Du lịch ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế, là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội, dưới góc độ xã hội thì du lịch là hoạt động nghỉ ngơi thư giãn và khám phá của con người. Vậy cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan Cục du lịch Quốc gia Việt Nam được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cơ cấu tổ chức của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Quyết định 1536/QÐ-BVHTTDL, có quy định về cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam. Theo đó, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam bao gồm cơ cấu tổ chức theo mô hình như sau:
(1) Cục trưởng và phó cục trưởng của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
(2) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:
+ Phòng Kế hoạch và tài chính;
+ Phòng Tổ chức cán bộ;
+ Phòng Quản lý lữ hành;
+ Phòng Quản lý lưu trú và du lịch;
+ Phòng Quản lý xúc tiến du lịch;
+ Phòng quan hệ quốc tế;
+ Văn phòng.
(3) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam bao gồm:
+ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch;
+ Trung tâm Thông tin du lịch.
2. Nhiệm vụ của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định 1536/QÐ-BVHTTDL, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam như sau:
(1) Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ trình lên Bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và Du lịch, để bộ trưởng tiếp tục trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền các vấn đề sau:
+ Các dự án luật, dự thảo đối với nghị quyết của Quốc Hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết của Chính phủ trong lĩnh vực du lịch, các đề án khác theo phân công của bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và Du lịch;
+ Chiến lược phát triển du lịch, chương trình phát triển du lịch, quy hoạch hệ thống du lịch, công trình quan trọng du lịch tầm quốc gia, các dự án quyết định của thủ tướng Chính phủ, chỉ thị của thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực du lịch;
+ Quá trình ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực du lịch phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Thành phần hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch quốc gia trên địa bàn từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
+ Vấn đề cho phép thành lập văn phòng đại diện trên lãnh thổ của Việt Nam đối với các cơ quan du lịch nước ngoài và các tổ chức du lịch quốc tế, các tổ chức du lịch khu vực.
(2) Trình lên bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và Du lịch để ra các quyết định như sau:
+ Kế hoạch dài hạn phát triển du lịch, kế hoạch trung hạn phát triển du lịch, kế hoạch ngắn hạn phát triển du lịch, đề án và dự án trong vấn đề du lịch;
+ Các thông tư và quyết định trong lĩnh vực du lịch;
+ Tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại nguồn tài nguyên du lịch, hướng dẫn tổ chức thực hiện quy hoạch xong vấn đề du lịch;
+ Hướng dẫn công nhận và quản lý khu du lịch, công nhận và quản lý điểm du lịch;
+ Thành phần hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp quốc gia;
+ Bảo vệ và phát triển, phát huy giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch;
+ Quy định về người có trách nhiệm phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, nội dung đào tạo bồi dưỡng và tổ chức thi chứng chỉ, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành trong lĩnh vực du lịch, quy trình và thủ tục thu hồi đối với giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
+ Quy định về tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch;
+ Quy định cụ thể về nội dung đào tạo, nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi cấp chứng chỉ và cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại các điểm du lịch, tiêu chuẩn sử dụng thành thạo ngoại ngữ của các hướng dẫn viên du lịch;
+ Ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh du lịch lữ hành, du lịch lưu trú, hướng dẫn du lịch, xúc tiến du lịch, quy hoạch du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, kinh doanh các loại dịch vụ du lịch khác.
(3) Xây dựng tiêu chí và tiêu chuẩn định mức kinh tế kĩ thuật, mức phí và lệ phí trong lĩnh vực du lịch, trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Tiến hành hoạt động tham mưu và giúp đỡ cho bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và Du lịch trong quá trình hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược chương trình và kế hoạch đề án, dự án trong vấn đề du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(5) Xây dựng và thực hiện chiến lược du lịch, kế hoạch xúc tiến du lịch, chương trình xúc tiến du lịch cấp quốc gia trong nước và phạm vi ngoài nước, điều phối các hoạt động có liên quan đến vấn đề xúc tiến du lịch liên vùng/liên địa phương theo phân cấp của chủ thể có thẩm quyền.
(6) Tổ chức hội nghị và tổ chức các buổi hội thảo về du lịch, nghiên cứu khảo sát thị trường, đánh giá chính sách phát triển thị trường, đánh giá sản phẩm du lịch, đánh giá nguồn nhân lực du lịch, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia, thương hiệu du lịch cấp địa phương, điều phối và liên kết các hoạt động du lịch liên quốc gia và liên tỉnh.
(7) Xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực du lịch, trình lên bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và du lịch đưa ra quyết định cuối cùng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật.
(8) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền và phổ biến thông tin trong lĩnh vực du lịch, hướng dẫn cung cấp các thông tin du lịch tại khu vực cửa khẩu quốc tế, khu du lịch và điểm du lịch phù hợp với quy định của pháp luật.
(9) Tổ chức thực hiện công tác thống kê chuyên ngành, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với quy định của pháp luật và theo phân cấp.
(10) Xây dựng, hướng dẫn, khai thác, sử dụng, quản lý đối với cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực du lịch.
(11) Hướng dẫn chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực du lịch phù hợp với quy định của pháp luật.
(12) Tổ chức thực hiện, tổ chức kiểm tra thực hiện các nội dung trong điều ước quốc tế về du lịch mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, gia nhập và tham gia các thỏa thuận quốc tế, xây dựng chương trình dự án quốc tế tài trợ trong lĩnh vực du lịch theo phân cấp của bộ trưởng và phù hợp với quy định của pháp luật.
(13) Tổ chức thực hiện các loại hình dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch thuộc thẩm quyền phân công và phân cấp phù hợp với quy định của pháp luật.
(14) Quản lý và tổ chức thực hiện thẩm định, quyết định công nhận, thu hồi đối với quyết định công nhận cơ sở lưu trú dịch vụ theo quy định của pháp luật, công bố danh sách các cơ sở lưu trú dịch vụ đã được xếp hạng, kiểm tra quá trình xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch, tổ chức kiểm tra chất lượng cơ sở lưu trú du lịch trên toàn quốc. Và các nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều 2 của …
3. Vị trí và vai trò của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Quyết định 1536/QÐ-BVHTTDL, có quy định về vị trí và chức năng của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam. Theo đó:
-
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ văn hóa thể thao và Du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam thực hiện chức năng tham mưu và giúp đỡ cho bộ trưởng Bộ văn hóa thể thao và Du lịch trong quá trình quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, tiến hành hoạt động tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực du lịch trên phạm vi cả nước, thực hiện nhiều công tác liên quan đến quá trình quản lý dịch vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật;
-
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam là tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam có con dấu hình quốc huy, đồng thời đặt trụ sở tại thành phố Hà Nội;
-
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam có tên trong giao dịch tiếng Anh là Viet Nam National Authority of Tourism (có thể viết tắt là VNAT).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 1536/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: