Trong nhiều năm qua, tình hình vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra ở khắp các địa phương trên cả nước, với mức độ ngày càng trầm trọng, quy mô thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vậy hiện nay quy định khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm:
- 2 2. Có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm nào?
- 3 3. Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm?
- 4 4. Việc phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua những biện pháp nào?
1. Quy định khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm:
Căn cứ Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định như sau:
- Sự cố về an toàn thực phẩm được hiểu là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
Như vậy, quy định được nêu trên thì sự cố về an toàn thực phẩm được hiểu là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bổ sung 2018 quy định khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm như sau:
- Tổ chức, cá nhân khi phát hiện sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra trong nước hoặc nước ngoài nhưng có ảnh hưởng tới Việt Nam thì phải tiến hành khai báo với cơ sở y tế, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
+ Phát hiện, cấp cứu và nhanh chóng điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;
+ Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định và làm rõ nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;
+ Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và tiến hành xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;
+ Tiến hành thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan;
+ Thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.
- Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
- Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm:
+ Quy định cụ thể về việc khai báo sự cố về an toàn thực phẩm;
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm xảy ra ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng tới Việt Nam.
+ Tổ chức, cá nhân cung các cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Theo đó, thì trường hợp xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm thì có những biện pháp sau nhằm khắc phục tình trạng được nêu trên
2. Có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bổ sung 2018 quy định phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm như sau:
- Tổ chức, cá nhân trường hợp phát hiện các dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm sẽ có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
+ Bảo đảm đến an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm;
+ Giáo dục và tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
+ Kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm trong việc thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Phân tích các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;
+ Điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về an toàn thực phẩm;
+ Lưu mẫu thực phẩm.
- Ủy ban nhân dân các cấp sẽ là đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
- Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương sẽ có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với những sự cố về an toàn thực phẩm ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Bộ Y tế sẽ tiến hành chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm.
Như vậy, đối chiếu với quy định này thì có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm được nêu trên.
3. Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo khoản 3 đến khoản 5 Điều 52 Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bổ sung 2018 quy định về phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp sẽ là đơn vị cócó trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
- Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương sẽ có trách nhiệm tiến hành tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đối với những sự cố về an toàn thực phẩm ở nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng hệ thống cảnh báo sự cố an toàn thực phẩm.
Theo quy định trên, thì cơ quan có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm là Ủy ban nhân dân các cấp; Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương.
4. Việc phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua những biện pháp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 52 Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bổ sung 2018 quy định về phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm như sau:
- Tổ chức, cá nhân trường hợp phát hiện dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:
+ Bảo đảm về an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm;
+ Giáo dục và tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
+ Kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Phân tích các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;
+ Điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về an toàn thực phẩm;
+ Lưu mẫu thực phẩm.
Theo đó, việc phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm được thực hiện thông qua những biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 52 nêu trên. Trong đó có biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn thực phẩm 2010 được sửa đổi bổ sung 2018.
THAM KHẢO THÊM: