Lao động được xem là hoạt động quan trọng nhất của con người, có khả năng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tuy nhiên trong quá trình lao động luôn luôn tồn tại nhiều nguy hiểm, vì vậy chúng ta cần phải đề cao vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động. Dưới đây là quy định về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế.
Mục lục bài viết
1. An toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế:
Không gian hạn chế tại nơi làm việc là những không gian có nguy cơ gây ra thương tích hoặc tử vong đáng kể cho người lao động. Các mối nguy hiểm trong không gian hạn chế có thể dẫn đến như: cháy nổ, ngạt thở, chết đuối hoặc bất tỉnh. Vì vậy người lao động làm việc trong không gian hạn chế cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn lao động. Các sự cố xảy ra trong quá trình lao động tại không gian hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người lao động. Người sử dụng lao động cần phải thực hiện đầy đủ các bước cần thiết để đảm bảo an toàn lao động cho người lao động trong không gian hạn chế. Căn cứ theo quy định tại Mục 2.2 của Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế, người sử dụng lao động cần phải đảm bảo an toàn lao động cho người lao động khi làm việc trong không gian hạn chế như sau:
-
Người sử dụng lao động, người quản lý trực tiếp tại các cơ sở sản xuất bắt buộc phải bảo đảm hoàn thành việc đánh giá rủi ro, kiểm soát tốt nhất các yếu tố nguy hiểm, kiểm soát tốt yếu tố có hại cho người lao động trước khi cấp phé, chấp thuận cho người lao động vào làm việc tại không gian hạn chế. Nếu kết quả đánh giá rủi ro cho thấy trong không gian hạn chế tồn tại nguy hiểm ở mức độ cao, có khả năng gây ra chết người, gây thương tích cho người lao động, gây ngộ độc cho người lao động khi vào làm việc bên trong không gian hạn chế đó thì cần phải có giải pháp khắc phục các nguy cơ có thể xảy ra;
-
Không ai được phép vào bên trong không gian hạn chế nếu chưa được sự đống ý của người lao động hoặc chưa được sự chấp thuận của người có trách nhiệm quản lý tại đơn vị;
-
Lối vào không gian hạn chế cần phải có biển cảnh báo nguy hiểm, tuyệt đối nghiêm cấm người không có nghĩa vụ liên quan vào không gian hạn chế để tránh trường hợp xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Khi không có người bên trong hoặc người canh gác vắng mặt thì toàn bộ lối ra/vào không gian hạn chế cần phải được che chắn an toàn để ngăn chặn không cho người khác đến gần, hướng tới mục tiêu ngăn chặn người không có thẩm quyền/người không được cấp phép vào bên trong khu vực không gian đó;
-
Cần phải bảo đảm mức độ an toàn, đảm bảo mức độ ảnh sáng đầy đủ ánh sáng cho người vào làm việc bên trong không gian hạn chế;
-
Phải bảo đảm việc thông gió tự nhiêntrong không gian hạn chế, có khả năng cung cấp đầy đủ không khí sạch trong suốt quá trình người lao động làm việc bên trong khu vực đó; hoặc cần phải có biện pháp phù hợp để đảm bảo cung cấp dưỡng khí trực tiếp cho từng người lao động khi làm việc trong khu vực không gian hạn chế. Quá trình thông gió và cung cấp không khí vào khu vực bên trong cũng cần phải được lấy từ nguồn không khí sạch bên ngoài môi trường;
-
Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm không khí thải từ bên trong khu vực không gian hạn chế ra bên ngoài không gây ảnh hưởng xấu, không gây nguy hại cho những người làm việc bên ngoài hoặc xung quanh không gian hạn chế đó.
2. Trách nhiệm của người lao động khi vào làm việc trong không gian hạn chế:
Căn cứ theo quy định tại Mục 2.1.4 Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế, có quy định về trách nhiệm của người lao động khi vào làm việc trong không gian hạn chế. Bao gồm các trách nhiệm sau:
-
Tuân thủ đầy đủ Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế, tuân thủ đầy đủ quy định khác về an toàn vệ sinh lao động, tuân thủ đầy đủ yêu cầu nêu tại quy trình an toàn vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
-
Tuân thủ sự điều hành của người giám sát và người chỉ huy;
-
Tuân thủ hướng dẫn của người canh gác khi làm việc trong không gian hạn chế;
-
Thông báo cho người canh gác không gian hạn chế, thông báo cho người giám sát và người chỉ huy, thông báo cho những người khác có trách nhiệm nghĩa vụ liên quan nếu phát hiện các mối nguy hại, yếu tố nguy hiểm, rủi ro có khả năng phát sinh mới khi làm việc trong khu vực không gian hạn chế đó.
Đồng thời, cần phải lưu ý về trách nhiệm của người canh gác không gian hạn chế và trách nhiệm của người đo lường/kiểm tra khí. Theo đó:
(1) Trách nhiệm của người canh gác không gian hạn chế bao gồm các trách nhiệm như sau:
+ Người canh gác không gian hạn chế cần phải có mặt thường xuyên gần vị trí ra/vào không gian hạn chế để có thể kiểm soát người ra vào khu vực này, người canh gác khu vực không gian hạn chế cần phải ghi nhận đầy đủ thông tin cá nhân và thời gian ra vào khu vực không gian hạn chế;
+ Người canh gác khu vực không gian hạn chế cần phải ngăn chặn, không cho những người không được phép, những người không liên quan, không có trách nhiệm vào bên trong khu vực không gian hạn chế;
+ Người canh gác khu vực không gian hạn chế cần phải duy trì liên lạc thường xuyên với người lao động làm việc bên trong không gian hạn chế, hỗ trợ và ứng cứu kịp thời khi cần thiết;
+ Người canh gác không gian hạn chế cần phải thông báo cho đội cứu hộ trong trường hợp có xảy ra tình huống nguy hiểm và khẩn cấp.
(2) Người đo, kiểm tra khí trong khu vực không gian hạn chế có các trách nhiệm như sau:
+ Có trách nhiệm sử dụng phương tiện đo, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật về đo lường;
+ Cần phải có trách nhiệm kiểm tra các trang thiết bị đo, kiểm tra khí để đảm bảo tính chính xác đối với kết quả;
+ Thực hiện hoạt động đo lường, kiểm tra khí theo đúng quy trình, thủ tục an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở;
+ Ghi nhận rõ thời gian, kết quả, ký xác nhận kết quả đo, kiểm tra bên trong khu vực không gian hạn chế vào phiếu ghi kết quả đo khí, sau đó tiếp tục thông báo kết quả cho người cấp phép, thông báo cho người giám sát và người chỉ huy theo quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp phát hiện kết quả đó không nằm trong giới hạn an toàn, nhận thấy có nguy cơ hoặc có xu hướng vượt ra khỏi giới hạn an toàn thì tiến hành báo cáo với người chịu trách nhiệm trực tiếp tại cơ sở.
3. Quy định nội dung giấy phép vào làm việc trong khu vực không gian hạn chế:
Căn cứ theo quy định tại Mục 3 của Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế, có quy định về giấy phép vào làm việc trong khu vực không gian hạn chế. Theo đó, giấy phép vào làm việc trong khu vực không gian hạn chế cần phải có các nội dung cơ bản như sau:
-
Mô tả vị trí việc làm, tên, mã số của không gian hạn chế trong quá trình làm việc;
-
Mô tả chi tiết công việc sẽ được thực hiện trong khu vực không gian hạn chế;
-
Họ và tên của người giám sát, họ và tên của người chỉ huy trong khu vực không gian hạn chế;
-
Họ và tên của những người làm việc, người lao động làm việc trong khu vực không gian hạn chế, họ và tên của người canh gác trong khu vực không gian hạn chế;
-
Họ và tên của người chịu trách nhiệm cấp giấy phép, thời gian cấp giấy phép làm việc trong khu vực không gian hạn chế;
-
Kết quả đo, kiểm tra không khí trong khu vực không gian hạn chế trước khi cấp phép, các yêu cầu bổ sung về vị trí đo lường và kiểm tra không khí trước và trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến khu vực không gian hạn chế;
-
Thời gian và hiệu lực của giấy phép vào khu vực không gian hạn chế;
-
Các biện pháp cần thiết, phù hợp đảm bảo an toàn trước và duy trì trong quá trình thực hiện công việc tại khu vực không gian hạn chế;
-
Các nội dung khác phù hợp với yêu cầu của các cơ sở sản xuất nơi có khu vực không gian hạn chế.
Đồng thời, giấy phép làm việc trong khu vực không gian hạn chế đã được đóng dấu hoặc giấy phép đã bị thu hồi cần phải được lưu giữ tại cơ sở sản xuất trong khoảng thời gian ít nhất 01 năm.
THAM KHẢO THÊM: