Ô tô là một trong những loại tài sản có giá trị, ô tô có thể hình thành trước thời kỳ hôn nhân và đó là tài sản riêng của một bên vợ chồng, hoặc cũng có thể được hình thành trong thời kỳ hôn nhân do hai vợ chồng cùng nhau cố gắng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì bán xe ô tô có cần chữ ký của cả hai vợ chồng hay không?
Mục lục bài viết
1. Bán xe ô tô có cần chữ ký của cả hai vợ chồng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng. Theo đó:
-
Tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật bao gồm tài sản do vợ, tài sản do chồng tạo ra, thu nhập của vợ chồng có được do lao động sản xuất kinh doanh, hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng hoặc phát sinh từ thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng, ngoại trừ những trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tài sản vợ chồng được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân, tài sản khác vợ chồng tự thỏa thuận là tài sản chung;
-
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được trong thời kỳ kết hôn được xác định là tài sản chung của vợ chồng, ngoại trừ trường hợp quyền sử dụng đất vợ hoặc chồng có được từ nhận thừa kế riêng, quyền sử dụng đất vợ hoặc chồng có được thừa nhận tặng cho riêng, hoặc có được thông qua các giao dịch mua bán bằng tài sản riêng;
-
Tài sản chung của vợ chồng được xác định là sở hữu chung hợp nhất, tài sản chung của vợ chồng được dùng để đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của gia đình và cùng thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng;
-
Trong trường hợp không có căn cứ để xác định tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì tài sản đang tranh chấp đó sẽ được coi là tài sản chung.
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về vấn đề đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung của vợ chồng. Theo đó:
-
Trong trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng mà theo quy định của pháp luật tài sản đó bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu, đăng ký quyền sử dụng tại cơ quan có thẩm quyền thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản đó bắt buộc phải ghi tên cả hai vợ chồng, ngoại trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác;
-
Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chỉ ghi tên một bên chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến tài sản đó thì sẽ được giải quyết căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 (tức là, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng thì tài sản đó sẽ mặc nhiên được coi là tài sản chung).
Theo đó thì có thể nói, tài sản thuộc quyền sở hữu chung của cả hai vợ chồng, trên giấy chứng nhận quyền sở hữu bắt buộc phải được ghi tên cả hai vợ chồng, ngoại trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác. Ô tô cũng được xem là tài sản, ô tô hai vợ chồng cùng mua sẽ được xem là tài sản chung vì đây là tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Bánh xe ô tô có cần chữ ký của cả hai vợ chồng hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì Luật Dương Gia cần chia thành nhiều trường hợp cụ thể, trong đó bao gồm xe ô tô được xác định là tài sản cá nhân của vợ hoặc chồng trước thời kỳ hôn nhân, hoặc xe ô tô là tài sản chung của cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể:
Thứ nhất, trong trường hợp xe ô tô được xác định là tài sản cá nhân của vợ hoặc của chồng có trước thời kỳ hôn nhân. Trong trường hợp này thì xe ô tô được xác định là tài sản riêng, có đầy đủ bằng chứng chứng minh hợp pháp đó là tài sản riêng có trước thời kỳ hôn nhân. Pháp luật nhận định trước ô tô đó là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng, vì vậy trong quá trình mua bán trước ô tô cho người khác thì chỉ cần chữ ký của vợ, hoặc trước ý của chồng, không cần chữ ký của cả hai vợ chồng trong hợp đồng mua bán xe ô tô.
Thứ hai, trong trường hợp xe ô tô được xác định là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 theo như phân tích nêu trên đã quy định rõ, quá trình quản lý và phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Vì vậy, chiếc ô tô hình thành sau thời kỳ hôn nhân sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng, được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Khi quyết định bán chiếc ô tô đó thì cả hai vợ chồng cũng cần cùng nhau thỏa thuận và quyết định, cả hai sẽ cùng nhau ký tên trong hợp đồng mua bán xe ô tô thì mới được coi là hợp pháp và có giá trị trước pháp luật. Trong trường hợp không được sự đồng ý, không có chữ ký của một bên còn lại thì quá trình mua bán xe ô tô sẽ không được công nhận tính chất pháp lý.
2. Chủ xe là người Việt Nam đi đăng ký xe có cần mang theo giấy khai sinh không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 24/2023/TT-BCA, có quy định về giấy tờ của chủ phương tiện. Theo đó, trong trường hợp chủ phương tiện là người Việt Nam, có sử dụng tài khoản định danh điện tử ở mức độ 02 trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký phương tiện trên cổng dịch vụ công hoặc xuất trình đầy đủ căn cước công dân được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, hộ chiếu còn thời hạn phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với lực lượng vũ trang nhân dân, cần phải xuất trình các loại giấy tờ có liên quan như chứng minh công an nhân dân, chứng minh quân đội nhân dân, các loại giấy tờ tài liệu xác nhận của thủ trưởng cơ quan và đơn vị nơi công tác từ cấp trung đoàn/phòng/công an cấp huyện hoặc cấp tương đương trở lên trong trường hợp cá nhân chưa được cấp giấy chứng minh của lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo đó thì có thể nói, trong những giấy tờ được đề cập nêu trên thì không có loại giấy tờ nào liên quan đến giấy khai sinh. Trong trường hợp chủ phương tiện được xác định là người Việt Nam khi thực hiện thủ tục đăng ký phương tiện thì chỉ cần phải mang theo các loại giấy tờ tùy thân như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu còn thời hạn được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Còn đối với công dân công tác và làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân thì sẽ mang theo các loại giấy tờ chứng minh lực lượng vũ trang nhân dân nơi mình đang công tác và làm việc. Tóm lại, chủ phương tiện là người Việt Nam trong quá trình đăng ký phương tiện sẽ không cần phải mang theo giấy khai sinh.
3. Một số lưu ý quan trọng cần biết trong quá trình mua bán xe ô tô cũ:
Trong quá trình mua bán xe ô tô, cần phải lưu ý các loại giấy tờ có liên quan và tính chất pháp lý. Để quá trình mua bán diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, phù hợp với quy định của pháp luật, hạn chế tối đa tranh chấp phát sinh về sau liên quan đến quyền sở hữu phương tiện, cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cần phải lưu ý về các loại phí và nghĩa vụ tài chính cần phải đóng trong quá trình mua bán phương tiện. Bạn cần phải yêu cầu bên bán xe ô tô đóng các loại phí theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm phí công chứng và lệ phí trước bạ. Mỗi loại phí sẽ có một số đặc điểm riêng biệt khác nhau. Đối với phí công chứng, sau khi các bên hoàn tất đầy đủ nội dung trong hợp đồng mua bán thì bên bán cần phải chịu phí công chứng dựa trên tỷ lệ 0.1% giá trị của phương tiện, cùng với 300.000 đồng phí lưu giữ hồ sơ. Đối với lại phí trước bạ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chi cục thuế sẽ tiến hành thủ tục kiểm tra các loại giấy tờ cần thiết để tính giá trị phần trăm (%) của phương tiện xe ô tô là bao nhiêu, sau đó xác định chính xác mức đóng của người dân căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ.
Thứ hai, cần phải lưu ý về chất lượng của phương tiện. Trong quá trình mua bán xe ô tô, người mua cần phải kiểm tra kỹ chất lượng của phương tiện để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông, đảm bảo an toàn về tài sản và sức khỏe cho mình và cho các phương tiện khác trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Đồng thời người mua cũng cần phải đảm bảo bản thân là một người có kinh nghiệm, trải nghiệm tốt trong quá trình điều khiển phương tiện. Quá trình kiểm tra kỹ chất lượng của phương tiện sẽ giúp cho chủ xe tránh tại những rủi ro pháp lý về sau, giảm tỷ lệ tai nạn xảy ra trong quá trình lưu thông.
Thứ ba, lưu tâm đến giá thành và phương thức thanh toán, địa điểm chuyển giao phương tiện xe ô tô. Một trong những điểm đáng lưu ý trong quá trình lập hợp đồng mua bán xe ô tô đó là cần phải ghi rõ giá bán phương tiện, phương thức thanh toán, để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp. Các bên cần phải thỏa thuận rõ về vấn đề này. Đây được xem là cơ sở hạn chế tối đa tranh chấp có thể xảy ra trong tương lai. Hơn nữa, xác định rõ yêu cầu tài chính trong quá trình mua bán cũng đảm bảo cho quá trình mua bán diễn ra một cách công bằng và minh bạch cho cả hai bên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Thông tư 24/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới.
THAM KHẢO THÊM: