Danh sách cử tri là tổng hợp danh sách đăng ký của công dân mang quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng đầy đủ điều kiện bầu cử tại đại biểu Quốc hội hoặc bầu cử tại đại biểu hội đồng nhân dân. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề lập, bổ sung và niêm yết danh sách cử tri?
Mục lục bài viết
1. Quy định về lập, bổ sung và niêm yết danh sách cử tri:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, sau khi lập danh sách cử tri, cơ quan lập danh sách cử tri cần phải niêm yết danh sách. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 có quy định về vấn đề niêm yết danh sách cử tri. Theo đó, chậm nhất trong khoảng thời gian 40 ngày trước ngày tiến hành thủ tục bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri bắt buộc phải thực hiện thủ tục niêm yết công khai danh sách cử tri tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, niêm yết công khai tại những địa điểm công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và quá trình niêm yết để nhân dân có thể kiểm tra được dễ dàng.
Về vấn đề lập danh sách cử tri, thuộc thẩm quyền của một số cơ quan, ban ngành nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 có quy định về thẩm quyền lập danh sách cử tri. Theo đó:
-
Danh sách cử tri sẽ do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo từng khu vực bỏ phiếu nhất định. Đối với đơn vị cấp huyện không có đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn thì cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ lập danh sách cử tri theo từng khu vực bỏ phiếu nhất định;
-
Danh sách cử tri trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sẽ do chỉ huy đơn vị lập theo quy định của pháp luật, danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân được lập theo từng đơn vị vũ trang để đưa vào danh sách cử tri của khu vực bỏ phiếu nơi đơn vị đo đóng quân. Quân dân có hộ khẩu thường trú tại địa phương gần với khu vực đóng quân hoàn toàn có thể được chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để ghi tên mình vào danh sách cử tri, tham gia vào quá trình bỏ phiếu ở nơi thường trú của mình. Sau khi được cấp giấy chứng nhận ghi tên vào danh sách cử tri, chỉ huy đơn vị bắt buộc phải ghi ngay tên cá nhân đó vào danh sách cử tri trong đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, bên cạnh cần phải kèm theo cụm từ “bỏ phiếu tại nơi cư trú”.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 54/2018/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền lập và niêm yết danh sách phát phiếu lấy ý kiến cử tri, khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cử tri. Theo đó:
-
Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan có thẩm quyền và có trách nhiệm lập danh sách cử tri, niêm yết công khai danh sách cử tri để phát kiểu lấy ý kiến cử tri trên phạm vi địa bàn nơi tổ chức lấy ý kiến và tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến;
-
Sau khi kiểm tra danh sách cử tri, trong trường hợp phát hiện ra có sai sót, trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri, công dân sẽ có quyền thực hiện thủ tục khiếu nại với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập danh sách cử tri. Ủy ban nhân dân cấp xã cần phải ghi vào sổ giải quyết khiếu nại. Trong khoảng thời gian ba ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã bắt buộc phải giải quyết theo quy định của pháp luật, sau đó trả lời bằng văn bản và thông báo cho người khiếu nại về kết quả giải quyết;
-
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết, hoặc hết thời gian khiếu nại tuy nhiên không được giải quyết, người khiếu nại hoàn toàn có quyền khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính. Đặc biệt, đối với các đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã, cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có trách nhiệm lập danh sách cử tri, niêm yết công khai đối với danh sách cử tri, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định tại Nghị định 54/2018/NĐ-CP.
2. Nguyên tắc lập, bổ sung danh sách cử tri:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 có quy định về nguyên tắc lập danh sách cử tri. Bao gồm:
-
Mọi công dân đều có quyền bầu cử, đều có quyền ghi tên mình vào danh sách cử tri, đều được phát thẻ cử tri theo quy định của pháp luật;
-
Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình đang tạm trú hoặc nơi đang thường trú;
-
Cử tri được xác định là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương trong khoảng thời gian chưa đủ 12 tháng, cử tri được xác định là quân nhân công tác và làm việc tại các đơn vị vũ trang nhân dân sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri để tiến hành thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tại nơi tạm trú hoặc nơi mình đang công tác và đóng quân;
-
Công dân mang quốc tịch của nước Việt Nam tuy nhiên sinh sống và làm việc ở nước ngoài, trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết công khai tính đến thời điểm bắt đầu thực hiện thủ tục bỏ phiếu 24h, thì đến cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã để xuất trình đầy đủ hộ chiếu có ghi quốc tịch của nước Việt Nam, sau đó được ghi tên vào danh sách cử tri, tiếp tục nhận thẻ cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và bầu đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tại nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú;
-
Cử chi được xác định là những đối tượng đang bị tạm giam, đang bị tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quyền ghi tên trong danh sách cử tri để bầu cử đại biểu Quốc hội, bỏ cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang tạm giữ, đang tạm giam, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
3. Trường hợp nào không được ghi tên vào danh sách cử tri?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 có quy định về một số trường hợp không được ghi tên trong danh sách cử tri. Bao gồm các trường hợp như sau:
-
Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế, người đang bị kết án tử hình theo quy định của pháp luật trong thời gian chờ thi hành án tử hình, người đang chấp hành biện pháp phạt tù tuy nhiên không được hưởng án treo, người được xác định là người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật thì sẽ không được ghi tên vào danh sách cử tri;
-
Người thuộc một trong những trường hợp nêu trên nếu tính đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24h được khôi phục lại quyền bầu cử của mình, trả lại tự do, hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận không thuộc tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ tiếp tục được bổ sung vào danh sách cử tri, đồng thời được phát thẻ cử tri theo quy định của pháp luật;
-
Trong thời gian sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết công khai tính đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24h, thì sẽ được giải quyết như sau: Trong trường hợp cá nhân thay đổi nơi thường trú ra ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã đã được ghi tên trong danh sách cử tri, thì cá nhân đó sẽ xóa tên trong danh sách cử tri nơi cư trú cũ, tiếp tục bổ sung vào danh sách cử tri nơi thường trú mới để tiến hành thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện, hội đồng nhân dân cấp xã. Ngược lại, trong trường hợp cá nhân chuyển đến tạm trú tại một nơi ở khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên trong danh sách cử tri ban đầu, đồng thời cá nhân đó tiếp tục có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì sẽ được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi tạm trú cũ, tiếp tục được bổ sung vào danh sách cử tri nơi tạm trú mới để tiến hành thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội phải bỏ cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh và hội đồng nhân dân cấp huyện;
-
Cử tri là cá nhân đang bị tạm giữ, đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nếu trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24.00, các cá nhân đó được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, hết thời gian cai nghiện bắt buộc, thì cá nhân đó sẽ được xóa tên trong danh sách cử tri nơi có trại giam/cơ sở giáo dục bắt buộc/cơ sở cai nghiện bắt buộc, tiếp tục được bổ sung tên vào danh sách cử tri tại nơi đăng ký thường trú để bầu cử đại biểu Quốc hội, bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, hội đồng nhân dân cấp huyện, hội đồng nhân dân cấp xã, được bổ sung vào danh sách cử tri nơi đăng ký tạm trú để bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân;
-
Người có tên trong danh sách cử tri tuy nhiên đến thời điểm bắt đầu một phiếu bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tước quyền bầu cử của công dân, chấp hành hình phạt tù hoặc bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự, thì sẽ bị xóa tên ra khỏi danh sách cử tri, thu hồi thẻ cử tri.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015;
– Nghị định 54/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
– Nghị định 66/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 54/2018/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: