Khoa học và công nghệ (KH&CN) có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế. Để đạt được mục tiêu này thì nguồn nhân lực đảm nhiệm các chức danh hoạt động trong cơ quan khoa học, công nghệ cũng phải thật sự chất lượng. Hiện nay, có các chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ nào được sử dụng trên thực tế?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiểu như thế nào về chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ?
- 2 2. Các chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ:
- 3 3. Xét công nhận, bổ nhiệm chức danh khoa học, chức danh công nghệ được thực hiện như thế nào?
- 4 4. Hồ sơ đăng ký xét tiếp nhận vào viên chức và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ:
1. Hiểu như thế nào về chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ?
Tại Việt Nam, hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động được tổ chức nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. Giữa cách hiểu về chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ có những điểm khác nhau nhất định, cụ thể được thể hiện tại Điều 19 Văn bản hợp nhất 13/VBHN-VPQH 2022 Luật khoa học và công nghệ:
- Chức danh nghiên cứu khoa học là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một cá nhân có trình độ và người này cũng đủ điều kiện và năng lực nghiên cứu khoa học của cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học, gồm trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên cao cấp;
Theo quy định thì cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ hoàn toàn có thể tham gia giảng dạy, đào tạo đại học, sau đại học và đồng thời được xét bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư. Về thủ tục xét bổ nhiệm thì cần tuân theo pháp luật về giáo dục đại học quy định;
- Chức danh công nghệ là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân hoạt động trong từng lĩnh vực công nghệ.
Chính phủ quy định cụ thể chức danh công nghệ, thủ tục, quy trình xét công nhận, bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ.
2. Các chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ:
Tất cả các chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ được quy định chi tiết tại Điều 4 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 27/2020/NĐ-CP, bao gồm:
- Chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ:
+ Chức danh nghiên cứu khoa học (sau đây gọi tắt là chức danh khoa học) gồm: Cá nhân đảm nhiệm chức danh trợ lý nghiên cứu, hoặc trở thành nghiên cứu viên, nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên cao cấp;
+ Chức danh công nghệ sẽ bao gồm: Cá nhân là kỹ thuật viên và tương đương, kỹ sư và tương đương, kỹ sư chính và tương đương, kỹ sư cao cấp và tương đương.
- Đối với hạng chức danh nghề nghiệp đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ sẽ bao gồm:
+ Hạng chức danh khoa học được chia thành các chức danh khác nhau như: Chức danh khoa học hạng IV ( được xác định là trợ lý nghiên cứu), chức danh khoa học hạng III ( khi cá nhân này thực hiện việc nghiên cứu viên), chức danh khoa học hạng II (nếu đủ điều kiện để trở thành nghiên cứu viên chính), chức danh khoa học hạng I (được sử dụng để chỉ những cá nhân là nghiên cứu viên cao cấp);
+ Hạng chức danh công nghệ gồm: Chức danh công nghệ hạng IV (là cá nhân được xác định là kỹ thuật viên và tương đương), chức danh công nghệ hạng III ( sử dụng dùng để chỉ những người đang là kỹ sư và tương đương), chức danh công nghệ hạng II ( cá nhân đã trở thành kỹ sư chính và tương đương), chức danh công nghệ hạng I ( được dùng để chỉ kỹ sư cao cấp và tương đương);
- Thẩm quyền xét tiêu chuẩn các chức danh khoa học và chức danh công nghệ kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư chính và kỹ sư cao cấp: Hiện nay, chỉ có Bộ Khoa học và Công nghệ mới có thẩm quyền xây dựng, ban hành các nội dung tiêu chuẩn với các chức danh khoa học và chức danh công nghệ như kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư chính và kỹ sư cao cấp sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định tiêu chuẩn chức danh công nghệ trong từng lĩnh vực công nghệ thuộc thẩm quyền quản lý, tương đương với kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư chính, kỹ sư cao cấp sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ.
3. Xét công nhận, bổ nhiệm chức danh khoa học, chức danh công nghệ được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 5
- Trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng và bổ nhiệm chức danh khoa học, chức danh công nghệ đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trong các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét khả năng trên thực tế của cá nhân không phải qua tập sự và được xếp vào bậc lương phù hợp với vị trí việc làm theo quy định. Để được bổ nhiệm theo cách này thì cá nhân phải chứng minh được thành tích vượt trội trong hoạt động khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm được tiếp nhận vào viên chức và bổ nhiệm vào chức danh khoa học, chức danh công nghệ;
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận vào viên chức và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ đối với cá nhân có thành tích vượt trội trong hoạt động khoa học và công nghệ phải thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 5a Nghị định 27/2020/NĐ-CP.
4. Hồ sơ đăng ký xét tiếp nhận vào viên chức và bổ nhiệm vào chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ:
Căn cứ theo Điều 5a Nghị định 27/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 40/2014/NĐ-CP có hướng dẫn cá nhân đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, các điều kiện để được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và đạt thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ thì chuẩn bị 01 bộ hồ sơ để được xem xét. Hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
- Chuẩn bị được 01 phiếu đăng ký xét tiếp nhận vào viên chức thể hiện đầy đủ, chính xác thông tin mà mẫu phiếu đã gợi ý( cá nhân sẽ sử dụng Mẫu số 01/KHCN ban hành kèm theo Nghị định này);
- Để cung cấp về thông tin lý lịch cần thiết cho việc xem xét bổ nhiệm chức danh nghiên cứu khoa học, nghiên cứ công nghệ thì gửi kèm thêm bản Sơ yếu lý lịch tự thuật. Bản sơ yếu nàu cần có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Gửi kèm bộ hồ sơ là bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập, thành tích khoa học và công nghệ theo yêu cầu của vị trí xét tuyển để chứng minh được trình độ, năng lực theo yêu cầu. Đối với trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận mới có thể sử dụng làm cơ sở xem xét bổ nhiệm chức danh mà cá nhân mong muốn;
- Liên quan đến điều kiện sức khỏe thì cá nhân cũng phải chuẩn bị giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe cấp theo quy định của Bộ Y tế;
- Lý lịch khoa học của người đề nghị tiếp nhận vào viên chức cũng sẽ phải nộp cùng với giấy tờ tài liệu đã nêu trên;
Khi hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ thì sẽ nộp theo các hình thức phù hợp như: Nộp trực tiếp đăng ký xét tiếp nhận vào viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động khoa học và công nghệ (tại Bộ phận Một cửa) hoặc có thể nộp online trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công lập; trong một số trường hợp thì gửi theo đường bưu chính.
THAM KHẢO THÊM: