Dán nhãn năng lượng hiểu đơn giản là dán tem cung cấp thông tin liên quan đến độ tiết kiệm năng lượng lên các phương tiện, trang thiết bị nhập khẩu. Và thông thường nhãn năng lượng có hình tam giác hoặc hình chữ nhật. Vậy theo quy định hiện nay thì thành phần hồ sơ và thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng mới nhất:
Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện/thiết bị thì cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng là một trong những giai đoạn quan trọng và đầu tiên khi thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng, thẩm quyền đăng ký cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với các phương tiện và trang thiết bị.
Theo đó, thành phần hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện/thiết bị bao gồm các giấy tờ và tài liệu như sau:
-
Các thông số kĩ thuật của phương tiện, thiết bị theo quy định của pháp luật;
-
Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của các phương tiện, của các trang thiết bị do phòng thử nghiệm căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Nghị định 21/2011/NĐ-CP cung cấp hướng dẫn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
-
Giấy đề nghị dán nhãn năng lượng cho phương tiện và các trang thiết bị.
Theo đó, thành phần hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cần thiết như phân tích nêu trên.
2. Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng mới nhất:
Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện/thiết bịs ẽ được thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Các tổ chức và cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện/thiết bị trước hết cần phải tiến hành hoạt động thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu của phương tiện/thiết bị đó. Cơ sở thử nghiệm chuyên ngành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp phép hoạt động thử nghiệm, có lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, được cơ quan có thẩm quyền đó là Cục đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ giao thông vận tải, hoặc Tổng cục năng lượng thuộc Bộ công thương xem xét theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Chuẩn bị thành phần hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện/thiết bị. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu nêu trên, cụ thể là được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, trước khi đưa phương tiện đi thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng, doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu phương tiện cần phải lập thành phần hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng, sau đó gửi về cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Bộ công thương. Có thể gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật, sau đó tiến hành thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện/thiết bị. Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng có thể lựa chọn nhiều hình thức gửi hồ sơ khác nhau, có thể gửi hồ sơ thông qua mạng internet tại trang thông tin điện tử của Bộ công thương, hoặc cũng có thể gửi hồ sơ trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền, hoặc gửi hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính. Trong trường hợp thành phần hồ sơ, tài liệu được viết bằng tiếng nước ngoài thì bắt buộc phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Bộ công thương kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã hợp lệ thì sẽ trả giấy tiếp nhận hồ sơ, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 4: Sau khi nộp thành phần hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp được thực hiện việc dán nhãn năng lượng sao cho phù hợp với thông tin trong giấy công bố dán nhãn năng lượng đã đăng ký tại Bộ công thương. Doanh nghiệp bắt buộc phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, chịu trách nhiệm về tính trung thực đối với các thông tin đã công bố cụ thể trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và các thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng đó.
3. Thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có quy định về vấn đề thực hiện dán nhãn năng lượng. Theo đó, cơ sở sản xuất thực hiện thủ tục dán nhãn năng lượng đối với phương tiện theo quy định như sau:
-
Nhãn năng lượng sẽ được thực hiện theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ công thương quy định cụ thể, đồng thời nhãn năng lượng sẽ được dán trên các phương tiện và các trang thiết bị khác nhau sau khi đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền;
-
Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tự mình thực hiện thủ tục in ấn, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, các trang thiết bị đã được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng theo quy định của pháp luật;
-
Trong khoảng thời gian 60 ngày làm việc kể từ khi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hết hạn, cơ sở sản xuất kinh doanh nhập khẩu cần phải thực hiện thủ tục đăng ký lại giấy chứng nhận. Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu không được dán nhãn năng lượng lên các phương tiện và các trang thiết bị khi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện và các trang thiết bị đó đã hết hiệu lực trên thực tế.
Theo đó thì có thể nói, nhãn năng lượng sẽ được thực hiện theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ công thương quy định cụ thể, đồng thời nhận năng lượng sẽ được dán trên các phương tiện và các trang thiết bị nhất định sau khi thực hiện thủ tục đăng ký. Cơ sở sản xuất sẽ tự mình thực hiện hoạt động in ấn, dán nhãn năng lượng cho các phương tiện/các trang thiết bị sau khi đã được cấp đầy đủ giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng. Trước 60 ngày làm việc khi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đã được cấp trước đó hết thời hạn thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký lại tại Bộ công thương.
Đồng thời, cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng bắt buộc phải dán nhãn năng lượng, đồng thời cần phải có trách nhiệm báo cáo những nội dung căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Theo đó, hằng năm thì cơ sở sản xuất phương tiện, trang thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, các trang thiết bị bắt buộc phải dán nhãn năng lượng cần phải có trách nhiệm báo cáo cho Sở công thương tại địa phương những nội dung cơ bản như sau:
-
Tên cơ sở kinh doanh, địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh;
-
Chủng loại của các phương tiện, chủng loại của các trang thiết bị, số lượng của từng loại phương tiện, số lượng của từng trang thiết bị đã bán;
-
Hiệu suất năng lượng của từng loại phương tiện, của từng loại trang thiết bị.
Đồng thời cần phải lưu ý, Sở công thương là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và tổng hợp tất cả các thông tin báo cáo của các cơ sở sản xuất kinh doanh phương tiện, trang thiết bị sử dụng muốn năng lượng được liệt kê cụ thể tại Danh mục phương tiện/các trang thiết bị bắt buộc phải dán nhãn năng lượng tại địa phương, sau đó tiếp tục gửi về Bộ công thương trước giai đoạn 31 tháng 03 của năm tiếp theo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 21/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
THAM KHẢO THÊM: