Vận tải đường thủy nội địa là một hoạt động vận chuyển hàng hóa giữa vùng này sang vùng khác thông qua hệ thống kênh rạch, sông, biển. Hàng hóa được vận chuyển thông qua đường thủy nội địa thông thường sẽ có khối lượng nhỏ, trung bình, ít cồng kềnh. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì hệ thống báo hiệu của đường thủy nội địa bao gồm mấy loại?
Mục lục bài viết
1. Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm mấy loại?
Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật giao thông đường thủy nội địa. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2019 có quy định về báo hiệu đường thủy nội địa. Theo đó:
- Báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm nhiều loại khác nhau, trong đó có thể kể đến như phao, biển báo, đèn hiệu … và các thiết bị phụ trợ phục vụ cho quá trình báo hiệu đường thủy nội địa nhằm mục đích hướng dẫn các phương tiện giao thông lưu thông trên đường thủy nội địa một cách an toàn và thuận lợi;
- Hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa sẽ bao gồm các loại như sau: Báo hiệu đường thủy nội địa dẫn luồng để nhằm mục đích chỉ giới hạn luồng hoặc chỉ hướng tàu di chuyển, báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để phân biệt nơi có chướng ngại vật/vị trí nguy hiểm khác trên luồng giao thông, báo hiệu thông báo chỉ dẫn nhằm mục đích thông báo cấm/thông báo hạn chế/hoặc nhằm mục đích chỉ dẫn các tình huống có liên quan trong quá trình lưu thông của phương tiện;
- Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý bắt buộc phải lắp đặt hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa đó;
- Chủ công trình, các tổ chức/cá nhân gây ra vật chướng ngại trên tuyến đường thủy nội địa cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ lắp đặt biển báo hiệu đường thủy nội địa, cần phải lắp đặt biển báo hiệu kịp thời, duy trì hệ thống biển báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc trong suốt thời gian tồn tại chướng ngại vật đó;
- Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết về báo hiệu đường thủy nội địa.
Tóm lại, hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa bao gồm các loại cơ bản như sau:
- Báo hiệu dẫn luồng để giới hạn luồng cho các phương tiện, hoặc hướng tàu di chuyển;
- Báo hiệu vị trí nguy hiểm để chỉ ra nơi có chướng ngại vật cho các phương tiện trong quá trình lưu thông, và chỉ ra vị trí nguy hiểm khác trên luồng di chuyển;
- Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để nhằm mục đích thông báo cấm, thông báo hạn chế cho các phương tiện, chỉ dẫn các tình huống có liên quan cho các phương tiện trong quá trình di chuyển.
2. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường thủy nội địa năm2019 có quy định về trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Theo đó:
- Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức và cá nhân cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ công trình thuộc kết cấu cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa;
- Các tổ chức và cá nhân khi phát hiện ra các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở đường thủy nội địa có biểu hiện hư hỏng, công trình thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở đường thủy nội địa bị xâm hại trái quy định của pháp luật thì cần phải kịp thời báo cáo cho Ủy ban nhân dân, báo cáo cho các đơn vị quản lý đường thủy nội địa, báo cáo cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời. Các cơ quan, đơn vị sau khi nhận được tin báo cần phải kịp thời thực hiện nhiều biện pháp khắc phục phù hợp để đảm bảo an toàn giao thông đường thủy diễn ra một cách thông suốt.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân là chủ thể có thẩm quyền, có trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở đường thủy nội địa. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2019 có quy định về vấn đề bảo vệ các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở đường thủy nội địa. Theo đó:
- Đối với các cảng, bến thủy nội địa, các công trình đưa phương tiện qua thác, qua đập, phạm vi bảo vệ, trong đó bao gồm vùng đất, vùng nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đối với các loại biển báo hiệu đường thủy nội địa, các cọc neo, các mốc thuỷ chi, các mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ được xác định là 5 mét được tính bắt đầu kể từ điểm ngoài cùng trở ra đối với mỗi trụ nep, cọc neo, mốc thuỷ chi và mốc đo đạc;
- Trong phạm vi bảo vệ các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở đường thủy nội địa thì không được thực hiện các hành vi như sau: Buộc phương tiện, buộc gia súc vào cột báo hiệu/mốc đo đạc/mốc thuỷ chi, có hành vi làm hư hỏng hoặc có hành vi tùy tiện di chuyển làm giảm hiệu lực của biển báo hiệu đường thủy nội địa, thải các loại chất độc hại ảnh hưởng đến độ bền và ảnh hưởng đến tuổi thọ của các công trình đường thủy nội địa trực tiếp ra bên ngoài.
3. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường thủy nội địa năm 2019 có quy định về kết cấu hạ tầng cơ sở đường thủy nội địa. Theo đó:
- Kết cấu hạ tầng cơ sở đường thủy nội địa bao gồm đường thủy nội địa, cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, kè giao thông, đập giao thông và các công trình phụ trợ khác phục vụ trực tiếp đến an ninh an toàn đường thủy nội địa;
- Đường thủy nội địa được phân chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó bao gồm đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng. Đường thủy nội địa cũng có thể được chia thành nhiều cấp kỹ thuật khác nhau;
- Trách nhiệm của các tổ chức quản lý và bảo trì đường thủy nội địa được quy định cụ thể như sau: Bộ Giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý và bảo trì đối với đường thủy nội địa quốc gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý và bảo trì đối với đường thủy nội địa địa phương, tổ chức và cá nhân có đường thủy nội địa trên cùng là các chủ thể có thẩm quyền tổ chức quản lý và bảo trì đối với loại hình đường thủy nội địa chuyên dùng được giao;
- Tổ chức và cá nhân được giao bảo trì đường thủy nội địa chuyên dùng bắt buộc phải bố trí lực lượng để quản lý, bảo trì đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật;
- Bộ giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể về vấn đề phân loại, phân cấp kĩ thuật, phân cấp tiêu chuẩn, công bố tuyến đường thủy nội địa cụ thể, quy định cụ thể về vấn đề tổ chức quản lý đối với đường thủy nội địa.
Vì vậy, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa sẽ được quy định gồm nhiều loại khác nhau, trong đó bao gồm đường thủy nội địa, cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, đập giao thông, kè giao thông và các loại công trình phụ trợ khác. Đường thủy nội địa cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó bao gồm đường thủy nội địa cấp quốc gia, đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng. Mỗi loại hình đường thủy nội địa khác nhau thì trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân quản lý và bảo trì đường thủy nội địa uống được phân cấp khác nhau. Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan có thẩm quyền bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở đường thủy nội địa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường thủy nội địa.
THAM KHẢO THÊM: