Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được ban hành ngày 30/12/2021 của Chính phủ. Nghị định 127/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt nội dung Nghị định 127/2021/NĐ-CP của Chính phủ:
Quy định về đối tượng áp dụng:
- Nghị định này áp dụng cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định về hành vi vi phạm hành chính:
- Nghị định này sửa đổi, bổ sung quy định về một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm:
+ Vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.
+ Vi phạm quy định về tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng.
+ Vi phạm quy định về quản lý tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục.
+ Vi phạm quy định về cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
+ Vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
+ Vi phạm quy định về hành nghề giáo dục.
+ Vi phạm quy định về bảo vệ quyền lợi của học sinh, sinh viên.
Quy định về mức xử phạt:
- Nghị định này sửa đổi, bổ sung quy định về mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
- Mức phạt tiền từ 30.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
- Mức phạt bổ sung: tước quyền hoạt động trong lĩnh vực giáo dục từ 01 tháng đến 05 năm.
Một số điểm mới chính:
- Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP nhằm hoàn thiện hơn quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
- Một số điểm mới chính của Nghị định này bao gồm:
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục.
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm quy định về tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng.
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm quy định về quản lý tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục.
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm quy định về cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm quy định về hành nghề giáo dục.
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm quy định về bảo vệ quyền lợi của học sinh, sinh viên.
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
2. Thuộc tính Nghị định 127/2021/NĐ-CP:
Số hiệu: | 127/2021/NĐ-CP |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Ngày ban hành: | 30/12/2021 |
Ngày công báo: | 14/01/2022 |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Loại văn bản: | Nghị định |
Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Nghị định 127/2021/NĐ-CP có còn hiệu lực không?
Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục được ban hành ngày 30/12/2021 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Nghị định 127/2021/NĐ-CP:
-
Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
-
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
5. Toàn văn nội dung Nghị định 127/2021/NĐ-CP:
CHÍNH PHỦ ——– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 127/2021/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 04/2021/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 01 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 3 như sau:
“a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;”.
b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 3 như sau:
“4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều tổ chức hoặc cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi tổ chức hoặc cá nhân vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.”.
2. Bổ sung Điều 3a vào sau Điều 3 như sau:
“Điều 3a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập
3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 3 Điều 5 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 5 như sau:
“đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 3 Điều 5 như sau:
“e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 5 Điều 6 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 6 như sau:
“d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường cao đẳng có đào tạo nhóm ngành giáo viên;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 5 Điều 6 như sau:
“đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học; viện hàn lâm, viện được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 7 như sau:
“a) Ban hành không đầy đủ hoặc thực hiện không đầy đủ văn bản thuộc trách nhiệm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật hiện hành;”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 9 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 9 như sau:
“c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 30 người học trở lên.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 9 như sau:
“c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi tuyển sai từ 10 người học trở lên.”.
7. Sửa đổi, bổ sung tên của khoản 4 Điều 19 như sau:
“4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 như sau:
“3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi cấp chứng chỉ khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.”.
9. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 35 như sau:
“c) Người thuộc lực lượng công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ trong lĩnh vực giáo dục.”.
10. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 36 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 36 như sau:
”c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 36 như sau:
“b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 36 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 150.000.000 đồng;”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 36 như sau:
“b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;”.
11. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 37 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 37 như sau:
“c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.000.000 đồng;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 37 như sau:
“b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 37 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 150.000.000 đồng;”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 37 như sau:
“b) Phạt tiền đến 105.000.000 đồng;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 37 như sau:
“d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 210.000.000 đồng;”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 37 như sau:
“b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ
1. Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:
“Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Khoản 1 Điều 11, điểm a khoản 3 Điều 14, điểm a khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 25, khoản 1 Điều 27, Điều 29, điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7, Điều 8; khoản 1 và 2, điểm a và b khoản 3, điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 9; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b, c khoản 4 Điều 10; các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18; các khoản 1 và 2 Điều 19; các khoản 1 và 2 Điều 20; các mục 6 và 7 Chương II; các Điều 30, 31; khoản 2 Điều 32, Điều 33; khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 34; hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; Điều 9, Điều 10; các mục 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Chương II; hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4 và 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra:
a) Chánh Thanh tra cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7, Điều 8; khoản 1 và 2, điểm a và b khoản 3, điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 9; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b, c khoản 4 Điều 10; các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18; các khoản 1 và 2 Điều 19; các khoản 1 và 2 Điều 20; các mục 6 và 7 Chương II; các Điều 30, 31; khoản 2 Điều 32, Điều 33; khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 34; hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài;
b) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8; các khoản 1 và 2, các điểm a và b khoản 3, các điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 9; Điều 10 và các mục 3, 4 Chương II; các Điều 16, 17, 18; các khoản 1, 2 và 3 Điều 19; các khoản 1 và 2 Điều 20; các mục 6, 7 và 8 Chương II; hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, các điểm a, b, c, d khoản 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài;
c) Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; các Điều 9, 10; các mục 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Chương II; hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ:
a) Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7, Điều 8; khoản 1 và 2, điểm a và b khoản 3, điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 9; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b, c khoản 4 Điều 10; các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18; các khoản 1 và 2 Điều 19; các khoản 1 và 2 Điều 20; các mục 6 và 7 Chương II; các Điều 30, 31; khoản 2 Điều 32, Điều 33; khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 34; hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, các điểm a, b và c khoản 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và các điểm a, b, c khoản 5 Điều 6; khoản 4 Điều 8 Nghị định này;
c) Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4 và 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này;
d) Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: Các khoản 1 và 2 Điều 5, các khoản 1 và 2 Điều 6, Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; các Điều 9, 10; các mục 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Chương II; hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5 và các khoản 3, 4, 5 Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định này trừ trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là người nước ngoài.”.
Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số khoản, cụm từ của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
1. Bãi bỏ quy định tại khoản 3 Điều 2.
2. Thay thế một số cụm từ tại các điều, khoản sau đây:
a) Thay thế cụm từ: “trong lĩnh vực giáo dục cấp Sở” bằng cụm từ “của Sở Giáo dục và Đào tạo” tại khoản 2 Điều 37;
b) Thay thế cụm từ: “trong lĩnh vực giáo dục cấp Bộ” bằng cụm từ: “của Bộ Giáo dục và Đào tạo” tại khoản 3 Điều 37.
3. Bãi bỏ cụm từ tại một số điều như sau:
a) Bãi bỏ cụm từ “trung cấp,” tại khoản 2 Điều 9;
b) Bãi bỏ cụm từ “đối với chương trình giáo dục của nước ngoài” tại khoản 7 Điều 11;
c) Bãi bỏ cụm từ “chuyên ngành” tại Điều 12.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng quy định của Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để xử lý trừ trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng quy định tại Nghị định này.
2. Đối với
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Đức Đam