Nghị định 56/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 24/07/2023, có hiệu lực từ ngày 15/08/2023; nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 00/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 về quản lý và sử dụng con dấu; Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt nội dung Nghị định 56/2023/NĐ-CP ngày 24/07/2023 của Chính phủ:
Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ từ ngày 15/8/2023 theo Nghị định 56/2023/NĐ-CP, bao gồm:
+ Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP ;
+ Văn bản quy định tại điểm a khoản 4 nộp trên cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.
Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ;
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP ; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày.
Tóm lại: Nghị định 56/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 24/07/2023, có hiệu lực từ ngày 15/08/2023; nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của
2. Thuộc tính Nghị định 56/2023/NĐ-CP:
Số hiệu: | 56/2023/NĐ-CP |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Ngày ban hành: | 24/07/2023 |
Ngày công báo: | 06/08/2023 |
Người ký: | Nguyễn Minh Chính |
Loại văn bản: | Nghị định |
Ngày hiệu lực: | 15/08/2023 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Nghị định 56/2023/NĐ-CP có còn hiệu lực không?
Nghị định 56/2023/NĐ-CP được ban hành ngày 24/07/2023, có hiệu lực từ ngày 15/08/2023. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Nghị định 56/2023/NĐ-CP:
Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu
Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
5. Toàn văn nội dung Nghị định 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ:
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 96/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN, NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU, NGHỊ ĐỊNH SỐ 137/2020/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 11 NĂM 2020 QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÁO
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về quản lý và sử dụng con dấu, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 quy định về quản lý, sử dụng pháo.
Điều 1, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (sau đây viết gọn là
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) là văn bản do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở đầu tư kinh doanh các ngành, nghề quy định tại Điều 3 Nghị định này. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp cho cơ sở kinh doanh dưới dạng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử và có giá trị pháp lý tương đương, nếu cơ sở kinh doanh có yêu cầu thì cấp đồng thời bản giấy và bản điện tử khi Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an được hoàn thiện đưa vào hoạt động.”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoan 3; điểm a khoản 4 Điều 19 như sau:
a. Sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 3 như sau:
“a. Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);
b. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này nhưng thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.”
b. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 như sau:
“a. Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của lực lượng vũ trang.;
Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của lực lượng vũ trang thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh..”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1; khoản 2 và bổ sung khoản 5, 6 vào sau khoản 4 Điều 23 như sau:
a. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 như sau:
“d. Đối với chi nhánh, cơ sở kinh doanh trực thuộc có địa điểm kinh doanh ngoài địa điểm của cơ sở kinh doanh chính mà không thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan Công an quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định này thì nộp hồ sơ cho cơ quan Công an có thẩm quyền nơi chi nhánh, cơ sở kinh doanh trực thuộc đặt địa điểm kinh doanh để có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý.”
b. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Hình thức nộp hồ sơ:
Cơ sở kinh doanh chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ sau đây:
a. Nộp trực tiếp cho cơ quan Công an có thẩm quyền;
b. Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;
c. Nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).”
c. Bổ sung khoản 5, 6 vào sau khoản 4 như sau:
“5. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
6. Các cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Điều 19, Điều 20 và khoản 1 Điều 21 Nghị định này thì không phải nộp các tài liệu quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 19; khoản 4 Điều 20 và các điểm b, c khoản 1 Điều 21 khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin về các tài liệu nêu trên trên môi trường điện tử.
Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm công bố thủ tục hành chính cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thành việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin trên môi trường điện tử.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 24 như sau:
“a. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh, gồm:
Cơ sở kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ (trừ kinh doanh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ); kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh dịch vụ lưu trú được xếp hạng từ 05 sao trở lên; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn (trừ cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn); kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an.”
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 24 như sau:
“2. Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm:
a. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1 Điều này), gồm: Kinh doanh các loại pháo; kinh doanh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh vận chuyển tiền chất thuốc nổ; sản xuất con dấu; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; sản xuất, mua, bán quần, áo, mũ quân phục, quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; kinh doanh dịch vụ đặt cược; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in; cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô trên 20 phòng; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh dịch vụ vũ trường; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh máy, thiết bị (bao gồm cả linh kiện, phụ tùng, trang thiết bị sản xuất): Máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các thiết bị giám sát điện thoại di động khác; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn.
Cơ sở kinh doanh thuộc Quân đội và đơn vị sự nghiệp có thu của các cơ quan, tổ chức cấp trung ương và cấp tỉnh trên địa bàn quản lý.
Các cơ sở kinh doanh khác chưa được quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này; các cơ sở kinh doanh do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an có văn bản ủy quyền.
b. Chủ trì sát hạch và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ do đơn vị thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.
3. Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều này), gồm: Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô từ 10 đến 20 phòng; cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn; kinh doanh dịch vụ karaoke; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh khí; cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ in; đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự của cơ quan, tổ chức cấp huyện.”
7. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 24 như sau:
“4. Công an cấp xã chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh, bao gồm: Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có quy mô kinh doanh dưới 10 phòng, cơ sở kinh doanh khí là hộ kinh doanh.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 32 như sau:
“b. Có bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).”
9. Thay cụm từ “Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an” tại khoản 4 Điều 37.
10. Thay thế Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP bằng Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 về quản lý và sử dụng con dấu (sau đây viết gọn là
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 3 như sau:
“12. Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu là văn bản của cơ quan đăng ký mẫu con dấu chứng nhận cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đã đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng, được cấp cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước dưới dạng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử và có giá trị pháp lý tương đương, nếu cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có yêu cầu thì cấp đồng thời bản giấy và bản điện tử khi Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an được hoàn thiện đưa vào hoạt động.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 7 như sau:
“3. Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục hoặc đơn vị tương đương Tổng cục.”
3. Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 như sau:
“1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục về con dấu theo quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16 và Điều 17 Nghị định này cho cơ quan đăng ký mẫu con dấu quy định tại Điều 12 Nghị định này theo một trong các hình thức sau:
a. Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan đăng ký mẫu con dấu;
b. Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;
c. Nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an (trừ các văn bản, giấy tờ không được phép đăng tải qua hệ thống mạng theo quy định của pháp luật).
2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thông tin, văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
a. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận hồ sơ, ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ, ngày trả kết quả và giao trực tiếp cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ;
b. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay và hướng dẫn để cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước hoàn thiện hồ sơ;
c. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, cơ quan đăng ký mẫu con dấu phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 7 Điều này về việc từ chối giải quyết hồ sơ.
3. Người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử liên hệ nộp hồ sơ quy định tại Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 16 Nghị định này phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.”
4. Bổ sung khoản 8 vào sau khoản 7 Điều 11 như sau:
“8. Quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 16 như sau:
“2. Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm con dấu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước, trong đó nêu rõ lý do và người được cử liên hệ nộp hồ sơ.
3. Đối với tổ chức kinh tế đăng ký thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm con dấu của người đứng đầu tổ chức kinh tế, trong đó nêu rõ lý do và người được cử liên hệ nộp hồ sơ.”
6. Thay thế, bổ sung một số cụm từ tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP như sau:
a. Thay thế cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an” tại khoản 1 Điều 12.
b. Bổ sung cụm từ “và người được cử liên hệ nộp hồ sơ” sau cụm từ “trong đó nêu rõ lý do” tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 15, Điều 17.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 24 như sau:
“8. Cơ quan, tổ chức bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động, kết thúc nhiệm vụ hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động, giấy đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động hoặc con dấu bị mất được tìm thấy sau khi đã bị hủy giá trị sử dụng con dấu quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 18 Nghị định này phải nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan đã cấp kèm theo văn bản nêu rõ lý do và người được cử liên hệ để thực hiện.”
8. Thay thế Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 99/2016/NĐ-CP bằng Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 về quản lý, sử dụng pháo (sau đây viết gọn là Nghị định số 137/2020/NĐ-CP)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 10 như sau:
“4. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ, gồm:
a. Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;
b. Văn bản quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ;
c. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn 60 ngày.”
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 11 như sau:
“8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 12 như sau:
“2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp, quyết định.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 13 như sau:
“3. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, cung cấp phục vụ bắn pháo hoa nổ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này, thực hiện như sau:
a. Hồ sơ đề nghị, gồm: Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người chịu trách nhiệm vận chuyển; chủng loại, số lượng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và thiết bị, phụ kiện bắn pháo hoa nổ; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; thời gian vận chuyển; họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người điều khiển phương tiện; nơi đi, nơi đến, tuyến đường vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này. Bản sao đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước hoặc giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp vận chuyển pháo hoa nổ quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này thì trong hồ sơ phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
b. Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và gửi trực tiếp về Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam;
c. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cấp giấy phép vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d. Giấy phép vận chuyển có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển phải nộp lại cho cơ quan cấp giấy phép.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 như sau:
“1. Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa, thuốc pháo hoa; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.”
6. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 15 như sau:
“4. Văn bản quy định tại khoản 1 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ.”
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“Điều 16. Thủ tục cấp giấy phép mua, giấy phép vận chuyển pháo hoa để kinh doanh
1. Thủ tục cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh thực hiện như sau:
a. Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; mã số doanh nghiệp; số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; chủng loại, số lượng pháo hoa; tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh pháo hoa theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b. Văn bản quy định tại điểm b khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ;
c. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cấp giấy phép mua pháo hoa theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d. Giấy phép mua pháo hoa có thời hạn 30 ngày.
2. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa để kinh doanh
a. Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; họ tên, chức vụ, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người chịu trách nhiệm vận chuyển; chủng loại, số lượng pháo hoa; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người điều khiển phương tiện; thời gian vận chuyển; nơi đi, nơi đến, tuyến đường vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
b. Văn bản quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho tổ chức, doanh nghiệp. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp nộp văn bản đề nghị tại cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đến liên hệ;
c. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d. Giấy phép vận chuyển chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, phải nộp lại cho cơ quan đã cấp giấy phép.”
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo
1. Đối tượng phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
a. Người quản lý;
b. Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
c. Người được giao quản lý kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
d. Chỉ huy bắn pháo hoa nổ;
đ. Người sử dụng pháo hoa nổ;
e. Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
2. Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa
a. Người quản lý;
b. Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa;
c. Người được giao quản lý kho pháo hoa, thuốc pháo hoa;
d. Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa, thuốc pháo hoa và tại cửa hàng kinh doanh pháo hoa; nhân viên bán pháo hoa; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa, thuốc pháo hoa.
3. Nội dung huấn luyện
a. Quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo; hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa;
b. Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo và trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa; tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyển; cách sắp xếp, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển;
c. Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
d. Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
đ. Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;
e. Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản;
g. Thành phần, tính chất, phân loại và chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
h. Quy trình xuất, nhập, thống kê pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;
i. Các phương pháp bắn và biện pháp bảo đảm an toàn khi bắn pháo hoa nổ; ảnh hưởng của bắn pháo hoa nổ đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi bắn pháo hoa nổ; xây dựng phương án bắn pháo hoa nổ.
4. Căn cứ vào đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền huấn luyện quy định tại khoản 7 Điều này xây dựng nội dung, chương trình huấn luyện phù hợp với từng đối tượng.
5. Thủ tục đề nghị huấn luyện thực hiện như sau:
a. Hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; nội dung, số lượng người, thời gian, địa điểm huấn luyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này. Lập danh sách cá nhân tham gia huấn luyện ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu và 02 ảnh màu chụp kiểu chân dung cỡ 03 cm x 04 cm, mặc trang phục theo quy định (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ);
b. Hồ sơ lập thành 01 bộ gửi về Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng;
c. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ và tổ chức huấn luyện theo quy định hoặc có văn bản đồng ý cho phép tổ chức, doanh nghiệp tổ chức huấn luyện.
6. Việc tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 6 Điều này thực hiện như sau:
a. Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình huấn luyện và ra quyết định về việc mở lớp huấn luyện báo cáo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng;
b. Bố trí cán bộ huấn luyện bảo đảm tiêu chuẩn thực hiện huấn luyện;
c. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng ra quyết định mở lớp huấn luyện cho các đối tượng quy định tại điểm a, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp đề nghị. Đối với các đối tượng quy định tại điểm b, c, đ, e khoản 1 và điểm b, c, d khoản 2 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc huấn luyện tổ chức, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng kiểm tra, cấp giấy chứng nhận.
7. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với các đối tượng quy định tại điểm a, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này. Tổ chức, doanh nghiệp được phép nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, báo cáo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với các đối tượng quy định tại điểm b, c, đ, e khoản 1 và điểm b, c, d khoản 2 Điều này.
8. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và có thời hạn 4 năm.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
1. Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp tình hình việc tổ chức bắn pháo hoa nổ của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức bắn pháo hoa nổ.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại khoản 7, 8 Điều 11 Nghị định này.”
10. Thay thế Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP bằng Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Nghị định này.
11. Bổ sung Phụ lục VI, VII, VIII, IX vào sau Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP, gồm:
a. Phụ lục VI mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ, thiết bị phụ kiện bắn pháo hoa nổ, pháo hoa, thuốc pháo hoa;
b. Phụ lục VII mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép mua pháo hoa để kinh doanh;
c. Phụ lục VIII mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ, pháo hoa;
d. Phụ lục IX mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo.
Điều 4. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ đã được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn tiếp tục có giá trị sử dụng; trường hợp cấp đổi, cấp lại sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Đối với hồ sơ cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được tiếp nhận và đang xem xét giải quyết theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP thì hồ sơ cấp mới, cấp đổi, cấp lại thực hiện theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp theo mẫu quy định tại Nghị định này.
4. Đối với hồ sơ đề nghị đăng ký lại mẫu con dấu, hồ sơ đề nghị đăng ký thêm con dấu, hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đã được tiếp nhận và đang xem xét giải quyết theo quy định tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP thì thực hiện theo Nghị định số 99/2016/NĐ-CP.
5. Đối với hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo hoa nổ và thiết bị phụ kiện bắn pháo hoa nổ; xuất khẩu, nhập khẩu, mua, vận chuyển pháo hoa, thuốc pháo hoa; hồ sơ huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo đã được tiếp nhận và đang xem xét giải quyết theo quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP thì hồ sơ thực hiện theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP, mẫu Giấy phép được cấp theo mẫu quy định tại Nghị định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này và thực hiện công bố thủ tục hành chính theo quy định thuộc phạm vi chức năng quản lý của mình.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính