Mẫu sổ quản lý tài sản thiết bị trường học văn bản ban hành trong nội bộ trường học, văn bản này được nhiều người quan tâm khi nhắc đến vấn đề quản lý các loại tài sản và trang thiết bị trường học. Dưới đây là mẫu sổ quản lý tài sản thiết bị trường học mới nhất có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu sổ quản lý tài sản thiết bị trường học mới nhất:
Mẫu sổ quản lý tài sản thiết bị trường học mới nhất Luật Dương Gia cung cấp cho quý bạn đọc tham khảo như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
IÊN BẢN QUẢN LÝ TÀI SẢN, THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC
Vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm tại … tổ kiểm kê tài sản vật tư thiết bị dạy học được thành lập theo Quyết định số: … của Hiệu trưởng … đã tiến hành kiểm kê kho … từ ngày … đến ngày … tháng … năm …
I. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ TIẾN HÀNH:
– Kiểm kê, đánh giá chất lượng thiết bị dạy học trong kho … do ông (bà) … phụ trách (quản lý);
– Đối chiếu số lượng và chất lượng của các thiết bị so với đầu năm học và hóa đơn xuất, nhập thiết bị.
II. KẾT QUẢ KIỂM TRA:
– Số lượng và chất lượng (tỉ lệ %) thiết đã được kiểm kê có phụ lục kèm theo.
– Tổng số loại thiết bị được kiểm tra: …
– Số thiết bị bị mất mát, hư hỏng so với kì kiểm kê liềm kề: …
– Tổng số loại thiết bị Không còn sử dụng được cần thanh lý: …
III. NHẬN XÉT:
– Công tác bảo quản: …
– Hiệu quả sử dụng: …
– Nhận xét khác: …
IV. CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ …
HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) | TỔ KIỂM KÊ (Ký và ghi rõ họ tên) | NGƯỜI PHỤ TRÁCH KHO (Ký và ghi rõ họ tên) |
Phụ lục kèm theo biên bản:
MẪU BIỂU KÈM THEO BIÊN BẢN KIỂM KÊ
STT | Tên thiết bị | Đầu năm (hoặc kì kiểm kê liền kề) | Kết quả kiểm kê | ||
Số lượng | Chất lượng | Số lượng | Chất lượng | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Việc quản lý, sử dụng tài sản công cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Quá trình quản lý và sử dụng tài sản công cần phải đảm bảo theo các nguyên tắc được quy định cụ thể tại Điều 6 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Bao gồm các nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
-
Mọi tài sản công bắt buộc phải được nhà nước trao quyền quản lý, giao quyền sử dụng và các hình thức giao quyền khác cho các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị và đối tượng khác theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
-
Tài sản công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư bắt buộc phải được quản lý, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, lưu giữ, được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những loại tài sản có nguy cơ chịu rủi ro tổn thất cao do thiên tai/hỏa hoạn hoặc các trường hợp bất khả kháng khác thì bắt được phải được quản lý rủi ro về tài chính thông qua hoạt động bảo hiểm hoặc thông qua các công cụ khác phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Tài sản công được xác định là tài nguyên thiên nhiên thì bắt buộc phải được kiểm kê và thống kê bằng hiện vật, sau đó ghi nhận đầy đủ thông tin phù hợp với tính chất của tài sản và đặc điểm của tài sản, được quản lý và bảo vệ/khai thác theo quy hoạch, kế hoạch, trong quá trình khai thác cần phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Tài sản công phục vụ cho công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, đảm bảo và giữ vững an ninh quốc phòng toàn dân của các cơ quan, tổ chức và đơn vị bắt buộc phải được sử dụng một cách tiết kiệm, quá trình sử dụng cần phải đảm bảo tính hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, đúng công năng, đúng chức năng, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, đúng định mức và chế độ theo quy định của pháp luật;
-
Quá trình khai thác nguồn lực tài chính từ các loại tài sản công cần phải tuân thủ theo cơ chế thị trường, khai thác phải đảm bảo tính hiệu quả, công khai, công bằng, đúng pháp luật và minh bạch;
-
Quá trình sử dụng và quản lý tài sản công cần phải được thực hiện dựa trên cơ sở minh bạch, công khai, đảm bảo khả năng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng;
-
Việc quản lý và sử dụng tài sản công cần phải được thanh tra kiểm tra, kiểm toán và giám sát trực tiếp bởi cơ quan có thẩm quyền, mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề quản lý và sử dụng tài sản công cần phải được xử lý nghiêm minh/kịp thời theo các điều luật tương ứng.
3. Nội dung công khai tài sản công gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 có quy định về vấn đề công khai tài sản công. Theo đó, quá trình công khai tài sản công cần phải được tiến hành đầy đủ và kịp thời, chính xác và phù hợp với quy định của pháp luật, trong trường hợp không thực hiện hoạt động công khai tài sản công và công khai tài sản công không đầy đủ, không kịp thời, không chính xác thì sẽ bị xử lý theo các điều luật tương ứng. Cụ thể:
(1) Nội dung công khai tài sản công bao gồm:
+ Văn bản quy phạm pháp luật, định mức, thủ tục hành chính và tiêu chuẩn về tài sản công;
+ Tình hình đầu tư xây dựng tài sản công, mua sắm, chuyển giao, cho thuê, sử dụng, điều chuyển, thu hồi, chuyển đổi công năng, mua bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công;
+ Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ các loại tài sản công.
(3) Hình thức công khai tài sản công bao gồm các hình thức như sau:
+ Công khai tài sản công bằng hình thức đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ tài chính, của các bộ/cơ quan ngang bộ có liên quan, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Công khai tài sản công thông qua hình thức niêm yết tại trụ sở của các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức lại đơn vị được giao chức năng quản lý/sử dụng tài sản công;
+ Công khai tài sản công thông qua hình thức công bố tại cuộc họp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chức năng quản lý và sử dụng tài sản công;
+ Hình thức công khai tài sản công khác theo quy định của pháp luật.
(3) Trách nhiệm công khai tài sản công được quy định cụ thể như sau:
+ Bộ tài chính là cơ quan nhà nước có thẩm quyền công khai đối với tài sản công của cả nước;
+ Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan ở cấp trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp là các cơ quan có trách nhiệm công khai đối với các loại tài sản công thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình;
+ Các cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao chức năng quản lý, sử dụng tài sản công cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ công khai đối với các loại tài sản công thuộc phạm vi quản lý và sử dụng của mình;
+ Kiểm toán nhà nước là cơ quan có trách nhiệm và nghĩa vụ công khai kết quả kiểm toán trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công, các hoạt động khác có liên quan đến quá trình quản lý và sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
Như vậy, nội dung và hình thức công khai tài sản công sẽ được thực hiện đúng với quy định cụ thể tại Điều 8 của Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.
Tóm lại, quá trình quản lý và sử dụng tài sản công đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thực thi hiệu quả chế độ sở hữu, quản lý và sử dụng tài sản công tại Việt Nam là một trong những yêu cầu nòng cốt để có thể bảo vệ và phát huy tối đa giá trị muốn được quốc gia, đảm bảo phúc lợi xã hội và đảm bảo quyền lợi cơ bản cho người dân, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
THAM KHẢO THÊM: