Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi muốn hưởng lương hưu thì cần phải đáp ứng được điều kiện về số năm tham gia chế độ bảo hiểm xã hội và độ tuổi nghỉ hưu. Nhiều người hiện nay thắc mắc, trong trường hợp người lao động đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì có nên tiếp tục đóng hay không?
Mục lục bài viết
1. Đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm có nên đóng tiếp không?
1.1. Trường hợp đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm, dừng đóng bảo hiểm và chờ hưởng lương hưu:
Nhiều người lao động tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội từ sớm. Khi đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, người lao động lựa chọn phương án dừng đóng bảo hiểm xã hội và cho hưởng lương hưu. Trong trường hợp dừng đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi và hạn chế như sau:
Thứ nhất, về quyền lợi. Có thể kể đến một số quyền lợi người lao động được hưởng như:
(1) Được hưởng trợ cấp thôi việc. Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định, trong trường hợp người lao động đã làm việc liên tục cho người sử dụng lao động với thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thì khi nghỉ việc đúng pháp luật, người lao động đó sẽ có cơ hội được nhận trợ cấp thôi việc. Số tiền được hưởng trợ cấp thôi việc tính theo công thức như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x số năm làm việc tính còn trợ cấp thôi việc của người lao động x tiền lương được tính trợ cấp.
Trong đó:
+ Thời gian tính trợ cấp thôi việc = Thời gian làm việc thực tế – Thời gian tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian làm việc đã được chi trả tiền trợ cấp thôi việc;
+ Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động = Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo
(2) Được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Luật Việc làm năm 2013 có quy định về trợ cấp thất nghiệp, theo đó người lao động đã tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp với thời gian từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động đó sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp. Người lao động cần phải nộp thành phần hồ sơ xin hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp trong khoảng thời gian 03 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Mức hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp của người lao động sẽ được tính theo công thức như sau:
Mức trợ cấp thất nghiệp theo tháng = 60% x Số tiền lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng liền kề của người lao động trước khi thất nghiệp.
Trong đó, thời gian được sử dụng để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động như sau:
+ Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động từ 12 tháng đến 36 tháng sẽ được tính là 03 tháng trợ cấp thất nghiệp;
+ Người lao động đóng thêm 12 tháng thì sẽ được tính thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp;
+ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động là 12 tháng.
(3) Được hưởng lương hưu mỗi tháng khi đủ tuổi nghỉ hưu. Theo đó, người lao động tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ đủ 20 năm trở lên khi đến độ tuổi nghỉ hưu thì sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng. Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức hưởng lương hưu. Được tính theo công thức như sau:
Lương hưu/tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu x mức bình quân tiền lương : thu nhập đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu đối với mức đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm là:
+ Lao động nữ được xác định là 55%;
+ Lao động nam được xác định là 45%.
Thứ hai, về hạn chế. Trong trường hợp người lao động chỉ đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, sau đó dừng đóng bảo hiểm xã hội để cho hưởng lương thì mất hưởng lương hưu hàng tháng sẽ tương đối thấp. Cụ thể:
+ Lao động nam được xác định là 45% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội;
+ Lao động nữ được xác định là 55% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
1.2. Trường hợp đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm, vẫn tiếp tục đóng cho đến khi đủ độ tuổi nghỉ hưu:
Trong trường hợp người lao động đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội tuy nhiên vẫn tiếp tục đóng cho đến khi đủ độ tuổi nghỉ hưu sẽ bao gồm một số quyền lợi và hạn chế như sau:
Thứ nhất, về quyền lợi. Bao gồm:
(1) Người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp chưa nhận lương hưu. Người lao động vẫn sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp tương tự như trường hợp nghỉ việc sau khi đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội theo như phân tích nêu trên.
(2) Người lao động được hưởng lương hưu với mức cao hơn. Lương hưu hàng tháng sẽ được tính theo công thức như sau:
Lương hưu hàng tháng = tỷ lệ hưởng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
+ Đối với lao động nam, người lao động đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng tỷ lệ 45%, đồng thời cứ mỗi năm đóng thêm thì sẽ được tính thêm 2%, tối đa là 75%;
+ Đối với lao động nữ, người lao động đóng đủ bảo hiểm xã hội 15 năm sẽ được hưởng tỷ lệ 45%, sau đó cứ mỗi năm đóng thêm sẽ được tính tăng 2%, tối đa là 75%.
(3) Người lao động được nhận trợ cấp một lần khi về hưu nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội vượt quá số năm được tính bằng tỷ lệ 75%. Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đó là:
+ Đối với lao động nữ, thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm;
+ Đối với lao động nam, thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 35 năm.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 75 Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 thì trợ cấp một lần sẽ được tính theo công thức như sau:
+ Mức hưởng đối với lao động nữ = (Số năm đóng bảo hiểm xã hội – 30) x 0.5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội;
+ Mức hưởng đối với lao động nam = (Số năm đóng bảo hiểm xã hội – 35) x 0.5 x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, về hạn chế. Có thể kể đến những hạn chế như sau:
(1) Người lao động không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc. Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao động năm 2019 thì người lao động đáp ứng đầy đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ không được chi trả trợ cấp thôi việc sau khi người lao động đó chấm dứt hợp đồng lao động.
(2) Người lao động không được nhận trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nhận lương hưu nay khi đủ tuổi. Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Luật Việc làm năm 2013, người lao động đang hưởng lương hưu hàng tháng thì sẽ không được giải quyết chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động sẽ không thể đồng thời nhận cả lương hưu và tiền trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó sẽ bị thiệt vài tháng lương hưu.
Tóm lại, trong mỗi trường hợp thì người lao động sẽ có một số quyền lợi và hạn chế nhất định. Tuy nhiên, lời khuyên Luật Dương Gia dành cho bạn đó là nếu bạn đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì nên tiếp tục đóng tiếp bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ độ tuổi nghỉ hưu, khi đó bạn sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì có nên tiếp tục đóng hay không? Và nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, có thể ngay lập tức liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.
2. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động gồm khoản nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 89 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó:
-
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định cụ thể thì tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ được xác định là tiền lương theo bậc, cấp bậc quân hàm, các khoản phụ cấp chức vụ, theo phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Đối với người lao động được quy định cụ thể tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 (tức là những người đang hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn) thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sẽ được xác định là mức lương cơ sở;
-
Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động. Bắt đầu kể từ 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được xác định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung theo quy định của pháp luật về lao động;
-
Trong trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở. Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về vấn đề truy thu/truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động.
Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động hiện nay bao gồm: Phụ cấp lương, mức lương và các khoản bổ sung khác. Tuy nhiên, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở.
THAM KHẢO THÊM: