Tài sản cố định có vai trò đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp, tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới mục tiêu tạo ra lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tài sản cố định chưa sử dụng có được trích khấu hào hay không?
Mục lục bài viết
1. Tài sản cố định chưa sử dụng có được trích khấu hao?
Tài sản cố định là những loại tài sản có giá trị lớn, tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, không bị tiêu thụ hoặc không bị phá hủy trong quá trình sản xuất kinh doanh hướng tới mục tiêu tạo ra lợi ích kinh tế. Vì vậy tài sản cố định có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đối với bộ phận kế toán thì vấn đề trích khấu hao tài sản cố định là một trong những vấn đề quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định tất cả các tài sản cố định hiện có trong các doanh nghiệp đều phải bắt buộc thực hiện thủ tục trích khấu hao, ngoại trừ những tài sản cố định sau đây:
-
Các loại tài sản cố định đã khấu hao hết toàn bộ giá trị của tài sản đó tuy nhiên vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
-
Các loại tài sản cố định đã thực hiện thủ tục khấu hao tuy nhiên chưa hết và bị mất;
-
Tài sản cố định do công ty và doanh nghiệp trực tiếp quản lý tuy nhiên không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp tài sản cố định thuê tài chính;
-
Các loại tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, thực hiện thủ tục hạch toán trong sổ sách kế toán của công ty và doanh nghiệp;
-
Các loại tài sản cố định có được đừng quên viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân trong xã hội sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học;
-
Các loại tài sản cố định vô hình, thông thường là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc các loại tài sản nhận được từ hoạt động nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp;
-
Các tài sản cố định loại 06 và được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư 45/2013/TT-BTC (ví dụ tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật), sẽ không phải trích khấu hao mà chỉ cần mở sổ sách theo dõi chi tiết giá trị hao mòn theo từng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản đó;
-
Tài sản cố định sử dụng phục vụ cho hoạt động phúc lợi dành cho người lao động của các doanh nghiệp, ngoại trừ tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp như nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, nhà trông xe, phòng y tế, trạm y tế để phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh, bể nước sạch, phương tiện đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo dạy nghề cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
Theo đó thì có thể nói, tài sản cố định chưa sử dụng hay tài sản cố định đã sử dụng đều phải trích khấu hao theo quy định của pháp luật.
2. Cách xác định loại tài sản cố định khi khấu hao:
Tài sản cố định hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, tuy nhiên thông tư này cũng không có đưa ra cách xác định đối với tài sản cố định trong quá trình khấu hao. Có thể hiểu một cách thông thường, tài sản cố định là loại tài sản có thời gian sử dụng cố định, khấu hao theo thời gian, đồng thời cũng có thể phân loại tài sản cố định thành nhiều loại hình tài sản khác nhau, như tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định tương tự. Cụ thể, từng loại tài sản cố định như sau:
-
Đối với tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định hữu hình là những loại tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, các loại tư liệu lao động này được sử dụng nhằm mục đích thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuy nhiên các tài sản cố định đó vẫn có thể giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như kiến trúc, máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa;
-
Tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình là những loại tài sản cố định không có hình thái vật chất, đây là điểm khác biệt cơ bản giữa tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình thể hiện một lượng giá trị nhất định đã được đầu tư vào tài sản đó để nhằm mục đích thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sử dụng đất, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả;
-
Tài sản cố định thuê tài chính. Tài sản cố định thuê tài chính là những loại hình tài sản cố định mà doanh nghiệp và công ty thuê của doanh nghiệp cho thuê tài chính. Khi hết thời hạn thuê tài sản cố định này, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản cố định thuê tài chính đó hoặc cũng có thể tiếp tục lựa chọn hình thức gia hạn hợp đồng thuê theo các điều kiện mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải được xác định bằng một giá trị tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm các bên ký kết hợp đồng. Mọi tài sản cố định thuê tài chính nếu không thỏa mãn quy định nêu trên thì sẽ được coi là tài sản cố định thuê hoạt động;
-
Tài sản cố định tương tự. Tài sản cố định tương tự được xem là loại tài sản cố định có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, cùng một ngành nghề và có giá trị tương đương với nhau.
3. Lưu ý cần tránh khi xác định tài sản cố định:
Trong quá trình xác định tài sản cố định, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây để hạn chế sai sót có thể xảy ra:
-
Xác định nguyên giá tài sản cố định. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm tổng chi phí mua bán tài sản cố định, chi phí vận chuyển tài sản cố định, chi phí lắp đặt và vận hành tài sản cố định cùng với các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng hoạt động. Các doanh nghiệp và công ty cần phải căn cứ vào chứng từ, giấy tờ tài liệu, thành phần hồ sơ hợp lệ để có thể xác định chính xác nguyên giá tài sản cố định;
-
Xác định thời gian khấu hao tài sản cố định. Căn cứ vào khung khấu hao tài sản cố định để có thể xác định thời gian khấu hao tài sản cố định một cách chính xác, tùy từng loại tài sản cố định khác nhau thì thời gian khấu hao tài sản cố định cũng được quy định khác nhau;
-
Xác định phương pháp khấu hao Tài sản cố định. Căn cứ vào đặc điểm của từng loại tài sản cố định, tính chất của từng loại tài sản cố định, tình hình thực tế của các doanh nghiệp để có thể lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định sao cho phù hợp;
-
Xác định giá trị còn lại của tài sản cố định. Giá trị còn lại của các tài sản cố định được xem là giá trị của tài sản cố định sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí khấu hao. Việc tính toán giá trị còn lại của các tài sản cố định hướng tới mục tiêu đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo tài chính khi nộp lên cơ quan có thẩm quyền;
-
Xác định thời điểm ghi nhận tài sản cố định. Thời điểm ghi nhận tài sản cố định là thời điểm các công ty đáp ứng đầy đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định theo quy định của pháp luật, và thông thường thời điểm ghi nhận tài sản cố định là sau khi công ty đã hoàn thành quá trình mua sắm, nghiệm thu, chế tạo, xây dựng, bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;
– Thông tư
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính).
THAM KHẢO THÊM: