Hiện nay, các phòng khám đa khoa tư nhân được thành lập ngày càng nhiều giải quyết được phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Không chỉ vậy, người Việt Nam lại có xu hướng lựa chọn khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa do người nước ngoài khám, chữa bệnh.Vậy điều kiện người nước ngoài mở phòng khám tại Việt Nam thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện người nước ngoài mở phòng khám tại Việt Nam:
Giấy phép mở phòng khám theo hướng dẫn tại Điều 42 và Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
- Theo quy định tại Điều 42 quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
+ Có quyết định về việc thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
+ Có giấy phép hoạt động được do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 43 quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
+ Đáp ứng các quy định của quy chuẩn về kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
+ Có đủ người hành nghề phù hợp với các phạm vi hoạt động chuyên môn;
+ Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
- Đối với trường hợp đăng ký thành lập phóng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở sẽ phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.
- Ngoài ra, tại Mục 1 Chương III
Nghị định được bổ sung bởi khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể khi thành lập phòng khám chuyên khoa thì sẽ phải đảm bảo về điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa.109/2016/NĐ-CP
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi có nhu cầu thành lập phòng khám chuyên khoa thì anh/chị nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Y tế địa phương để được giải quyết.
Hồ sơ để đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa (cơ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nói chung) được quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
Ngoài ra, để được cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam thì người nước ngoài cần đáp ứng điều kiện tại Điều 19 Luật Khám chữa bệnh năm 2009 được sửa đổi bổ sung 2017. Thủ tục, hồ sơ xin cấp chứng chỉ thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 26 đến Điều 28 Luật này.
2. Người nước ngoài có thể mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam không?
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:
- Kinh doanh đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.
- Hoạt động của báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.
- Đánh bắt hoặc khai thác về hải sản.
- Dịch vụ và điều tra và an ninh.
- Các dịch vụ hành chính tư pháp, trong đó bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.
- Dịch vụ về việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Đầu tư xây dựng về hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
- Dịch vụ về việc thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình.
- Dịch vụ về việc thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận).
- Dịch vụ nổ mìn.
- Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ.
- Nhập khẩu, phá dỡ về tàu biển đã qua sử dụng.
- Dịch vụ về bưu chính công ích.
- Kinh doanh chuyển khẩu của hàng hóa.
- Kinh doanh về việc tạm nhập tái xuất.
- Thực hiện các quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối đối với các hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
- Thu, mua, xử lý đối với các tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
- Sản xuất về vật liệu hoặc thiết bị quân sự; kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, kỹ thuật,trang thiết bị, khí tài, phương tiện chuyên dụng quân sự và công an, linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;
- Kinh doanh đối với các dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.
- Dịch vụ về thiết lập, vận hành, bảo trì, duy trì báo hiệu hàng hải, khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải; dịch vụ khảo sát khu nước, vùng nước, luồng hàng hải công cộng và tuyến hàng hải phục vụ công bố Thông báo hàng hải; dịch Vụ khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước, cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải.
- Dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước, vùng nước và luồng hàng hải công cộng; dịch vụ thông tin điện tử hàng hải.
- Dịch vụ để kiểm định (kiểm tra, thử nghiệm) và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện giao thông vận tải (gồm hệ thống, tổng thành, thiết bị, linh kiện của phương tiện); dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện, thiết bị chuyên dùng, container, thiết bị đóng gói hàng nguy hiểm dùng trong giao thông vận tải; dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được lắp đặt trên các phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển; dịch vụ đăng kiểm tàu cá.
- Dịch vụ về điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên (bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, quản lý quỹ gen cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp).
- Nghiên cứu hoặc sử dụng các nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Như vậy, căn cứ theo như quy định trên, thì việc mở phòng khám tư nhân (cơ sở khám chữa bệnh tư nhân) không thuộc danh mục ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường, ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài do đó người nước ngoài có thể đầu tư để mở phòng khám tư nhân tại Việt Nam.
3. Thủ tục mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Để mở phòng khám tư nhân ở Việt Nam thì đầu tiên cần xin giấy chứng nhận đầu tư theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020:
- Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
+ Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
+ Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 37, 38 Luật này. Điều này sẽ được hướng dẫn bởi Điều 35, 36, 39, Điều 40 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, anh/chị có thể tham khảo thêm. Biểu mẫu anh/chị dùng mẫu ban hành theo Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT.
- Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, người nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP hoặc nộp đồng thời hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cùng với hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch Đầu tư.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia liên quan đến quy định về Điều kiện người nước ngoài mở phòng khám tại Việt Nam. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đầu tư 2020;
– Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 sửa đổi bổ sung 2017 ;
– Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh;
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
– Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: