Đô Lương là huyện thuộc khu vực đồng bằng nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An. Huyện có nhiều tuyến đường giao thông chính đi qua giúp giao lưu và mở rộng quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An, giữa nước ta và nước bạn Lào. Mời các bạn theo dõi bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Đô Lương (Nghệ An).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An:
2. Huyện Đô Lương (Nghệ An) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Đô Lương có 33 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 32 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách các thị trấn, xã thuộc huyện Đô Lương |
1 | Thị trấn Đô Lương |
2 | Xã Bắc Sơn |
3 | Xã Bài Sơn |
4 | Xã Bồi Sơn |
5 | Xã Đà Sơn |
6 | Xã Đại Sơn |
7 | Xã Đặng Sơn |
8 | Xã Đông Sơn |
9 | Xã Giang Sơn Đông |
10 | Xã Giang Sơn Tây |
11 | Xã Hiến Sơn |
12 | Xã Hòa Sơn |
13 | Xã Hồng Sơn |
14 | Xã Lạc Sơn |
15 | Xã Lam Sơn |
16 | Xã Lưu Sơn |
17 | Xã Minh Sơn |
18 | Xã Mỹ Sơn |
19 | Xã Nam Sơn |
20 | Xã Ngọc Sơn |
21 | Xã Nhân Sơn |
22 | Xã Quang Sơn |
23 | Xã Tân Sơn |
24 | Xã Yên Sơn |
25 | Xã Thái Sơn |
26 | Xã Thịnh Sơn |
27 | Xã Thuận Sơn |
28 | Xã Thượng Sơn |
29 | Xã Tràng Sơn |
30 | Xã Trù Sơn |
31 | Xã Trung Sơn |
32 | Xã Văn Sơn |
33 | Xã Xuân Sơn |
3. Tìm hiểu về huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An:
3.1. Vị trí địa lý:
Đô Lương là huyện thuộc khu vực đồng bằng nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, có đặc điểm địa hình bán sơn địa. Với tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành chính là 35.008,35 ha. Tọa độ địa lý: 105 độ 15 phút đến 105 độ 45 phút Kinh độ Đông và 18 độ 55 phút đến 19 độ 10 phút Vỹ độ Bắc. Vị trí của huyện là giao điểm của các đường giao thông chính như: Quốc lộ số 7, quốc lộ 46 và quốc lộ 15 nên có điều kiện để giao lưu và mở rộng quan hệ kinh tế, xã hội, văn hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh Nghệ An, giữa nước tà và nước bạn Lào.
- Vị trí địa lý:
+ Phía Bắc tiếp giáp huyện Tân Kỳ.
+ Phía Nam tiếp giáp huyện Nam Đàn.
+ Phía Đông tiếp giáp huyện Yên Thành và huyện Nghi Lộc.
+ Phía Tây tiếp giáp huyện Anh Sơn và huyện Thanh Chương.
3.2. Địa hình:
Trên cơ sở những đặc điểm về điều kiện địa hình huyện Đô Lương được phân thành 4 vùng với những đặc điểm như sau:
+ Vùng bán sơn địa Tây Bắc gồm 7 xã là: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hồng Sơn và Bài Sơn. Đặc điểm của vùng này là xen kẽ 2 dạng địa hình đồi và thung lũng. Địa hình đồi chạy theo hướng Đông Bắc (từ xã Giang Sơn Tây đến Ngọc Sơn) và dạng địa hình thung lũng (dạng thung lũng lòng chảo có suối chảy qua gồm các xã Giang Sơn Đông, Hồng Sơn, Bài Sơn; dạng thung lũng dốc nghiêng gồm các xã Bồi Sơn, Lam Sơn).
+ Vùng ven bãi sông Lam gồm 7 xã là: Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Sơn, Lưu Sơn, Đà Sơn, Trung Sơn và Thuận Sơn.
+ Vùng đồng bằng (vùng trọng điểm lúa) gồm 14 xã là: Tràng Sơn, Đông Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hòa Sơn, Lạc Sơn, Xuân Sơn, Minh Sơn, Tân Sơn, Quang Sơn, Thái Sơn, Thượng Sơn và thị trấn Đô Lương. Đặc điểm của vùng này là địa hình tương đối bằng phẳng, ở độ cao 9m đến 11m, xung quanh có nhiều vùng đồi chia cắt, có hệ thống ngòi lạch của sông Rầu Gang nên dễ thoát nước.
+ Vùng bán sơn địa Đông Nam gồm 5 xã là: Hiến Sơn, Nhân Sơn, Mỹ Sơn, Trù Sơn và Đại Sơn. Vùng địa hình này đặc điểm là có các dãy đồi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam xen kẽ hai loại địa hình đồi và thung lũng dốc nghiêng.
3.3. Kinh tế:
- Nông nghiệp:
Huyện Đô Lương xác định phát triển sản xuất là mục tiêu của chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, làm cho bộ mặt của nông thôn không ngừng đổi mới. Huyện đã chỉ đạo tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấy kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Nhiều mô hình sản xuất có ứng dụng hệ thống tưới hoàn toàn tự động, bán tự động được đưa vào sản xuất đem lại hiệu quả. Huyện đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực, mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ. Điển hình là mô hình trồng dược liệu gắn với chiết xuất chế biến tinh dầu với tổng diện tích là 20 ha được Hợp tác xã thực phẩm sạch chế biến tinh dầu dược liệu Đô Lương liên kết thu mua toàn bộ. Trong năm 2021, đã có 11 mặt hàng nông sản của địa phương được siêu thị Winmart đặt hàng tiêu thụ.
- Chăn nuôi:
Chăn nuôi tiếp tục có bước phát triển khá ổn định, hình thức chăn nuôi đa dạng, chăn nuôi trang trại phát triển theo hướng an toàn sinh học – VietGAP. Trên địa bàn huyện có 310 trang trại, gia trại; trong đó có 26 trang trại đạt chuẩn. Huyện đã chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư sang chăn nuôi tập trung công nghiệp, bán công nghiệp, trang trại, gia trại phát triển nhanh. Nổi bật như mô hình chăn nuôi lợn tại xã Bồi Sơn và xã Tràng Sơn với tổng quy mô 5.400 con/năm; mô hình liên kết Chăn nuôi gà thịt giữa Tổ hợp tác Chăn nuôi gà Đô Lương với quy mô 36.000 con/năm được Công ty TNHH Ứng dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nắng và Gió thu mua, giết mổ, chế biến để cung cấp cho các siêu thị; mô hình liên kết Chăn nuôi gà thịt tại xã Giang Sơn Đông với quy mô 12.000 con/năm được Công ty TNHH giống gia cầm Cao Khanh cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật và thu mua toàn bộ sản phẩm; mô hình nuôi bò thịt từ sữa bê loại thải tại xã Bài Sơn huyện Đô Lương với quy mô 1.000 con/năm được các thương lái trong và ngoài tỉnh bao tiêu thu mua toàn bộ,…
- Lâm nghiệp:
Cùng với phát triển nông nghiệp – chăn nuôi thì huyện Đô Lương còn đẩy mạnh trồng, thâm canh, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, khuyến khích phát triển trồng rừng kết hợp với chăn nuôi, trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Chuyển đổi từ rừng keo nguyên liệu, khai thác gỗ non sang trồng và kinh doanh, khai thác rừng gỗ lớn,… gắn với quản lý rừng bền vững và thực hiện cấp chứng chỉ rừng (FSC). Triển khai và nhân rộng các mô hình trồng cây lấy gỗ như dổi, lát, sáo đen. Trong đó, xây dựng vùng trồng rừng nguyên liệu cho chuỗi Dự án Khu lâm nghiệp công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức thực hiện với diện tích 618 ha tại xã Đại Sơn; dự án trồng gôc dổi kết hợp với du lịch sinh thái tại xã Văn Sơn (quy mô 50 ha). Các dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế rừng theo chuối giá trị giống, quản lý rừng bền vững, trồng rừng chất lượng cao, khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản. Phấn đấu đến năm 2025, khai thác gỗ rừng trồng 135.000 m3.
- Đầu tư – kinh doanh:
Trong 10 năm qua, huyện đã thu hút được 1.796 dự án đầu tư vào địa bàn huyện với tổng vốn đầu tư là 23.688 tỷ đồng, trong đó coa 1.680 dự án đầu tư từ ngân sách cấp trên với nguồn vốn 11.282 tỷ đồng; thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư 116 dự án với kinh phí đầu tư 12.009 tỷ đồng. Đến hết năm 2021, toàn huyện có 447 doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, tạo công việc cho hơn 122.660 lao động. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như khai thác khoáng sản, sản xuất xi măng, sản xuất tôn, thép định hình, nhựa, bồn chứa nước, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, xây dựng dân dụng, cơ khí, thu nhập bình quân đạt từ 5 – 7 triệu đồng/người/tháng. Thu hút đầu tư đã và đang tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện Đô Lương.
THAM KHẢO THÊM: