Trong thời đại công nghiệp hiện đại hiện nay, có lẽ ít người quan tâm đến ngành chăn nuôi. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy, ngành chăn nuôi là một trong những lĩnh vực nông nghiệp chuyên nghiệp, quản lý và chăm sóc các loài động vật, nhằm mục đích cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm cho con người. Dưới đây là mẫu biên bản đánh giá điều kiện chăn nuôi mới nhất có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản đánh giá điều kiện chăn nuôi mới nhất:
Mẫu biên bản đánh giá điều kiện chăn nuôi mới nhất hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 04.ĐKCN ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi. Cụ thể như sau:
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH … SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN … ——————- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————- …., ngày…tháng…năm… |
BIÊN BẢN
Đánh giá điều kiện chăn nuôi
—————-
1. Căn cứ đánh giá: …
2. Thời gian đánh giá: …
3. Tên cơ sở được đánh giá: …
4. Địa điểm: …
Điện thoại: … Fax: …
5. Đại diện Đoàn đánh giá:
Ông (bà): … Chức vụ: …
Ông (bà): …Chức vụ: …
6. Đại diện cơ sở chăn nuôi:
Ông (bà): … Chức vụ: …
Ông (bà): …Chức vụ: …
7. Nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá thực hiện theo Phụ lục kèm theo Biên bản này.
Lấy mẫu (nếu có): …
8. Kết luận của Đoàn đánh giá: …
9. Ý kiến của cơ sở: …
Biên bản đã được đọc lại cho các bên cùng nghe và thống nhất ký tên. Biên bản được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý ngang nhau.
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ CHĂN NUÔI (Ký và ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Đánh giá điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi, có quy định cụ thể về vấn đề đánh giá điều kiện chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Theo đó:
(1) Nội dung đánh giá để được cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện chăn nuôi đối với mô hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
+ Đánh giá thành phần hồ sơ đăng ký cơ sở chăn nuôi dưới mô hình trang trại quy mô lớn theo mẫu do pháp luật quy định;
+ Đánh giá điều kiện trên thực tế của các cơ sở chăn nuôi bởi việc đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật chăn nuôi năm 2018, thực hiện cụ thể theo hướng dẫn tại mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi, ghi biên bản đánh giá theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
(2) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi, tiến hành thủ tục thành lập đoàn kiểm tra đánh giá điều kiện trên thực tế của các cơ sở chăn nuôi dưới mô hình trang trại quy mô lớn. Thành phần đoàn đánh giá sẽ bao gồm:
+ Trưởng đoàn đánh giá, đây được xác định là lãnh đạo cấp phòng trở lên, hoặc đó là cá nhân giữ chức vụ công chức có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi;
+ Cần phải có ít nhất 01 thành viên đã trải qua quá trình tập huấn về đánh giá điều kiện cơ sở chăn nuôi do cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Chăn nuôi tổ chức và tiến hành;
+ Cần phải có ít nhất 01 thành viên đáp ứng điều kiện về chuyên môn năng lực, có trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực chăn nuôi.
(3) Nội dung đánh giá, giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi dưới mô hình trang trại quy mô lớn bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
+ Đánh giá quá trình duy trì và đáp ứng đầy đủ điều kiện trên thực tế của các cơ sở chăn nuôi căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật chăn nuôi năm 2018;
+ Đánh giá quá trình thực hiện nghĩa vụ của các cơ sở chăn nuôi căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật chăn nuôi năm 2018.
(4) Tần suất đánh giá và giám sát duy trì đáp ứng đầy đủ điều kiện chăn nuôi đối với loại hình chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 24 tháng/lần. Đồng thời, trong trường hợp phát hiện các cơ sở chăn nuôi dưới mô hình trang trại quy mô lớn thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm về điều kiện chăn nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải tiến hành thủ tục đánh giá giám sát đột suất đối với cơ sở chăn nuôi này. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền đó là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải đề cao, đánh giá giám sát duy trì điều kiện chăn nuôi đối với các cơ sở chăn nuôi trang trại dưới quy mô lớn trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền đó là Cục chăn nuôi có thể chủ trì và phối hợp với Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiến hành thủ tục đánh giá giám sát duy trì đáp ứng đầy đủ điều kiện chăn nuôi đối với mô hình cơ sở chăn nuôi quy mô lớn tại địa phương.
3. Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện gì?
Chăn nuôi dưới mô hình trang trại cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật chăn nuôi năm 2018 có quy định về chăn nuôi trang trại. Theo đó, chăn nuôi trang trại cần phải đáp ứng được một số điều kiện và tiêu chuẩn như sau:
-
Vị trí xây dựng trang trại phục vụ cho quá trình chăn nuôi cần phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng miền, chiến lược phát triển chăn nuôi của cơ quan có thẩm quyền, đồng thời quá trình xây dựng trang trại cần phải đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật chăn nuôi năm 2018;
-
Trong quá trình chăn nuôi trang trại cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về nguồn nước, nguồn nước phục vụ cho quá trình chăn nuôi trang trại cần phải đảm bảo điều kiện chất lượng phục vụ cho hoạt động chăn nuôi, xử lý đầy đủ chất thải trong quá trình chăn nuôi;
-
Cần phải có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
-
Cần phải có chuồng trại phục vụ trong quá trình chăn nuôi, cần phải có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi, phù hợp với từng loại vật nuôi nhất định;
-
Cần phải có đầy đủ hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi, sử dụng thuốc thú y trong quá trình chăn nuôi, vắcxin để chữa bệnh cho vật nuôi, các thông tin khác đảm bảo truy suất nguồn gốc, lưu giữ đầy đủ thành phần hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 12 tháng kể từ khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
-
Cần phải có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động chăn nuôi đó, từ nguồn gây ô nhiễm đến các khu vực chăn nuôi trang trại. Tổ chức và cá nhân trong quá trình chăn nuôi trang trại quy mô lớn bắt buộc phải được cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện chăn nuôi bởi cơ quan có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Chăn nuôi 2018;
– Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi;
– Nghị định 46/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi.
THAM KHẢO THÊM: