Tài sản công được giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho hoạt động quản lý, phục vụ cho các hoạt động vì lợi ích quốc gia, lợi ích nhân dân. Dựa trên nhu cầu thực tế thì có thể yêu cầu chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy quy định về chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công được thể hiện với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công:
Chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công là một trong những chế định quan trọng liên quan đến hoạt động quản lý sử dụng tài sản công. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công thì chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công được biết đến là việc thay đổi mục đích sử dụng của tài sản công, khi thực hiện cần quan tâm đến đặc điểm, tính chất của tài sản, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công để chuyển đổi sao cho phù hợp.
- Liên quan đến cách thức thực hiện việc chuyển đổi thì được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 41
Nghị định quy định, đó là: Cá nhân, tổ chức tiến hành chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo nội dung đã được ghi nhận tại Điều 13 Nghị định này.151/2017/NĐ-CP
Soi chiếu đến Điều 13 Nghị định 151/2017/NĐ-CP thì những nội dung để tiến hành chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công là:
+ Mục đích của việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công: khi quyết định thay đổi mục đích sử dụng của tài sản công cần phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của tài sản, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.
+ Quyết định chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công cũng chỉ được thực hiện bởi cá nhân, cơ quan có thẩm quyền:
Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc giao, đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công quyết định việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công trong trường hợp không thay đổi cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công;
Trong trường hợp thay đổi cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản công thì cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản công quyết định việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công.
- Trình tự, thủ tục quyết định chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này:
Căn cứ nhu cầu sử dụng trên thực tế thì khi chuyển đổi công năng sử dụng của tài sản công đang được giao quản lý, sử dụng, cơ quan nhà nước thì cần lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều này xem xét, quyết định. Theo ghi nhận thì bộ hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công sẽ cần có các loại giấy tờ khác nhau:
+ Cần chuẩn bị 01 văn bản đề nghị của cơ quan nhà nước có nhu cầu chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công: 01 bản chính;
+ Cung cấp được văn bản đề nghị của các cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;
+ Ngoài ra, Danh mục tài sản đề nghị chuyển đổi công năng sử dụng (chủng loại, số lượng; mục đích sử dụng hiện tại, mục đích sử dụng dự kiến chuyển đổi; lý do chuyển đổi) cũng bắt buộc phải có 01 bản chính;
+ Đồng thời cũng cần có hồ sơ liên quan đến quyền quản lý, sử dụng và mục đích sử dụng tài sản công.
– Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định chuyển đổi tài sản công: Tính từ thời điểm đã nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện các hoạt động để xem xét trong thời hạn 30 ngày. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cần ban hành quyết định chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công hoặc gửi cho đối tượng có yêu cầu bằng văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị chuyển đổi công năng sử dụng không phù hợp. Một Quyết định chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công được coi là hợp lệ cả về mặt hình thức và nội dung khi có chứa những thông tin sau:
+ Cung cấp được thông tin là tên cơ quan nhà nước được chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công;
+ Trình bày được đầy đủ và chính xác danh mục tài sản được chuyển đổi công năng sử dụng (chủng loại, số lượng; mục đích sử dụng hiện tại, mục đích sử dụng được chuyển đổi; lý do chuyển đổi);
+ Xác định được trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý, sử dụng theo mục đích sử dụng mới, thực hiện việc điều chỉnh thông tin về tài sản trên sổ tài sản của cơ quan và báo cáo kê khai về tài sản công theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.
2. Khi chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công có phải tuân thủ hoạt động báo cáo không?
Theo quy định hiện hành thì việc báo cáo tài sản công sẽ được áp dụng đối với trường hợp sử dụng tài sản công, cụ thể tại Điều 125 Nghị định 151/2017/NĐ-CP đã thể hiện những nội dung cụ thể như sau:
- Pháp luật đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công đó là tuân thủ việc báo cáo đối với tài sản công được giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quy định tại khoản 2 Điều này;
- Tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công sẽ thực hiện việc báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính, mục đích của hoạt động này là để quản lý thống nhất, tập trung trong phạm vi cả nước, cụ thể:
+ Đối với những loại tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ bao gồm: Trụ sở làm việc; quyền sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; xe ô tô các loại; tài sản cố định khác, trừ tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Ngoài ra, còn áp dụng với trường hợp là tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trừ tài sản đặc biệt phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an);
+ Đối với tài sản kết cấu hạ tầng;
+ Hoặc tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước;
+ Cuối cùng là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân cũng phải được báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên;
- Hành vi không thực hiện báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn của ơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công quy định tại khoản 2 Điều này thì có thể êu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ thanh toán các khoản chi phí liên quan đến tài sản phải báo cáo và không bố trí kinh phí mua sắm tài sản cố định vào dự toán ngân sách năm sau của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công bị xử lý theo quy định.
3. Việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công thuộc hình thức báo cáo kê khai tài sản công nào?
Hình thức báo cáo kê khai tài sản công là một trong những nội dung quan trọng, cần phải được tuân thủ theo đúng quy định để đảm bảo sự thống nhất trên thực tế. Tại khoản 6 Điều 126 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có quy định hình thức báo cáo kê khai tài sản công, bao gồm:
- Hình thức báo cáo kê khai thứ nhất: Được dùng để thực hiện việc báo cáo kê khai lần đầu khi áp dụng đối với những tài sản công hiện đang quản lý, sử dụng tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành. Riêng đối với tài sản công đã đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước theo quy định tại
Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ thì không phải báo cáo kê khai lần đầu theo quy định này; - Hình thức báo cáo kê khai thứ hai: Báo cáo kê khai bổ sung được áp dụng đối với các trường hợp có thay đổi về tài sản công do đầu tư xây dựng, mua sắm, nhận bàn giao; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản; thu hồi, giao, điều chuyển, tiêu hủy, bán, thanh lý, ghi giảm do bị mất, bị hủy hoại và các hình thức xử lý khác theo quy định của cơ quan, người có thẩm quyền; chuyển đổi công năng sử dụng của tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; đối tượng được giao báo cáo kê khai tài sản thay đổi tên gọi, chia tách, sáp nhập, giải thể theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Hình thức báo cáo kê khai định kỳ: được thực hiện bởi bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập theo quy định tại Điều 128 Nghị định này.
Như vậy, việc chuyển đổi công năng sử dụng tài sản công sẽ được áp dụng với hình thức báo cáo kê khai bổ sung để phục vụ cho quá trình quản lý nguồn tài sản công của cơ quan, tổ chức.
THAM KHẢO THÊM: