Tước vương miện là một khái niệm dùng để chỉ việc nữ hoàng sắc đẹp sau khi đăng quang, đã bị ban tổ chức của cuộc thi sắc đẹp tước danh hiệu sắc đẹp đó, vì không làm tròn bổn phận của mình hoặc có hành vi sai trái. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tước vương miện hoa hậu được thực hiện trong những trường hợp nào?
Mục lục bài viết
1. Tước vương miện hoa hậu trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP hoạt động nghệ thuật biểu diễn, có quy định về vấn đề thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy bỏ kết quả cuộc thi, hủy bỏ kết quả liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp và cuộc thi người mẫu. Theo đó:
(1) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP hoạt động nghệ thuật biểu diễn, là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định yêu cầu thu hồi đối với danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản gửi tới các tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi khi phát hiện thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Các cá nhân đạt danh hiệu, cá nhân đạt giải thưởng thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể là các hành vi quy định tại Điều 3 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
+ Danh hiệu, giải thưởng đã được trao tặng cuộc thi không phù hợp với nội dung được ghi nhận cụ thể trong đề án theo thành phần hồ sơ đề nghị xin cấp văn bản chấp nhận và không phù hợp với nội dung đã thông báo tại cơ quan có thẩm quyền.
(2) Tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi sẽ tiến hành hoạt động thu hồi danh hiệu/thu hồi giải thưởng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau khi thu hồi sẽ thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về quá trình thu hồi danh hiệu, thu hồi giải thưởng, đồng thời các tổ chức và cá nhân tổ chức cuộc thi sau khi thu hồi danh hiệu cần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
(3) Trong trường hợp quá trình thu hồi không được thực hiện trên thực tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy kết quả cuộc thi trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày có văn bản yêu cầu thu hồi, đăng tải công khai thông tin hủy cuộc thi trên Hệ thống thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, có thể kể đến các trường hợp hoa hậu bị tước vương miện như sau:
(1) Trong trường hợp hoa hậu có hành vi vi phạm quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Bao gồm các hoạt động sau:
+ Có hành vi chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có hành vi xuyên tạc lịch sử, chống lại nền độc lập chủ quyền, vi phạm an ninh toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện các hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia, phủ nhận hoàn toàn thành tựu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, xúc phạm anh hùng dân tộc, xúc phạm lãnh tụ, xúc phạm danh nhân trong nước và danh nhân thế giới, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam, xúc phạm tín ngưỡng, xúc phạm tôn giáo, có hành vi phân biệt chúng tộc, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội;
+ Có hành vi kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây thù hận giữa nhân dân các nước, giữa các dân tộc Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại của nước Việt Nam;
+ Sử dụng các loại từ ngữ, sử dụng âm thanh, hoặc có hành vi sử dụng trang phục, hình ảnh, phương tiện biểu đạt, tác động, hình ảnh biểu diễn trái với quy định pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng và tâm lý chung.
(2) Danh hiệu và giải thưởng được trao tại các cuộc thi không phù hợp với nội dung được ghi nhận trong hồ sơ đề nghị xin cấp văn bản chấp thuận, hoặc không chứa các nội dung được ghi nhận trong thông báo đã được gửi tới cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tước vương miện đối với hoa hậu tại các cuộc thi sắc đẹp.
2. Điều kiện đối với cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi hoa hậu là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP hoạt động nghệ thuật biểu diễn, có quy định về điều kiện đối với cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp và người mẫu. Theo đó, bao gồm các điều kiện như sau:
- Cần phải có giấy mời của các tổ chức, giấy mời của các cá nhân tổ chức cuộc thi người đẹp, cuộc thi người mẫu;
- Cá nhân không đang trong thời gian bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, không có án tích, không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự;
- Không đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan.
Theo đó, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự cuộc thi người đẹp, cuộc thi người mẫu bắt buộc phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Trong đó bao gồm điều kiện: Cần phải có giấy mời của các tổ chức và cá nhân tổ chức cuộc thi người đẹp/cuộc thi người mẫu, các cá nhân tham dự cuộc thi người đẹp tại nước ngoài không đang trong thời gian bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, cá nhân không có án tích, hoặc không phải là những đối tượng đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, đồng thời cá nhân không đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hồ sơ ra nước ngoài dự thi hoa hậu gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 144/2020/NĐ-CP hoạt động nghệ thuật biểu diễn, có quy định về vấn đề cá nhân ra nước ngoài dự thi người đẹp, dự thi người mẫu. Theo đó:
- Cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, cá nhân ra nước ngoài dự thi người mẫu bắt buộc phải thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực văn hóa trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân đó cư trú cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, dự thi người mẫu ở nước ngoài;
- Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu như sau: Tờ khai về việc ra nước ngoài dự thi người đẹp chọn mẫu do pháp luật quy định, phiếu lý lịch tư pháp được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, giấy dự thi kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt có chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền;
- Cá nhân chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thủ tục dự thi người đẹp sẽ không được sử dụng danh hiệu đạt được tại cuộc thi người đẹp, cuộc thi người mẫu ở nước ngoài trong quá trình biểu diễn hoạt động nghệ thuật trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục ra nước ngoài dự thi hoa hậu bao gồm:
- Tờ khai về việc ra nước ngoài dự thi hoa hậu;
- Phiếu lý lịch tư pháp số 01;
- Giấy mời dự thi kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, có thực hiện thủ tục chứng thực và có chữ ký của người dịch.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 144/2020/NĐ-CP hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
– Quyết định 497/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng về việc ủy quyền Sở Văn hoá và Thể thao thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân Thành phố về hoạt động nghệ thuật biểu diễn quy định tại Nghị định 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
THAM KHẢO THÊM: