Trong thời gian gần đây, việc xem xét và điều chỉnh các yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ đối với công chức, viên chức đã trở thành một chủ đề nổi bật trong lĩnh vực quản lý nhà nước và cải cách hành chính. Vậy, danh sách công chức, viên chức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chứng chỉ ngoại ngữ là gì?
Do ảnh hưởng của xu thế hội nhập và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trở nên vô cùng quan trọng trong tất cả các ngành nghề và lĩnh vực của xã hội. Trong một số ngành nghề cụ thể, yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ đã trở thành tiêu chí tuyển dụng cần thiết để đảm bảo khả năng thực hiện công việc.
Chứng chỉ ngoại ngữ là tài liệu chứng nhận khả năng sử dụng ngoại ngữ của một người. Các ngoại ngữ phổ biến bao gồm tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Pháp, trong đó chứng chỉ tiếng Anh là loại thông dụng và được yêu cầu nhiều nhất hiện nay. Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT, ban hành ngày 24/01/2014, quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Trước đây, chứng chỉ ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc trong tuyển dụng công chức, viên chức. Tuy nhiên, gần đây, nhiều vị trí công chức đã loại bỏ yêu cầu này. Nguyên nhân chính là do các trường đại học hiện nay đã đặt ra chuẩn đầu ra ngoại ngữ khá cao cho sinh viên, đáp ứng tiêu chí về trình độ của nhiều vị trí nghề nghiệp. Vì vậy, việc yêu cầu thêm chứng chỉ ngoại ngữ trở nên không cần thiết và có thể gây lãng phí. Hơn nữa, việc đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để có được các loại chứng chỉ này khá tốn kém, chưa kể đến việc ngày càng xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân làm giả giấy tờ.
Nhận thức được những vấn đề này, nhiều cơ quan đã điều chỉnh lại các tiêu chí tuyển dụng, loại bỏ yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ ở một số vị trí công chức, viên chức để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả trong quá trình tuyển dụng.
2. Danh sách công chức, viên chức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ:
2.1. Các vị trí công chức nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ:
STT | CÔNG CHỨC | VĂN BẢN QUY ĐỊNH | CÓ HIỆU LỰC |
1 | Công chức Quản lý thị trường | Thông tư 02/2022/TT-BCT | 01/04/2022 |
2 | Công chức thi hành án dân sự | Thông tư 06/2021/TT-BTP | 14/10/2021 |
3 | Các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư | Thông tư 02/2021/TT-BNV | 01/8/2021 |
4 | Công chức kế toán, thuế, hải quan | Thông tư 29/2022/TT-BTC | 18/7/2022 |
5 | Công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn | Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT | 06/10/2022 |
6 | Công chức chuyên ngành Ngân hàng | Thông tư 14/2022/TT-NHNN | 01/01/2023 |
2.2. Các vị trí viên chức nào được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ:
STT | VIÊN CHỨC | VĂN BẢN QUY ĐỊNH | NGÀY CÓ HIỆU LỰC |
1 | Viên chức thư viện | Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL | 15/8/2022 |
2 | Viên chức ngành y tế | Thông tư 03/2022/TT-BYT | 10/6/2022 |
3 | Viên chức ngành di sản văn hóa | Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL | 05/02/2022 |
4 | Viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin | Thông tư 08/2022/TT-BTTTT | 15/8/2022 |
5 | Viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông | Thông tư 07/2022/TT-BTTTT | 15/8/2022 |
6 | Viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở | Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL | 25/8/2022 |
7 | Viên chức giáo viên mầm non | Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT | 20/3/2021 |
8 | Viên chức giáo viên trung học cơ sở | Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT | 20/3/2021 |
9 | Viên chức giáo viên tiểu học | Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT | 20/3/2021 |
10 | Viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn | Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT | 06/10/2022 |
11 | Viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình | Thông tư 13/2022/TT-BTTTT | 10/10/2022 |
12 | Viên chức chuyên ngành lưu trữ | Thông tư 07/2022/TT-BNV | 15/10/2022 |
13 | Viên chức trợ giúp viên pháp lý | Thông tư 05/2022/TT-BTP | 20/10/2022 |
14 | Viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ | Thông tư 14/2022/TT-BKHCN | 12/12/2022 |
15 | Viên chức chuyên ngành tài nguyên và môi trường | Thông tư 12/2022/TT-BTNMT | 09/12/2022 |
16 | Viên chức chuyên ngành công tác xã hội | Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH | 28/01/2023 |
17 | Viên chức giáo vụ trong trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập | Thông tư 22/2022/TT-BGDĐT | 12/02/2023 |
18 | Viên chức thiết bị, thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập | Thông tư 21/2022/TT-BGDĐT | 12/02/2023 |
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 10/2023/TT-BQP, loại bỏ yêu cầu về chứng chỉ tin học và ngoại ngữ đối với tiêu chuẩn của các chức danh cán bộ trong ngành Thi hành án Quân đội. Các chức danh này bao gồm:
-
Chấp hành viên: Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên cao cấp;
-
Thẩm tra viên: Thẩm tra viên, Thẩm viên tra chính, Thẩm viên tra viên cao cấp
-
Thư ký thi hành án.
3. Hoạt động công vụ của công chức là gì? Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là gì?
-
Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010, sửa đổi năm 2019, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
-
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi năm 2019), công chức được định nghĩa như sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, hoặc chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; và trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. Công chức nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
-
Hoạt động công vụ của công chức được quy định tại Điều 2 Luật Cán bộ, công chức 2008, sửa đổi năm 2019, như sau: Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.
-
Hoạt động nghề nghiệp của viên chức, theo Điều 4 Luật Viên chức 2010, sửa đổi năm 2019, được quy định như sau: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ đòi hỏi về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
-
Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT về việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
-
Luật Viên chức năm 2010, sửa đổi năm 2019;
-
Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi năm 2019;
-
Thông tư 02/2022/TT-BCT quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành;
-
Thông tư 06/2021/TT-BTP năm 2021 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành;
-
Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành;
-
Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
-
Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
-
Thông tư 14/2022/TT-NHNN quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;
-
Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thư viện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;
-
Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
-
Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;
-
Thông tư 08/2022/TT-BTTTT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
-
Thông tư 07/2022/TT-BTTTT sửa đổi Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
-
Thông tư 03/2022/TT-BVHTTDL quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;
-
Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
-
Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
-
Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
-
Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư, Thông tư liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
-
Thông tư 13/2022/TT-BTTTT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên và đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;
-
Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định chức danh, mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, thi hoặc xét thăng hạng, bổ nhiệm và xếp lương viên chức chuyên ngành lưu trữ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành;
-
Thông tư 05/2022/TT-BTP về quy định mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
-
Thông tư 14/2022/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ đã được sửa đổi theo Thông tư số 01/2020/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
-
Thông tư 12/2022/TT-BTNMT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành tài nguyên và môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
-
Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành công tác xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
-
Thông tư 22/2022/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức giáo vụ trong trường phổ thông dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông chuyên; trường dự bị đại học và trường dành cho người khuyết tật công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
-
Thông tư 21/2022/TT-BGDĐT về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức thiết bị, thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
-
Thông tư 10/2023/TT-BQP sửa đổi Thông tư 19/2018/TT-BQP quy định về chức danh cán bộ Ngành Thi hành án Quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.
THAM KHẢO THÊM: