Theo quy định, để sử dụng vũ khi thô sơ thì cần phải thực hiện thủ tục khai báo vũ khí thô sơ và sử dụng vũ khí thô sơ. Vậy pháp luật quy định thế nào về thủ tục khai báo vũ khí thô sơ? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ phân tích về thủ tục cấp giấy xác nhận khai báo vũ khí thô sơ theo quy định hiện nay
Mục lục bài viết
- 1 1. Thủ tục cấp giấy xác nhận khai báo vũ khí thô sơ:
- 2 2. Những đối tượng nào được thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ hiện nay?
- 3 3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ gồm những nội dung gì?
- 4 4. Việc tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận vũ khí thô sơ được thực hiện như thế nào?
1. Thủ tục cấp giấy xác nhận khai báo vũ khí thô sơ:
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022, thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ thực hiện tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức ở trung ương hiện có nhu cầu cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.
- Nếu trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cho người được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giao nộp hồ sơ.
- Đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa đầy đủ, chính xác thì sẽ phải hướng dẫn bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ không tiếp nhận hồ sơ và sẽ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến nêu rõ lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, cơ quan, tổ chức được cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ sẽ có trách nhiệm đến nhận Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ hoặc nhận qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính.
Trong đó:
- Cách thức thực hiện:
+ Tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an;
+ Tiến hành nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;
+ Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
- Thời hạn để giải quyết được xác định là 05 ngày làm việc
2. Những đối tượng nào được thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, khái niệm vũ khí thô sơ được định nghĩa như sau:
- Vũ khí thô sơ được hiểu là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, trong đó bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu. Có thể hiểu, vũ khí thô sơ là những vũ khí được tạo thành từ thủ công hoặc công nghiệp, vũ khí thô sơ có cấu tạo và hoạt động một cách đơn giản.
- Về đối tượng được thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ, tiểu mục 5 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022 xác định chỉ những đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 mới được cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, các đối tượng được thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ trong đó bao gồm:
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Kiểm lâm, Kiểm ngư;
- An ninh hàng không;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, tiểu mục 5 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ trong đó bao gồm:
- Văn bản để đề nghị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí thô sơ cần trang bị;
- Bản sao về quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Giấy giới thiệu ;- Bản sao thẻ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
Theo đó, hồ sơ nêu trên sẽ được lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
4. Việc tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận vũ khí thô sơ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư
Cán bộ được giao nhiệm vụ sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục về cấp, đổi, cấp lại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và thực hiện theo quy định sau đây:
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục (hồ sơ hợp lệ)
+ Tiến hành ghi vào sổ theo dõi hồ sơ đã tiếp nhận.
+ Viết và trả giấy hẹn, giấy biên nhận gửi đến cho người đến nộp hồ sơ theo các nội dung sau: Họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của cán bộ tiếp nhận hồ sơ; giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; thời gian trả kết quả và ký, ghi rõ họ, tên.
+ Đối với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai chưa chính xác thì sẽ phải có trách nhiệm hướng dẫn bằng văn bản ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại. Sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn thì cán bộ tiếp nhận thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
+ Đối với trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì sẽ không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản, ghi rõ lý do không tiếp nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã đề nghị.
+ Cán bộ sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ phải có trách nhiệm báo cáo và chuyển hồ sơ đó đến lãnh đạo cấp phòng (trường hợp hồ sơ nộp tại Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội), chỉ huy cấp đội (trường hợp hồ sơ nộp tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh) để phân công cán bộ nghiên cứu, kiểm tra hồ sơ theo quy định.
- Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận khai báo vũ khí thô sơ, cán bộ sau khi đã tiếp nhận hồ sơ phải báo cáo và chuyển hồ sơ đó đến Trưởng Công an cấp xã.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận vũ khí thô sơ được thực hiện theo như quy định trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017;
– Thông tư 50/2014/TT-BCA quy định về cấp, đổi, cấp lại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
THAM KHẢO THÊM: