiện chế độ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong đó không bao gồm thời gian tập sự. Đồng thời, trong thời gian tập sự, thử việc tại công việc đang làm ít hơn thời gian tập sự của công việc được tiếp nhận thì thời gian ít hơn này sẽ được tính vào thời gian tập sự. Trong trường hợp có thời gian công tác không liên tục tuy nhiên chưa được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội 01 lần thì sẽ được cộng dồn;
-
Các cán bộ, công chức cấp xã đang công tác và làm các công việc phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận;
-
Các cá nhân được xác định là người đã từng giữ chức vụ cán bộ, công chức, viên chức, tuy nhiên sau đó được cơ quan có thẩm quyền quyết định bằng văn bản điều chuyển công tác đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị khác nhưng vẫn làm công việc phù hợp với vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận;
-
Cá nhân được xác định là người tốt nghiệp tiến sĩ trở lên và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật, đang làm việc tại các cơ quan và tổ chức có trụ sở/chi nhánh được thành lập ở nước ngoài hoặc tại các cơ quan, tổ chức nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam, có chuyên ngành đào tạo hoàn toàn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng, đồng thời có thời gian từ đủ 03 năm công tác trở lên làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận;
-
Là người có năng khiếu đặc biệt, có tài năng đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, lĩnh vực thể dục thể thao, các nghề truyền thống theo quy định cụ thể của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực;
-
Là người học tập theo chế độ cử tuyển theo quy định của pháp luật, sau khi tốt nghiệp đã về công tác tại khu vực địa phương nơi cử đi học.
Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng hoặc các cơ quan được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng sẽ căn cứ vào tình hình đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình để có thể quy định điều kiện cao hơn đối với từng trường hợp tiếp nhận.
Bước 2: Thành lập Hội đồng sát hạch. Khi xem xét tiếp nhận vào làm viên chức không giữ chức danh quản lý, người đứng đầu cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức cần phải thành lập hội đồng kiểm tra, sát hạch. Thành phần Hội đồng kiểm tra, sát hạch sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trong đó:
(1) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng thì Hội đồng tuyển dụng cần phải có 05 thành viên hoặc 07 thành viên. Bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Phó chủ tịch Hội đồng được xác định là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Ủy viên kiêm Thư ký hội đồng được xác định là các viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của các đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Các ủy viên khác của hội đồng được xác định là cá nhân có năng lực chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
(2) Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện hoạt động tuyển dụng thì Hội đồng tuyển dụng cần phải có 05 thành viên hoặc 07 thành viên. Bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng được xác định là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
+ Phó chủ tịch Hội đồng được xác định là lãnh đạo bộ phận tham mưu trong lĩnh vực tổ chức cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
+ Ủy viên kiêm Thư ký hội đồng được xác định là người đại diện cho bộ phận tham mưu trong công tác tổ chức cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
+ Các ủy viên khác được xác định là người có năng lực chuyên môn nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng quyết định cụ thể.
Bước 3: Ký kết hợp đồng làm việc với viên chức.
2. Thủ tục tiếp nhận vào làm công chức mới nhất:
Thủ tục tiếp nhận vào làm công chức được thực hiện theo các giai đoạn như sau:
Bước 1: Xem xét tiếp nhận các cá nhân vào làm công chức. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP, các đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức bao gồm các đối tượng sau:
-
Viên chức đang công tác và làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập;
-
Các cán bộ và công chức cấp xã, phường, thị trấn;
-
Cá nhân được xác định là người đang hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong các tổ chức cơ yếu tuy nhiên không phải là công chức;
-
Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên trong hội đồng quản trị, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng thành viên, kiểm soát viên trong công ty, tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc, giám đốc hoặc phó giám đốc, kế toán trưởng hoặc những cá nhân đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên làm việc và công tác trong các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ với tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong doanh nghiệp;
-
Các cá nhân được xác định là người từng giữ chức vụ cán bộ, công chức từ cấp quận, huyện trở lên tuy nhiên sau đó được cơ quan có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các tổ chức và cơ quan khác.
Bước 2: Thành lập hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận công chức vào làm việc. Theo đó, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức cần phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra cần phải có 05 thành viên hoặc 07 thành viên, bao gồm:
-
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong các cơ quan quản lý công chức;
-
Phó chủ tịch Hội đồng được xác định là người đứng đầu bộ phận tham mưu liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức cán bộ của các cơ quan quản lý công chức;
-
Ủy viên kiêm Thư ký hội đồng là công chức của bộ phận tham mưu liên quan đến công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;
-
Các ủy viên khác là đại diện của một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan trực tiếp đến vị trí tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định cụ thể.
Bước 3: Ký kết hợp đồng làm việc với công chức.
3. Thành phần hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP, hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau:
-
Sơ yếu lý lịch công chức được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ;
-
Bản sao của các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của từng vị trí cần tuyển dụng;
-
Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cung cấp chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm nộp hồ sơ;
-
Biên bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận liên quan đến phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, liên quan đến quá trình công tác, có xác nhận của người đứng đầu cơ quan hoặc đơn vị nơi công tác đó.
THAM KHẢO THÊM: