Điện Biên là huyện miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Điện Biên. Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông; phía Đông Bắc giáp thành phố Điện Biên Phủ; phía Đông Nam giáp huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; phía Tây và phía Nam giáp Lào. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Điện Biên (Điện Biên).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Điện Biên (Điện Biên):
2. Huyện Điện Biên (Điện Biên) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Điện Biên chia thành 21 đơn vị hành chính trực thuộc, cụ thể:
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Điện Biên |
1 | Xã Mường Pồn |
2 | Xã Thanh Nưa |
3 | Xã Hua Thanh |
4 | Xã Thanh Luông |
5 | Xã Thanh Hưng |
6 | Xã Thanh Xương |
7 | Xã Thanh Chăn |
8 | Xã Pa Thơm |
9 | Xã Thanh An |
10 | Xã Thanh Yên |
11 | Xã Noong Luống |
12 | Xã Noọng Hẹt |
13 | Xã Sam Mứn |
14 | Xã Pom Lót |
15 | Xã Núa Ngam |
16 | Xã Hẹ Muông |
17 | Xã Na Ư |
18 | Xã Mường Nhà |
19 | Xã Na Tông |
20 | Xã Mường Lói |
21 | Xã Phu Luông |
3. Giới thiệu về huyện Điện Biên (Điện Biên):
- Lịch sử
Sau năm 1954, huyện Điện Biên bao gồm thị trấn Điện Biên, thị trấn nông trường Điện Biên và 29 xã: Chiềng Sơ, Háng Lìa, Khẩu Hú, Luân Giói, Mường Luân, Mường Mươn, Mường Nhà, Mường Lói, Mường Phăng, Mường Pồn, Na Son, Nà Tấu, Na Ư, Noong Hẹt, Noong Luống, Núa Ngam, Pa Thom, Phì Nhừ, Phình Giàng, Pu Nhi, Sam Mứn, Thanh An, Thanh Chăn, Thanh Luông, Thanh Minh, Thanh Nưa, Thanh Xương, Thanh Yên, Xa Dung.
Ngày 5 tháng 7 năm 1975, sáp nhập xã Khẩu Hú và một phần xã Phình Giàng thành xã Keo Lôm.
Ngày 13 tháng 2 năm 1987, tách 200 ha diện tích tự nhiên của xã Thanh Minh để sáp nhập vào thị trấn Điện Biên và 165 ha diện tích tự nhiên của thị trấn Điện Biên để sáp nhập vào xã Thanh Xương.
Ngày 16 tháng 4 năm 1988, chia xã Thanh Chăn thành 2 xã: Thanh Chăn và Thanh Hưng; tách bản Na Khếnh của xã Thanh Luông để sáp nhập vào xã Thanh Hưng.
Đến cuối năm 1991, huyện Điện Biên bao gồm thị trấn Điện Biên (huyện lỵ), thị trấn Nông trường Điện Biên và 30 xã: Chiềng Sơ, Háng Lìa, Keo Lôm, Luân Giói, Mường Luân, Mường Mươn, Mường Nhà, Mường Nói, Mường Phăng, Mường Pồn, Na Son, Nà Tấu, Na Ủ, Noong Hẹt, Noong Luống, Núa Ngam, Pa Thom, Phì Nhừ, Phình Giang, Pù Nhi, Sam Mứn, Thanh An, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Minh, Thanh Nưa, Thanh Xương, Thanh Yên, Xa Dung.
Ngày 18 tháng 4 năm 1992, tách thị trấn Điện Biên và xã Thanh Minh để thành lập thị xã Điện Biên Phủ, thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu cũ, huyện lỵ chuyển về thị trấn Nông trường Điện Biên.
Ngày 7 tháng 10 năm 1995, tách 10 xã: Xa Dung, Pù Nhi, Na Son, Chiềng Sơ, Mường Luân, Keo Lôm, Phình Giang, Háng Lìa, Luân Giói và Phì Nhừ để thành lập huyện Điện Biên Đông.
Huyện Điện Biên còn lại thị trấn Nông trường Điện Biên (huyện lỵ) và 19 xã: Mường Mươn, Mường Nhà, Mường Nói, Mường Phăng, Mường Pồn, Nà Tấu, Na Ủ, Noong Hẹt, Noong Luống, Núa Ngam, Pa Thom, Sam Mứn, Thanh An, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Nưa, Thanh Xương, Thanh Yên.
Ngày 28 tháng 4 năm 1997, chuyển xã Mường Mươn về huyện Mường Lay (nay là huyện Mường Chà) quản lý.
Ngày 26 tháng 5 năm 1997, sáp nhập 64,5 ha diện tích tự nhiên và 1.622 người của xã Thanh Luông vào thị xã Điện Biên Phủ, giải thể thị trấn Nông trường Điện Biên.
Ngày 22 tháng 12 năm 1997, thành lập thị trấn Mường Thanh (thị trấn huyện lỵ huyện Điện Biên) trên cơ sở 356,25 ha diện tích tự nhiên và 5.276 người của xã Thanh Xương.
Ngày 26 tháng 9 năm 2003, sáp nhập toàn bộ 356,25 ha diện tích tự nhiên và 8.520 nhân khẩu của thị trấn Mường Thanh, điều chỉnh 281 ha diện tích tự nhiên và 3.147 nhân khẩu của xã Thanh Luông, 251 ha diện tích tự nhiên và 2.627 nhân khẩu của xã Thanh Nưa về thành phố Điện Biên Phủ quản lý.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, sau khi tách tỉnh Lai Châu thành 2 tỉnh: Lai Châu và Điện Biên, huyện Điện Biên thuộc tỉnh Điện Biên. Tỉnh Điện Biên chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2004.
Ngày 6 tháng 6 năm 2005, thành lập xã Nà Nhạn trên cơ sở 7.681 ha diện tích tự nhiên và 3.797 nhân khẩu của xã Nà Tấu.
Ngày 25 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP về việc:
+ Thành lập xã Hua Thanh trên cơ sở điều chỉnh 7.217,93 ha diện tích tự nhiên và 3.358 nhân khẩu của xã Thanh Nưa
+ Thành lập xã Pom Lót trên cơ sở điều chỉnh 4.228,5 ha diện tích tự nhiên và 5.158 nhân khẩu của xã Sam Mứn
+ Thành lập xã Hẹ Muông trên cơ sở điều chỉnh 7.396,87 ha diện tích tự nhiên và 2.596 nhân khẩu của xã Núa Ngam
+ Thành lập xã Na Tông trên cơ sở điều chỉnh 14.274,31 ha diện tích tự nhiên và 4.184 nhân khẩu của xã Mường Nhà
+ Thành lập xã Phu Luông trên cơ sở điều chỉnh 14.482,57 ha diện tích tự nhiên và 1.905 nhân khẩu của xã Mường Lói
+ Thành lập xã Pá Khoang trên cơ sở điều chỉnh 5.702,27 ha diện tích tự nhiên và 3.960 nhân khẩu của xã Mường Phăng.
+ Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 815/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Điện Biên (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó, sáp nhập 4 xã: Mường Phăng, Nà Nhạn, Nà Tấu, Pá Khoang cùng một phần diện tích và dân số của 2 xã: Thanh Luông, Thanh Hưng vào thành phố Điện Biên Phủ. Từ đó, huyện Điện Biên còn lại 21 xã như ngày nay.
- Vị trí địa lý
Huyện Điện Biên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Điện Biên, có địa giới hành chính:
+ Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông. Phía đông bắc giáp thành phố Điện Biên Phủ.
+ Phía Tây và Nam giáp nước bạn Lào.
+ Phía Đông nam giáp huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
+ Phía Bắc giáp huyện với Mường Chà.
- Diện tích, dân số
Huyện Điện Biên có diện tích 1.396,27 km², dân số năm 2022 là 102.479 người, mật độ dân số đạt 73 người/km², có 8 dân tộc cùng sinh sống. Huyện có cửa khẩu Tây Trang thông thương với Lào tại xã Na Ư.
- Địa hình
Huyện Điện Biên là một huyện thuộc tỉnh Điện Biên, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam. Địa hình huyện Điện Biên khá đa dạng, gồm nhiều dạng địa hình như núi cao, thung lũng sông, đồng bằng và vùng trũng. Địa hình của huyện được chia thành 2 vùng rõ rệt:
+ Lưu vực: Có độ cao trên 400m so với mực nước biển, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là sản xuất lúa), phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, là nơi tập trung trung tâm dân cư, trung tâm kinh tế – văn hóa – xã hội của huyện Điện Biên và tỉnh Điện Biên.
+ Vùng núi cao và vùng sâu: có độ cao từ 1.000m trở lên, đỉnh cao nhất là Pu Pha Sung. Với địa hình chủ yếu là gò đồi, núi cao, đất dốc thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và phát triển thủy điện.
- Du lịch
Huyện Điện Biên là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Điện Biên, nằm ở độ cao trung bình từ 500 – 600 mét so với mực nước biển. Với nét hoang sơ, tươi đẹp và giàu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, huyện Điện Biên đang trở thành điểm du lịch yêu thích của nhiều du khách. Một số điểm du lịch hấp dẫn của huyện Điện Biên: Hầm Đờ Cát, Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Suối nước nóng U Va, Suối nước nóng Hua Pe, Cánh đồng Mường Thanh, Hồ Pá Khoang.
- Kinh tế
Huyện Điện Biên phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp và du lịch.
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của huyện Điện Biên với sản phẩm chủ lực là lúa, sắn, đậu các loại và hoa màu. Các sản phẩm nông nghiệp của huyện Điện Biên đang được sản xuất và phát triển dưới nhiều hình thức, từ truyền thống đến hiện đại, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Du lịch là một ngành kinh tế tiềm năng khác của Điện Biên với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Huyện cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội văn hóa của đồng bào các dân tộc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.
- Khí hậu
Huyện Điện Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có chế độ khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc; mùa đông tương đối lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,60C, cao nhất 36 – 370C, thấp nhất dưới 100C. Lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1.500 mm, độ ẩm trung bình 84 – 85%; số giờ nắng 1.900 – 2.000 giờ/ năm. Trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Điện Biên hay có gió lốc cục bộ, đầu mùa mưa thường có mưa đá xảy ra.
THAM KHẢO THÊM: