Cán bộ nhân viên trực ban chạy tàu ga xe lửa dù bất kể nắng mưa, bất kể ngày đêm đều phải hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình, chịu được áp lực công việc cao, đảm bảo an toàn cho chuyến tàu ra/vào bến. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tiêu chuẩn đối với cán bộ trực ban chạy tàu ga được ghi nhận cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn đối với cán bộ trực ban chạy tàu ga:
Để đảm bảo cho chuyến tàu diễn ra an toàn, luôn luôn phải có cán bộ nhân viên thường trực tại ga xe lửa. Tại ga đường sắt, bắt buộc phải có nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu, trong đó bao gồm các chức danh như: Nhân viên điều độ chạy tàu ga, cán bộ trực ban chạy tàu ga, nhân viên gác ghi, nhân viên gấp nối toa xe, nhân viên ghép nối đầu máy … Trong đó, cán bộ trực ban chạy tàu ga giữ chức danh vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cán bộ trực ban chạy tàu ga cần phải đáp ứng được các điều kiện căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư 15/2023/TT-BGTVT. Bao gồm các tiêu chuẩn như sau:
-
Cần phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn ở trình độ sơ cấp trở lên trong lĩnh vực điều hành chạy tàu hoặc trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt;
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe theo quy định cụ thể của Bộ trưởng Bộ y tế;
-
Cần phải có thời gian đảm nhiệm trực tiếp công việc của cả ba chức danh: Trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy/toa xe lửa. Và trong đó mỗi chức danh cần phải có thời gian đảm nhận công việc ít nhất trong khoảng thời gian là 02 tháng;
-
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ trực ban chạy tàu ga do các tổ chức/doanh nghiệp sử dụng chức danh trực ban chạy tàu ga tổ chức kiểm tra.
Như vậy, các cán bộ trực ban chạy tàu ga cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn nêu trên.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ trực ban chạy tàu ga:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Thông tư 15/2023/TT-BGTVT, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ trực ban chạy tàu ga. Bao gồm:
(1) Nhiệm vụ của các cán bộ trực ban chạy tàu ga bao gồm:
+ Điều hành quá trình lập đường tàu, xếp dỡ các loại hàng hóa, đón tiễn hành khách lên/xuống tàu hỏa, tổ chức công tác dồn khách, tổ chức hoạt động đón khách, tiễn khách và các nhiệm vụ khác có liên quan trực tiếp tại nhà ga theo biểu đồ và lịch trình tàu chạy, thực hiện theo đầy đủ mệnh lệnh chỉ huy, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu trong ngành đường sắt, quy trình chạy tàu và các công tác dồn đường sắt;
+ Kiểm tra các điều kiện an toàn trong quá trình vận hành, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật an toàn, các vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến an toàn về người, an toàn về phương tiện, an toàn về trang thiết bị hàng hóa trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình;
+ Lập thành phần hồ sơ vụ việc, lập hồ sơ sự cố khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.
(2) Quyền hạn của các cán bộ trực ban chạy tàu ga bao gồm:
+ Các cán bộ trực ban chạy tàu ga có quyền từ chối tổ chức chạy tàu trong trường hợp nhận thấy chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn cần thiết và có trách nhiệm báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu ga/hoặc nhân viên điều độ chạy tàu tuyến;
+ Cán bộ trực ban chạy tàu ga có quyền đình chỉ nhiệm vụ đối với các chức danh như: Trưởng dồn, nhân viên gác ghi, các nhân viên ghép nối đầu máy/toa xe lửa trong trường hợp các nhân viên này có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quy chuẩn an toàn kĩ thuật quốc gia trong quá trình khai thác đường sắt, vi phạm tín hiệu đường sắt, quy trình tàu chạy, vi phạm công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp, hành vi vi phạm có khả năng uy hiếp trực tiếp đến an toàn đường sắt, sau đó cần phải báo cáo ngay cho Trưởng ga để bố trí người thay thế sao cho phù hợp (trong trường hợp ga tàu hỏa đó không có chức danh điều độ chạy tàu ga);
+ Cán bộ trực ban chạy tàu ga có quyền báo cáo doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp sử dụng các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, lái tàu, phụ lái tàu, gác cầu chung, gác đường ngang, gác hầm đường sắt, đình chỉ nhiệm vụ trong trường hợp các cá nhân này khi lên ban, thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quy chuẩn an toàn kĩ thuật quốc gia trong quá trình khai thác đường sắt, vi phạm quy định về tín hiệu đường sắt, vi phạm quy trình chạy tàu, vi phạm công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp, uy hiếp trực tiếp đến an toàn ngành đường sắt.
Tóm lại, trực ban chạy tàu ga có nhiều nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng. Trực ban chạy tàu ga hoàn toàn có quyền đình chỉ nghiệp vụ đối với các chức danh trưởng dồn trong trường hợp chức danh này có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quy chuẩn an toàn kĩ thuật quốc gia trong quá trình khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình tàu chạy, công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp, uy hiếp trực tiếp đến an toàn ngành đường sắt, sau đó báo cáo cho Trưởng ga tàu hỏa để bố trí người thay thế trong trường hợp các ga tàu hoả không có chức danh điều độ chạy tàu ga.
3. Nhân viên trực ban chạy tàu ga thực hiện hành vi lập tàu không đúng quy chuẩn kỹ thuật bị phạt bao nhiêu tiền?
Nhân viên trực ban chạy tàu ga khi có hành vi lập tàu không đúng quy chuẩn an toàn kĩ thuật quốc gia về khai thác đường sắt sẽ bị phạt tiền căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Điều luật này quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khám/sửa chữa toa xe, lập tàu và thử hãm. Cụ thể:
(1) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với nhân viên khám phương tiện khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi không thực hiện việc khám đoàn tàu, sửa chữa đoàn tàu đi/đến, hoặc thực hiện khám và sửa chữa đoàn tàu đi/đến tuy nhiên không đúng nội dung, hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
+ Tiến hành hoạt động sửa chữa toa tàu trên đường sắt trong khi ga tàu hỏa đó chưa thực hiện đầy đủ biện pháp phòng vệ theo quy định của pháp luật;
+ Để toa tàu hỏa không đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đấu nối vào đoàn tàu;
+ Không phát hiện kịp thời, phát hiện tuy nhiên không sửa chữa kịp thời các hư hỏng của phương tiện dẫn đến chậm tàu.
(2) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng giữ chức danh nhân viên điều độ chạy tàu ga, các cán bộ trực ban chạy tàu ga thực hiện hành vi lập tàu không đúng quy định về an toàn kĩ thuật quốc gia trong quá trình khai thác đường sắt.
(3) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các cá nhân giữ chức danh nhân viên điều độ chạy tàu ga, các cán bộ trực ban chạy tàu ga khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Lập tàu ga có ghép nối toa xe lửa tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn kĩ thuật quốc gia và bảo vệ môi trường, ngoại trừ trường hợp phương tiện di chuyển để nhằm mục đích chạy thử nghiệm hoặc đưa phương tiện bị hư hỏng về cơ sở sửa chữa;
+ Có hành vi lập tàu ghép nối các toa xe lửa vận tải động vật, vận tải hàng hóa có mùi hôi thối, vận tải các loại hóa chất dễ cháy nổ, các loại hóa chất độc hại và hàng hóa nguy hiểm vào toa xe lửa chở hành khách.
THAM KHẢO THÊM: