Rửa tiền là hành vi của các tổ chức và cá nhân nhằm mục đích hợp pháp hóa nguồn gốc của các loại tài sản do thực hiện hành vi phạm tội mà có. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền:
Nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền là một trong những chế định quan trọng và là biện pháp quan trọng, được lực lượng chức năng ưu tiên trong quá trình phòng chống tội phạm rửa tiền. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022 có quy định về biện pháp nhận biết khách hàng, theo đó nhận biết khách hàng bao gồm hoạt động thu thập, cập nhật, xác nhận các thông tin được quy định cụ thể tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022.
Để áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền, cần phải thực hiện một số giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Tiến hành thủ tục thu thập thông tin nhận biết khách hàng căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022.
Bước 2: Cập nhập thông tin nhận biết khách hàng căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022.
Bước 3: Tiến hành thủ tục xác minh thông tin nhận biết khách hàng, trong đó bao gồm xác minh thông tin nhận biết khách hàng căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022, hoặc cũng có thể xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua quá trình thuê tổ chức khác căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022. Ngoài ra, các chủ thể còn có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022.
2. Khi nào cần nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền?
Trong một số trường hợp nhất định cần phải áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022 có quy định về một số trường hợp nhận biết khách hàng. Theo đó, tổ chức tài chính bắt buộc phải áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng chống rửa tiền khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Trong trường hợp khách hàng lần đầu thực hiện thủ tục mở tài khoản hoặc lần đầu thiết lập quan hệ với các tổ chức tài chính;
- Trong trường hợp khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn, có thể bằng hoặc vượt quá định mức quy định của các tổ chức tài chính, khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử tuy nhiên thiếu thông tin liên quan đến: Tên của khách hàng, địa chỉ của người khởi tạo, số tài khoản của người khởi tạo …, thiếu thông tin liên quan đến mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản;
- Khi các tổ chức tài chính có nghi ngờ giao dịch liên quan hoặc các bên có liên quan đến giao dịch đó có tham gia vào hoạt động rửa tiền trái quy định của pháp luật;
- Khi các tổ chức tài chính có nghi ngờ về tính chính xác của những thông tin nhận biết khách hàng hoặc nghi ngờ về tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.
Đồng thời, Luật phòng chống rửa tiền năm 2022 cũng quy định về các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan cần phải áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Các tổ chức, cá nhân có kinh doanh các loại trò chơi có thưởng, trong đó bao gồm các trò chơi điện tử có thưởng, trò chơi trên mạng viễn thông, trò chơi trên mạng internet, xổ số/đặt cược, theo quy định của pháp luật cần phải nhận biết khách hàng trong trường hợp khách hàng đó có giao dịch với giá trị bằng hoặc vượt quá mức quy định;
- Các tổ chức và cá nhân kinh doanh ngành nghề bất động sản, ngoại trừ hoạt động cho thuê/cho thuê lại đối với bất động sản, ngoại trừ các dịch vụ tư vấn bất động sản, theo quy định của pháp luật thì cần phải có trách nhiệm nhận biết khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ kinh doanh bất động sản đó;
- Các tổ chức và cá nhân kinh doanh ngành nghề kim khí quý/đá quý theo quy định của pháp luật cần phải nhận biết khách hàng trong trường hợp khách hàng đó có phát sinh giao dịch mua bán kim khí quý, mua bán đá quý bằng tiền mặt, mua bán bằng ngoại tệ tiền mặt có giá trị bằng hoặc vượt quá mức quy định;
- Các tổ chức và cá nhân kinh doanh ngành nghề dịch vụ kế toán, dịch vụ công chứng, cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật cần phải có trách nhiệm nhận biết khách hàng khi tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, thực hiện thủ tục công chứng, thay mặt cho các khách hàng chuẩn bị điều kiện cần thiết để thực hiện các giao dịch có liên quan, thay mặt khách hàng để thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quản lý tiền, quản lý chứng khoán, quản lý tài sản của khách hàng, quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoặc tại các công ty chứng khoán, điều hành và quản lý công ty, tham gia vào hoạt động mua bán doanh nghiệp;
- Trong trường hợp các tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý và điều hành doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ giám đốc, cung cấp dịch vụ thư ký công ty cho bên thứ ba, cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý theo quy định của pháp luật cần phải tiến hành hoạt động nhận biết khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ thành lập và quản lý điều hành công ty, cung cấp dịch vụ giám đốc, cung cấp dịch vụ thư ký cho bên thứ ba và cung cấp các dịch vụ thỏa thuận pháp lý khác có liên quan.
3. Quy định về đánh giá rủi ro rửa tiền của đối tượng báo cáo:
Vấn đề đánh giá rủi ro về rửa tiền của các đối tượng báo cáo cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật phòng chống rửa tiền năm 2022 có quy định về vấn đề đánh giá rủi ro về rửa tiền của các đối tượng báo cáo. Theo đó:
- Đối tượng báo cáo theo quy định của pháp luật bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đánh giá rủi ro về rửa tiền. Kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền trong trường hợp này của các đối tượng báo cáo bắt buộc phải được lập thành văn bản và phải được cập nhật hằng năm. Trong trường hợp đối tượng báo cáo được xác định là các tổ chức, kết quả đánh giá và cập nhật rủi ro trong vấn đề rửa tiền bắt buộc phải được phê duyệt theo quy định nội bộ của các đối tượng báo cáo và được phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật;
- Đối tượng báo cáo theo quy định của pháp luật bắt buộc phải báo cáo bằng văn bản kết quả đánh giá và cập nhật rủi ro trong vấn đề rửa tiền cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng với bộ/ban ngành quản lý nhà nước theo lĩnh vực của đối tượng báo cáo trong khoảng thời gian 45 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày hoàn thành đối với đối tượng báo cáo là cá nhân, hoặc được tính bắt đầu kể từ ngày được phê duyệt trong trường hợp đối tượng báo cáo được xác định là tổ chức. Kết quả báo cáo, đánh giá, cập nhật rủi ro trong vấn đề rửa tiền bắt buộc phải được phổ biến trong toàn bộ hệ thống của các đối tượng báo cáo đó;
- Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ quy định cụ thể về tiêu chí đánh giá rủi ro, phương pháp đánh giá rủi ro trong vấn đề rửa tiền của các đối tượng báo cáo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng chống rửa tiền 2022.
THAM KHẢO THÊM: