Trong ngành du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò quan trọng, xác nhận năng lực và tư cách của người hành nghề. Tuy nhiên, một số cá nhân và doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế đã tìm cách cho thuê hoặc mượn thẻ hướng dẫn viên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ du lịch và vi phạm các quy định pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Có được cho thuê thẻ hướng dẫn viên du lịch không?
Theo Điều 64
-
Thẻ hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi trong những trường hợp hướng dẫn viên du lịch có một trong các hành vi sau đây:
+ Thực hiện các hành vi làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
+ Cho phép hoặc để cho cá nhân khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch của mình để hành nghề;
+ Không đảm bảo các điều kiện hành nghề hoặc điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định của Luật Du lịch;
+ Giả mạo hồ sơ khi cấp, cấp đổi, hoặc cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch.
-
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch có quyền quyết định thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch. Quyết định thu hồi thẻ này sẽ được công bố công khai trên trang thông tin điện tử quản lý hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục Du lịch và cơ quan thu hồi thẻ.
-
Hướng dẫn viên du lịch đã bị thu hồi thẻ chỉ được đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch sau 12 tháng kể từ ngày thẻ bị thu hồi.
Như vậy, nếu hướng dẫn viên du lịch cho thuê thẻ của mình để người khác hành nghề, thẻ hướng dẫn viên sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật. Đây không chỉ là hành vi vi phạm mà còn dẫn đến hậu quả pháp lý không đáng có cho cá nhân liên quan. Việc này nhằm đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động du lịch và bảo vệ quyền lợi, an toàn cho du khách cũng như uy tín của ngành du lịch.
2. Hướng dẫn viên du lịch cho người khác thuê thẻ của mình để hành nghề bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, hành vi cho thuê thẻ hướng dẫn viên du lịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
-
Đối với một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng:
+ Có hành vi kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
+ Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;
+ Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.
-
Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 Điều này thì tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
+ Đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều này thì tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
+ đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này thì tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
-
Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi được quy định tại điểm b và điểm c khoản 6 và khoản 7 Điều này;
+ Đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này thì sẽ bị buộc thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch như sau:
-
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đối với cá nhân là 50 triệu đồng và đối với tổ chức là 100 triệu đồng.
-
Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này áp dụng đối với tổ chức.
-
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
-
Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, cá nhân có hành vi cho thuê thẻ hướng dẫn viên du lịch không chỉ phải đối mặt với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, mà còn có thể bị tước quyền sử dụng thẻ trong một khoảng thời gian nhất định và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp. Điều này nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động du lịch.
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân cho thuê thẻ hướng dẫn viên du lịch là bao lâu?
Điều 2a của Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 của Nghị định 129/2021/NĐ-CP, quy định rõ ràng về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch như sau:
-
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được xác định là 01 năm.
-
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được xác định như sau:
+ Thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì;
+ Thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì;
+ Trong trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập bởi người có thẩm quyền và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, thời hiệu xử phạt được tính từ thời điểm lập biên bản đến khi ra quyết định xử phạt, tuân theo quy định tại khoản 1 và các điểm a, b của khoản này.
Theo quy định nêu trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với cá nhân cho thuê thẻ hướng dẫn viên du lịch là 01 năm. Việc quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch như vậy nhằm đảm bảo rằng các hành vi vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, ngăn chặn các hành vi vi phạm tái diễn và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan trong ngành du lịch.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
-
Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch;
-
Nghị định 129/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo;
THAM KHẢO THÊM: