Doanh nghiệp kinh doanh các loại thực phẩm khi muốn tạo ra ấn tượng với người tiêu dùng thì bắt buộc phải xây dựng riêng cho mình một thương hiệu quảng bá về sản phẩm đó. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thành phần hồ sơ và quy trình, thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm:
Quy trình đăng ký thương hiệu thực phẩm sẽ được thực hiện theo các giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Cha cứu và đánh giá khả năng bảo hộ thương hiệu thực phẩm trước khi đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mặc dù quá trình tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của các thương hiệu thực phẩm không phải là yêu cầu bắt buộc trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, lợi ích của quá trình tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu là vô cùng quan trọng.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký thương hiệu thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền. Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ hợp lệ, có thể nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đơn hoặc cũng có thể nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính để đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn đăng ký. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thủ tục đánh giá tính hợp lý của đơn đăng ký thương hiệu thực phẩm. Thời gian thẩm định sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đơn. Nếu nhận thấy đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hình thức thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định nhận đơn. Ngược lại, trong trường hợp đơn đăng ký thương hiệu thực phẩm có nhiều sai sót thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối nhận đơn, yêu cầu các chủ thể nộp đơn khắc phục những sai sót đó sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 4: Công bố đơn đăng ký thương hiệu thực phẩm. Đơn đăng ký thương hiệu thực phẩm trong trường hợp được chấp thuận hợp lệ về hình thức thì sẽ được cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong khoảng thời gian 60 ngày. Được tính bắt đầu kể từ thời điểm công bố bên thứ ba sẽ biết được đầy đủ thông tin về đơn đăng ký thương hiệu thực phẩm, đồng thời có quyền ý kiến phản đối gửi đến Cục Sở hữu trí tuệ để xem xét và ra quyết định cuối cùng.
Bước 5: Tiến hành thủ tục thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu thực phẩm. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đánh giá thương hiệu thực phẩm có khả năng bảo hộ dựa trên các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật. Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu thực phẩm được xác định là 09 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày công bố đơn. Kết thúc việc thẩm định nội dung, cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, thông báo nộp phí cấp văn bằng bảo hộ, thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp hồ sơ. Người nộp đơn có quyền gửi ý kiến bằng văn bản về Cục Sở hữu trí tuệ để xem xét dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, thực hiện quyền khiếu nại sau khi cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu thực phẩm.
Bước 6: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, thực hiện quyền khiếu nại đối với quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Sau khi nhận được thông báo cấp văn bằng bảo hộ, thông báo nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu thực phẩm, người nộp đơn cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nộp lệ phí cấp văn bằng, có thể nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp phí cấp văn bằng. Sau khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nộp phí, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ.
2. Hồ sơ đăng ký thương hiệu thực phẩm:
Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm sẽ bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Đơn đăng ký thương hiệu thực phẩm theo mẫu do pháp luật quy định;
- Mẫu thương hiệu thực phẩm dự định đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền;
- Các loại giấy tờ chứng minh chủ sở hữu đối với thương hiệu thực phẩm đó;
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên trong quá trình đăng ký thương hiệu thực phẩm;
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền;
- Giấy tờ, tài liệu chứng từ nộp lệ phí, nộp phí đăng ký thương hiệu thực phẩm;
- Các loại giấy tờ và tài liệu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện đăng ký thương hiệu thực phẩm:
Trước hết, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu thực phẩm, thương hiệu thực phẩm muốn được bảo hộ thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thương hiệu thực phẩm phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, dưới dạng hình vẽ tại dưới dạng hình ảnh, từ ngữ, trong đó bao gồm cả hình ba chiều, đồng thời có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau, được thể hiện bằng một màu sắc vật được thể hiện bằng nhiều màu sắc. Điều kiện này được xem là điều kiện cơ bản và quan trọng của thương hiệu thực phẩm khi được bảo hộ, thương hiệu đó phải được nhận thức và cảm nhận bằng thị giác của con người, không phải là một thương hiệu vô hình thông qua quá trình nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa, và thấy được thương hiệu thực phẩm của hàng hóa đó để có thể phân biệt với thương hiệu thực phẩm của các loại hàng hóa, các loại dịch vụ khác. Hay nói cách khác, thương hiệu thực phẩm bắt buộc phải tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định để người tiêu dùng có thể nhìn thấy một cách rõ ràng. Như vậy, thương hiệu thực phẩm bắt buộc phải tồn tại dưới hình dạng chữ viết, hình vẽ, hình ảnh, hoặc có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như, thương hiệu thực phẩm dưới dạng chữ viết của nước giải khát Coca-Cola là dòng chữ Coca-Cola màu đỏ được viết trên nền trắng. Tuy nhiên cần phải lưu ý, thương hiệu có thể nhìn thấy được nhưng pháp luật lại quy định thương hiệu đó không được bảo hộ dưới danh nghĩa là thương hiệu khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Dấu hiệu chung hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với quốc huy của các quốc gia, gây nhầm lẫn với quốc kỳ của các quốc gia;
+ Dấu hiệu chung, tương tự đến gây nhầm lẫn với biểu tượng, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của Việt Nam, các tổ chức quốc tế khi không được các tổ chức đó đồng ý và cho phép;
+ Dấu hiệu trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biệt hiệu, bút danh, tên thật, hình ảnh của anh hùng dân tộc, lãnh tụ, danh nhân Việt Nam, nước ngoài;
+ Dấu hiệu trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu chứng nhận, dấu bảo hành của các tổ chức quốc tế, đồng thời các tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng các loại dấu hiệu này, ngoại trừ trường hợp chính các tổ chức này đăng ký dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
+ Dấu hiệu gây nhầm lẫn, có tính chất lừa dối đối với người tiêu dùng về tính năng của sản phẩm, nguồn gốc suất xứ, công dụng, giá trị, chất lượng và các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai, thương hiệu thực phẩm đó bắt buộc phải có khả năng phân biệt với các loại hàng hóa, các loại dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các đối tượng khác trong xã hội. Thương hiệu thực phẩm được coi là có khả năng phân biệt trong trường hợp thương hiệu đó được tạo thành bởi một yếu tố hoặc nhiều yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, kết hợp nhiều yếu tố thành một tổng thể dễ nhận biết/dễ ghi nhớ, đồng thời không thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 74 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022. Tuy nhiên cần phải lưu ý, dễ nhận biết là khi quan sát, người tiêu dùng hoàn toàn có ấn tượng mạnh, lưu lại sâu trong trí nhớ của người tiêu dùng, bất kỳ ai khi nhìn thấy nhãn hiệu đó cũng dễ nhận biết, dễ phân biệt với các loại nhãn hiệu khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ.
THAM KHẢO THÊM: