Giấy phép kinh doanh viễn thông là văn bản mà doanh nghiệp bắt buộc phải có trước khi tham gia hoạt động vào lĩnh vực này. Quá trình xin cấp phép hay thu hồi sẽ phải thực hiện theo pháp luật Việt Nam. Vậy trường hợp nào sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh viễn thông?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh viễn thông:.
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Viễn thông 2023, thì viễn thông là loại hình dịch vụ thực hiện các công việc gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Nhận thấy tiềm năng để phát triển loại hình kinh doanh này mà tổ chức cá nhân thực hiện việc đăng ký hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình hoạt động thì đối tượng được cấp giấy phép kinh doanh lĩnh vực này cũng có thể bị thu hồi nếu thực hiện hành vi nhất định thuộc trường hợp bị thu hồi. Căn cứ Điều 40 Luật Viễn thông 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024) thì việc thu hồi giấy phép viễn thông, buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông được áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép viễn thông đã được cấp như sau:
+ Nếu nhận thấy tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hành động này cũng gây ảnh hưởng, thậm chí là xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
+ Phát hiện ra hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy phép viễn thông;
+ Khi sử dụng giấy phép này trong thời gian hoạt động mà tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng với nội dung giấy phép viễn thông được cấp đồng thời cũng gây hậu quả nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
+ Những nội dung cần phải triển khai dựa trên những cam kết trước khi được cấp giấy phép không được thực hiện đầy đủ hoặc tổ chức cá nhân không cung cấp dịch vụ viễn thông ra thị trường sau thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 40 Luật Viễn thông 2023;
+ Vi phạm trong việc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo giấy phép viễn thông được cấp 01 năm liên tục;
+ Trong một số trường hợp thì có thể làm hồ sơ tự nguyện hoàn trả giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
+ Có thể bị thu hồi toàn bộ tài nguyên tần số vô tuyến điện đã được cấp theo giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Viễn thông 2023 nếu trong thời hạn 12 tháng kể từ khi quyền sử dụng tần số vô tuyến điện bị thu hồi mà không sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông;
+ Liên quan đến trách nhiệm nộp phí hoạt động viễn thông: Nếu không nộp đủ phí quyền hoạt động viễn thông sau 12 tháng kể từ ngày hết hạn nộp tiền quy định tại pháp luật về phí và lệ phí theo thông báo của cơ quan đã cấp giấy phép viễn thông cho tổ chức, doanh nghiệp thì sẽ bị thu hồi giấy phép đã được cấp;
+ Bên cạnh đó, việc tổ chức cá nhân đã được cấp giấy phép mà không đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông đối với dịch vụ cung cấp theo hình thức đăng ký thì cũng nằm trong trường hợp thu hồi;
+ Cơ quan có thẩm quyền phát hiện việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông 01 năm liên tục mà không thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Trường hợp được cấp lại giấy phép viễn thông: Theo quy định thì có thể làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép viễn thông hoặc đăng ký , thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông sau thời hạn 01 năm kể từ ngày bị thu hồi giấy phép, buộc chấm dứt hoạt động, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1, các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 Luật Viễn thông 2023;
Lưu ý: Trường hợp bị thu hồi sẽ không được cấp lại giấy chứng nhận khi tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Luật Viễn thông 2023 hoặc bị buộc chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Luật Viễn thông 2023 không được xem xét cấp giấy phép viễn thông hoặc cung cấp dịch vụ viễn thông đối với dịch vụ quy định tại Điều 41 của Luật Viễn thông 2023.
2. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông:
Về vấn đề điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh thì cá nhân tổ chức phải đảm bảo đầy đủ yếu tố được ghi nhận trong Điều 36 Luật Viễn thông năm 2023, như sau:
– Thứ nhất, khi yêu cầu được cấp giấy phép viễn thông quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật này được cấp cho doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Cần cung cấp được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp hợp pháp;
+ Doanh nghiệp được thành lập có vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
+ Trong thời điểm làm hồ sơ xét cấp giấy kinh doanh loại hình này thì không đang trong quá trình giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Cung cấp và xây dựng được phương án kỹ thuật, phương án kinh doanh phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, phù hợp với các quy định của Luật này về tài nguyên viễn thông, kết nối, giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ viễn thông, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Bảo đảm cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần, kênh tần số vô tuyến điện được cấp theo hình thức đấu giá, thi tuyển hoặc đối với băng tần được cấp lại;
+ Nếu cá nhân, tổ chức thuộc trường hợp là trúng đấu giá, trúng thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện hoặc đủ điều kiện được cấp lại giấy phép sử dụng băng tần.
– Thứ hai, việc cấp giấy phép viễn thông quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 của Luật này thì doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau đây:
+ Cần thỏa mãn đầy đủ các điều kiện được ghi nhận tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 36 Luật này;
+ Cùng với đó là có các điều kiện về triển khai mạng viễn thông theo quy định của Chính phủ.
3. Quy định về nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông:
Liên quan đến nguyên tắc để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông thì cá nhân tổ chức phải tuân thủ theo nội dung hương dẫn tại Điều 34 Luật Viễn thông năm 2023, cụ thể:
– Phải xem xét đến yếu tố phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông;
– Nguyên tắc được sử dụng đó là ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh, có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông; dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Khi quyết định cấp giấy phép viễn thông mà giấy phép này có quy định đến việc sử dụng tài nguyên viễn thông thì phải đảm bảo việc phân bổ tài nguyên viễn thông khả thi, thực hiện theo đúng quy hoạch tần số vô tuyến điện, quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet đã được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông;
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luậ Viễn thông năm 2023.
THAM KHẢO THÊM: