Hiện nay, việc kinh doanh theo hướng nhượng quyền thương hiệu đã và đang phát triển rất nhiều vì tính tiện lợi, ưu điểm cao trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại còn tồn động khá nhiều rủi ro. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên:
Mục lục bài viết
1 1. Thế nào là nhượng quyền thương hiệu?
Nhượng quyền thương hiệu được hiểu là hình thức kinh doanh theo đó một cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức sẽ cho phép một bên khác sử dụng thương hiệu của mình với mục đích kinh doanh sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian do các bên thỏa thuận.
Bên nhượng quyền sẽ cho phép nhận nhận quyền thương hiệu được sử dụng thương hiệu, quy trình kinh doanh, công thức để thực hiện kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tương tự dưới thương hiệu đó và bên nhận quyền thương hiệu sẽ chi trả một chi phí nhất định cho bên nhượng quyền thương hiệu.
Căn cứ tại Điều 284 Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH 2019
+ Đối với việc mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ phải được tiến hành trên cơ sở cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.
+ Đối với việc điều hành công việc kinh doanh, bên nhượng quyền có quyền được kiểm soát và giúp cho bên nhận quyền.
Nhượng quyền thương hiệu hiện nay có 03 hình thức chính như sau:
+ Nhượng quyền thương hiệu tên thương mại: được hiểu là bên nhận quyền sẽ được cấp phép để sử dụng tên thương mại và nhãn hiệu của hệ thống nhượng quyền nhằm mục đích kinh doanh.
+ Nhượng quyền thương hiệu sản phẩm/dịch vụ: được hiểu là bên nhận quyền được phép sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền nhằm mục đích bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
+ Nhượng quyền thương hiệu sản xuất: được hiểu là bên nhận quyền sử dụng quy trình, công thức, bí quyết sản xuất của bên nhượng quyền. Cụ thể như nhận nhượng quyền công thức sản xuất nước giải khát của thương hiệu Number 1,…
2. Những rủi ro khi nhượng quyền thương hiệu cần lưu ý:
Thứ nhất, rủi ro pháp lý:
Thương hiệu mang tính sở hữu trí tuệ rất cao. Một nội dung rất quan trọng trong quá trình nhượng quyền thương hiệu là phải yêu cầu bên bán cung cấp đầy đủ phần chứng nhận bảo hộ thương hiệu để nhằm tránh những rủi ro về mặt pháp lý.
Bởi trên thực tế có nhiều trường hợp đã xảy ra là bên nhượng quyền thương hiệu vẫn đang trong quá trình đăng ký bảo hộ, chưa được cấp văn bằng bảo hộ chính thức nên có rất nhiều rủi ro lớn nếu như không tra cứu thông tin và nắm bắt rõ đủ các hồ sơ.
Thứ hai, rủi ro phụ thuộc:
Khi kinh doanh theo hướng nhận nhượng quyền thương mại bên nhận nhượng quyền thương hiệu sẽ có lợi trong việc không mất công phải suy nghĩ, tính toán đến chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, chính vì thế lại mất đi tính chủ động trong công việc do bị phụ thuộc vào thương hiệu mẹ.
Thứ ba, rủi ro bị chiếm dụng vốn:
Trong tinh hình kinh doanh phát triển như hiện nay, rất nhiều đối tượng đã lợi dụng việc nhượng quyền thương hiệu để “lùa gà”, chiếm đoạt số tiền của bên nhận nhượng quyền thương hiệu bỏ ra.
Thứ tư, rủi ro hiệu ứng chuỗi: việc này được hiểu là khi một cơ sở gặp vấn đề sẽ dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng, như vậy theo tiềm thức của khách hàng sẽ có ấn tượng không tốt với thương hiệu đó. Điều này ắt hẳn sẽ làm ảnh hưởng đến những chuỗi cửa hàng khác.
Thứ năm, rủi ro tài chính của công ty mẹ:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có những thời điểm công ty mẹ tài chính gặp vấn đề, có khó khăn thì khi đó rất dễ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung và kéo theo các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Thứ sáu, rủi ro cạnh tranh:
Thực tế, hình thức kinh doanh theo hướng chuyển nhượng thương hiệu đang rất phát triển và được ưa chuộng nhiều. Khi nhiều người cùng kinh doanh theo hướng nhận nhượng quyền thương hiệu thì ắt hẳn việc cạnh tranh sẽ rất cao và trở lên khốc liệt hơn. Sự lan rộng của việc nhượng quyền khiến cho số lượng cửa hàng tăng lên đáng kể, làm cho thị trường trở nên quá đông đúc.
3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu gồm có:
+ Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu).
+ Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại.
+ Các văn bản xác nhận về nội dung sau: tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương hiệu; trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ thì có văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, bên dự kiến nhượng quyền thương mại sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền, cụ thể gồm:
+ Bộ thương mại có trách nhiệm thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam (gồm hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam); hoạt động nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài (gồm hoạt động nhượng quyền thương mại từ lãnh thổ Việt Nam vào Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam).
+ Sở thương mại, Sở Thương mại Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền có trách nhiệm đăng ký kinh doanh thực hiện đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước (ngoại trừ hoạt động chuyển giao ranh giới khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong thời gian 05 ngày làm việc tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau đó thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
Nếu như hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản để bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo là 02 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ.
Trường hợp cơ quan Nhà nước từ chối việc đăng ký thì phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
4. Mẫu đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:
Mẫu MĐ-1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
……, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Kính gửi: Bộ công thương
Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa)……..
Tên thương nhân viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):……..
Tên thương nhân viết tắt (nếu có):…….
[Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư] số:….
Do:……Cấp ngày:……/…../……
Quốc tịch của thương nhân:…
Vốn điều lệ:……….
Ngành, nghề kinh doanh:……..
Lĩnh vực dự kiến nhượng quyền:……
Hình thức nhượng quyền:…….
Địa chỉ của trụ sở chính:…….
Điện thoại:…….Fax: …….
Email (nếu có):……
Đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ [Việt Nam ra nước ngoài/nước ngoài vào Việt Nam]
[Địa điểm nhượng quyền:…….]
Thương nhân xin cam kết: Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn này và hồ sơ kèm theo.
Kèm theo đơn: – ……..; – ……..; | Đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên và đóng dấu) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH Luật thương mại.
Thông tư số 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
THAM KHẢO THÊM: