Hầu hết các cặp vợ chồng khi bước vào đời sống hôn nhân thì đều hướng tới việc của con để nhằm vun vén cho cuộc sống gia đình, vì con cái được xem là tài sản lớn nhất của vợ chồng. Tuy nhiên bên cạnh việc có con chung, nhiều gia đình cũng có con riêng. Vậy con riêng không có trong hộ khẩu thì có được chia tài sản hay không?
Mục lục bài viết
1. Con riêng không có trong hộ khẩu được chia tài sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 610 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về quyền bình đẳng trong vấn đề thừa kế của các cá nhân. Theo đó, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và bình đẳng về quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc hưởng di sản theo pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 626 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về quyền của người lập di chúc. Theo đó, người lập di chúc có các quyền cơ bản như sau:
-
Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, có quyền truất quyền hưởng di sản đối với người thừa kế;
-
Người lập di chúc có quyền phân định phần di sản của mình cho từng người thừa kế;
-
Có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản của mình để thờ cúng hoặc di tặng;
-
Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho những người thừa kế;
-
Có quyền chỉ định người giữ di chúc, chỉ định người quản lý di sản, chỉ định người phân chia di sản.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật sẽ được xác định theo thứ tự như sau:
-
Hàng thừa kế thứ nhất được xác định bao gồm: vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
-
Hàng thừa kế thứ hai được xác định bao gồm: ông nội của người chết, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
-
Hàng thừa kế thứ ba được xác định bao gồm: cụ nội của người chết, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết trong trường hợp người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết trong trường hợp người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Qua đó thì có thể thấy, con riêng mặc dù không có trong hộ khẩu vẫn có thể được chia tài sản vì những lý do cơ bản sau:
(1) Con riêng không có trong di chúc thì người con riêng đó vẫn được hưởng các quyền giống như con chung trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, đồng thời cha mẹ có con riêng cũng không được thực hiện các hành vi phân biệt đối xử giữa con riêng và con chung trong thời kỳ hôn nhân, cần phải được đối xử bình đẳng giữa con chung và con riêng.
(2) Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, người để lại di chúc hoàn toàn có quyền quyết định ai là người được phân chia di sản, nếu như trong trường hợp con riêng không có trong hộ khẩu nhưng người con riêng đó vẫn có tên trong di chúc hợp pháp của người để lại di sản thì vẫn sẽ có quyền được hưởng phần di sản theo nguyện vọng của người để lại di chúc.
(3) Theo quy định của pháp luật dân sự về hàng thừa kế theo pháp luật, pháp luật hiện nay không phân biệt hàng thừa kế thứ nhất là con riêng hai con chung trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, pháp luật chỉ quy định đó là con đẻ của người để lại di sản. Như vậy, trong trường hợp là con đẻ (bao gồm cả con chung và con riêng) thì đều được xác định là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Tóm lại, con riêng không có trong hộ khẩu hoàn toàn vẫn có thể được chia tài sản khi bố hoặc mẹ ruột của mình qua đời. Và con riêng của người để lại di sản vẫn có quyền được hưởng phần di sản ngang hàng với con chung trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
2. Những trường hợp con riêng không có trong hộ khẩu nhưng vẫn được chia tài sản:
Căn cứ theo quy định tại Điều 644 và Điều 630 của Bộ luật Dân sự năm 2015, những trường hợp con riêng không có trong hộ khẩu nhưng vẫn được hưởng di sản như sau:
Thứ nhất, hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 644 của Cô lập dân sự năm 2015 có quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Theo đó, những người sau đây sẽ được hưởng hai phần ba (2/3) suất của một người thừa kế theo pháp luật trong trường hợp di sản được chia theo pháp luật, người lập di chúc không cho họ hưởng di sản hoặc người lập di chúc chỉ cho họ hưởng một phần ít hơn hai phần ba (2/3) suất thừa kế. Bao gồm:
-
Con chưa thành niên, cha mẹ, vợ chồng của người để lại di sản;
-
Con đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động.
Như vậy, trong trường hợp con riêng không có trong hộ khẩu tuy nhiên vẫn sẽ được hưởng di sản mặc dù không có tên trong di chúc hợp pháp của người chết khi thuộc trường hợp: Con đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động, hoặc trong trường hợp là con chưa thành niên của người để lại di sản.
Thứ hai, được chia di sản dựa vào nội dung của di chúc. Căn cứ theo quy định tại Điều 630 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về di chúc hợp pháp. Theo đó, di chúc hợp pháp khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
-
Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập di chúc, người lập di chúc không bị lừa dối hoặc đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào;
-
Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, nội dung không trái đạo đức xã hội, hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật.
3. Con riêng không có trong hộ khẩu có những quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Theo đó:
-
Cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương và tôn trọng ý kiến của con, chăm lo cho quá trình học tập và giáo dục để con có thể phát triển lành mạnh về thể chất, phát triển tốt về trí tuệ, tinh thần, phát triển đạo đức tốt, trở thành người con hiếu thảo cho gia đình, và trở thành công dân có ích cho xã hội;
-
Cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên tuy nhiên bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động, đồng thời không có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình;
-
Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 cho con là cá nhân chưa thành niên, hoặc con đã thành niên tuy nhiên bị mất năng lực hành vi dân sự;
-
Không được thực hiện hành vi phân biệt đối xử với con dựa trên cơ sở về giới và phân biệt đối xử dựa trên tình trạng hôn nhân của cha mẹ, không được thực hiện hành vi lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên tuy nhiên bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động, không được thực hiện hành vi xúi giục hoặc ép buộc con thực hiện hoạt động trái quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 70 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của con. Theo đó, con có quyền được cha mẹ yêu thương, tôn trọng, thực hiện các quyền lợi hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, có quyền học tập và giáo dục, được quyền phát triển lành mạnh về thể chất, phát triển về đạo đức và trí tuệ.
Vì vậy, cha mẹ không được thực hiện hành vi phân biệt đối xử với con, trong đó bao gồm cả con riêng trước thời kỳ hôn nhân và con chung trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Hay nói cách khác, con riêng trước thời kỳ hôn nhân của một bên vợ/hoặc chồng cũng sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi giống như con chung trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Cụ thể bao gồm:
-
Quyền về nhân thân, quyền về tài sản;
-
Quyền được học tập và giáo dục;
-
Quyền được phát triển lành mạnh về trí tuệ, thể chất và đạo đức;
-
Con chưa thành niên, con đã thành niên tuy nhiên bị mất năng lực hành vi dân sự, con đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động và đồng thời không có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình thì có quyền chung sống với cha mẹ, được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng và chăm nom;
-
Con đã thành niên sẽ có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, tự do lựa chọn môi trường học tập, lựa chọn nơi cư trú, nâng cao khả năng trình độ văn hóa, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế văn hóa, hoạt động xã hội theo nhu cầu và nguyện vọng riêng/khả năng riêng của bản thân.
THAM KHẢO THÊM: