Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật được hiểu là các khoản tiền dự trữ quốc gia, được sử dụng với mục đích thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ việc làm cho người lao động, duy trì việc làm và mở rộng quy mô. Vậy theo quy định hiện nay thì điều kiện và thủ tục vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thủ tục vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm:
Trước hết, vấn đề sử dụng quỹ quốc gia về việc làm là một trong những vấn đề quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của
- Sử dụng cho quá trình vay vốn ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vay vốn ưu đãi đối với hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, người lao động hướng tới mục tiêu tạo điều kiện việc làm, duy trì việc làm và mở rộng việc làm;
- Cho vay ưu đãi đối với những đối tượng là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tuy nhiên, khi muốn thực hiện thủ tục vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm thì cần phải tuân thủ theo quy định nhất định. Căn cứ theo quy định tại Phần II thủ tục hành chính ban hành trong lĩnh vực việc làm thuộc chức năng và phạm vi quản lý nhà nước, ban hành kèm theo Quyết định 343/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có quy định cụ thể về quy trình và thủ tục vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm. Theo đó, trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động có nhu cầu vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ như sau: Đơn xin vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm, giấy tờ tùy thân của những người vay vốn bao gồm căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng từ nguồn vốn vay.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận thành phần hồ sơ, Ngân hàng chính sách xã hội sẽ tiến hành thủ tục thẩm định hồ sơ, trình lên thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh để tổ chức xem xét và phê duyệt.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh cần phải tổ chức thực hiện chương trình xem xét và phê duyệt hồ sơ. Trong trường hợp không ra quyết định phê duyệt thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng. Theo đó, thời gian giải quyết thủ tục vay vốn đối với quỹ quốc gia về việc làm sẽ diễn ra trong 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật việc làm năm 2013 có quy định về điều kiện vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm. Theo đó, để được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Cụ thể:
- Đối tượng được quy định cụ thể tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật việc làm năm 2013 trong trường hợp có nhu cầu vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây: Cần phải có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, dự án vay vốn hoàn toàn phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, có khả năng thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định, đồng thời dự án vay vốn cần phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện dự án, cần phải có đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật;
- Đối với đối tượng được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật việc làm năm 2013 có quy định về điều kiện vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có nhu cầu vay vốn để tự tạo ra việc làm cho cá nhân hoặc nhằm mục đích thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi thực hiện dự án, đăng ký cư trú hợp pháp tại địa phương nơi tiến hành thực hiện dự án;
- Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về thời hạn vay, mức vay, lãi suất cho vay, quy trình và thủ tục vay vốn, điều kiện đảm bảo tiền vay.
Đối chiếu với quy định tại Điều 12 của Luật việc làm năm 2013 có quy định về đối tượng vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm. Theo đó, đối tượng được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm bao gồm các đối tượng sau:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh;
- Người lao động.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, tổng kết điều kiện vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm sẽ được phân chia thành hai nhóm đối tượng như sau:
(1) Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ kinh doanh cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây thì mới được thực hiện thủ tục vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm:
+ Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, dự án vay vốn đó hoàn toàn phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, có khả năng thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
+ Dự án vay vốn cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
+ Cần phải có bảo đảm tiền vay.
(2) Đối với người lao động để được vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
+ Đăng ký cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, tại địa phương nơi thực hiện dự án;
+ Có nhu cầu vay vốn nhằm mục đích tự tạo việc làm cho cá nhân hoặc thu hút thêm lao động, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án.
3. Được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 61/2015/NĐ-CP chính sách hỗ trợ tạo việc làm, có quy định cụ thể về mức vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm. Theo đó, mức vay được quy định như sau:
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm hiện nay được xác định tối đa là 2.000.000.000 đồng/dự án, đồng thời không được vượt quá 100.000.000 đồng cho một người lao động được tạo việc làm, mở rộng việc làm và duy trì việc làm trên thực tế;
- Đối với người lao động thì mức vay vốn tối đa từ quỹ quốc gia về việc làm được xác định là 100.000.000 đồng;
- Mức vay cụ thể do cơ quan có thẩm quyền đó là Ngân hàng chính sách xã hội xem xét, khi căn cứ vào nguồn vốn, căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của các đối tượng vay vốn, thỏa thuận cụ thể với các đối tượng vay vốn trên thực tế.
Theo đó thì có thể nói, mức vay tối đa từ quỹ quốc gia về việc làm dành cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay đang được xác định là 2.000.000.000 đồng/dự án, đồng thời không được phép vượt quá 100.000.000 đồng cho một người lao động nhằm mục đích tìm kiếm việc làm, tạo việc làm, duy trì việc làm và mở rộng việc làm. Đồng thời, đối với người lao động thì mức vay tối đa từ quỹ quốc gia về việc làm đang được xác định là 100.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Việc làm năm 2013;
– Nghị định 61/2015/NĐ-CP chính sách hỗ trợ tạo việc làm;
– Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;
– Quyết định 343/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố các thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
THAM KHẢO THÊM: