Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH được ban hành ngày 30/11/2022 có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt nội dung Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
- 2 2. Thuộc tính văn bản Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH:
- 3 3. Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có còn hiệu lực không?
- 4 4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH:
- 5 5. Toàn văn nội dung Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
1. Tóm tắt nội dung Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Nội dung chính:
Quy định về đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên
+ Người có công với cách mạng, người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng bị địch bắt, tù đày, lưu vong, người hoạt động xã hội có thành tích đặc biệt xuất sắc và người hoạt động bị địch bắn chết, xử tử hoặc hy sinh trong khi làm nhiệm vụ được hưởng trợ cấp thường xuyên theo quy định tại khoản 1 Điều 1
+ Mức trợ cấp thường xuyên cụ thể được quy định tại Phụ lục I đính kèm Thông tư này.
Quy định về hỗ trợ thêm
+ Người có công với cách mạng, người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng bị địch bắt, tù đày, lưu vong, người hoạt động xã hội có thành tích đặc biệt xuất sắc và người hoạt động bị địch bắn chết, xử tử hoặc hy sinh trong khi làm nhiệm vụ được hỗ trợ thêm một số khoản theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
+ Mức hỗ trợ thêm cụ thể được quy định tại Phụ lục II đính kèm Thông tư này.
Quy định về hỗ trợ đột xuất
+ Người có công với cách mạng, người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng bị địch bắt, tù đày, lưu vong, người hoạt động xã hội có thành tích đặc biệt xuất sắc và người hoạt động bị địch bắn chết, xử tử hoặc hy sinh trong khi làm nhiệm vụ được hỗ trợ đột xuất trong một số trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
+ Mức hỗ trợ đột xuất cụ thể được quy định tại Phụ lục III đính kèm Thông tư này.
Quy định về chế độ thăm hỏi, tặng quà
+ Người có công với cách mạng, người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng bị địch bắt, tù đày, lưu vong, người hoạt động xã hội có thành tích đặc biệt xuất sắc và người hoạt động bị địch bắn chết, xử tử hoặc hy sinh trong khi làm nhiệm vụ được thăm hỏi, tặng quà theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
Quy định về chế độ tang lễ
+ Người có công với cách mạng, người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động.
- Điểm mới:
+ Việc bồi dưỡng bằng hiện vật không ảnh hưởng đến các chế độ đãi ngộ khác của người lao động theo quy định của pháp luật.
+ Người lao động có quyền từ chối bồi dưỡng bằng hiện vật và yêu cầu bồi dưỡng bằng tiền.
- Tóm lại: Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2023, là một chính sách có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao đời sống cho người lao động, đồng thời đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
2. Thuộc tính văn bản Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH:
Số hiệu: | 24/2022/TT-BLĐTBXH |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Ngày ban hành: | 30/11/2022 |
Ngày công báo: | 25/01/2023 |
Người ký: | Lê Văn Thanh |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày hiệu lực: | 01/03/2023 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có còn hiệu lực không?
Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH được ban hành ngày 30/11/2022 có hiệu lực từ ngày 01/03/2023. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH:
- Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
- Bộ luật Lao động 2019;
Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;- Thông tư 30/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động làm công tác quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
- Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015;
- Thông tư 08/2010/TT-BTTTT hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.
5. Toàn văn nội dung Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 24/2022/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2022 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, YẾU TỐ CÓ HẠI
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 62/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định điều kiện, mức và nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật.
Điều 3. Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật
Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau:
1. Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
2. Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
a) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
b) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).
Việc xác định các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo các mức bồi dưỡng sau:
a) Mức 1: 13.000 đồng;
b) Mức 2: 20.000 đồng;
c) Mức 3: 26.000 đồng;
d) Mức 4: 32.000 đồng.
2. Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau:
a) Nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng;
b) Nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng;
c) Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật
1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca, ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Trường hợp người lao động làm công việc lưu động, phân tán, ít người hoặc các công việc khác có tổ chức lao động không ổn định mà không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ, người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.
2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (bao gồm cả việc đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động xem xét, quyết định việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật ở mức 1 (13.000 đồng) đối với người lao động không làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định nhưng đang làm việc trong điều kiện lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
4. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.
2. Căn cứ vào kết quả đánh giá các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này để xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từng nghề, công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngay mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đề nghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp và có ý kiến gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định mức bồi dưỡng.
3. Khi áp dụng các biện pháp để cải thiện điều kiện lao động hoặc khi điều kiện lao động thay đổi thì phải căn cứ vào kết quả mới về điều kiện lao động để điều chỉnh các mức bồi dưỡng đúng theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này. Thường xuyên tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thông tư này đến người lao động.
4. Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở hoặc tham vấn ý kiến của chuyên gia về dinh dưỡng để xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể tương ứng với các mức bồi dưỡng, đồng thời phù hợp với từng vị trí việc làm, từng công việc cụ thể và sức khỏe của người lao động.
5. Nghiêm túc tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật, bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư này.
Điều 7. Trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương
1. Tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định tại Thông tư này đến các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc trách nhiệm quản lý.
2. Tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý và gửi hồ sơ đề nghị về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định, bao gồm các tài liệu sau:
a) Biểu tổng hợp các nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Số liệu đo, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại làm căn cứ quyết định mức bồi dưỡng bằng hiện vật.
3. Tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đối với các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền được giao.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
2.
3. Người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân áp dụng việc bồi dưỡng bằng hiện vật như đối với người lao động quy định tại Thông tư này, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật áp dụng riêng với đối tượng này có quy định khác.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Văn Thanh
(Phần phụ lục và các biểu mẫu được đính kèm ở file dưới đây)