Thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra hình sự là một công tác rất quan trọng và phức tạp cần phải được các cơ quan điều tra, các điều tra viên quan tâm đúng mức. Điều tra viên và công tác bảo quản vật chứng phải nắm vững pháp luật, thường xuyên học tập, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ, biết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác.
Mục lục bài viết
1. Nhận thức chung về vật chứng:
1.1. Khái niệm:
Vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội được cơ quan có thẩm quyền thu thập theo trình tự pháp luật tố tụng hình sự quy định.
Vật chứng có các đặc trưng cơ bản sau:
– Vật chứng tồn tại dưới dạng vật thể, chúng có thể ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.
– Vật chứng chứa đựng và phản ánh những sự kiện thực tế và khách quan về vụ án hình sự.
– Vật chứng được cơ quan có thẩm quyền thu thập theo trình tự pháp luật tố tụng hình sự quy định. Cơ quan có thẩm quyền thu thập vật chứng là cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.
1.2. Tác dụng của vật chứng:
Vật chứng thường có giá trị chứng minh cao trong điều tra, xử lý vụ án. Cụ thể:
– Đối với công tác điều tra vụ án : Vật chứng là một trong những căn cứ quan trọng, đáng tin cậy góp phần giúp cơ quan điều tra nhận định, phán đoán về diễn biến, tính chất sự việc phạm tội, âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của kẻ phạm tội, đề ra phương hướng, kế hoạch điều tra vụ án sát hợp. Khi chưa phát hiện được thủ phạm của vụ án thì vật chứng là một căn cứ để truy tìm thủ phạm. Khi đã phát hiện được thủ phạm thì vật chứng là một căn cứ để tính toán, áp dụng các chiến thuật để hỏi cung bị can.
– Đối với việc xử lý vụ án : Vật chứng là một trong những căn cứ tin cậy giúp cơ quan điều tra kết luận về vụ án, có hình thức, biện pháp xử lý các bị can và giải quyết đúng đắn vụ án. Vật chứng là một căn cứ giúp viện kiểm sát làm bản cáo trạng truy tố bị cáo ra trước phiên tòa, và là cơ sở giúp
2. Nguyên tắc cần quán triệt khi thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng:
Để làm tốt công tác thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng, cán bộ điều tra cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
2.1. Phải thu thập kịp thời, đầy đủ vật chứng của vụ án:
Thu thập kịp thời, đầy đủ vật chứng sẽ giúp cơ quan điều tra có thêm chứng cứ quan trọng để điều tra kết luận về vụ án một cách chính xác, từ đó có hình thức, biện pháp xử lý vụ án đúng . đắn. Nếu để sót vật chứng sẽ dẫn đến tình trạng vụ án thiếu chứng cứ và có thể không kết luận được chính xác về tội phạm, người phạm tội hoặc gây khó khăn cho việc xử lý vụ án.
Muốn thu thập kịp thời, đầy đủ, không để sót vật chứng thì trong điều tra vụ án cán bộ điều tra phải nhanh chóng nghiên cứu toàn bộ những tài liệu, chứng cứ đã có về vụ án. Trên cơ sở đó nhận định về vật chúng của vụ án, tính toán sử dụng các biện pháp, phối hợp chặt chẽ các lực lượng để kịp thời phát hiện thu thập đầy đủ vật chứng. Đối với những vật đã xác định là vật chứng thì kiên quyết thu giữ, tạm giữ. Đối với những vật có căn cứ nghi là vật chứng thì tạm giữ để nghiên cứu xem có phải là vật chứng hay không. Sở đi phải tạm giữ những vật nghi là vật chứng vì việc xác định một vật có phải là vật chứng hay không, có trường hợp rất phức tạp đòi hỏi phải có những điều kiện về thời gian, điều kiện, chuyên gia… Ngay tại nơi phát hiện chúng ta chưa có đủ điều kiện để kết luận, nếu bỏ qua thì có thể sót vật chứng. Sau khi nghiên cứu nếu kết luận nó không phải là vật chứng thì phải trả ngay cho chủ sở hữu của nó.
Cần chống việc thu thập tràn lan những thứ không phải là vật chứng của vụ án hoặc không có căn cứ nghi là vật chứng.
2.2. Phải đảm bảo sự nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn hư hỏng vật chứng:
Vật chứng chứa đựng sự kiện thực tế về vụ án, không gì có thể thay thế được nó. Song vật chứng lại tồn tại dưới dạng vật cụ thể chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên dễ bị biến đổi, hư hỏng, mất mát, lẫn lộn khó đảm bảo sự nguyên vẹn. Do vậy việc giữ cho vật chứng được được nguyên vẹn, không để mất mát hư hỏng, là một yêu cầu bắt buộc, nếu không sẽ làm giảm, thậm chí làm mất hoàn toàn giá trị chứng minh và các giá trị khác của vật chứng. Để đảm bảo nguyên tắc trên đây, trong quá trình phát hiện thu thập, bảo quản, xử lý vật chứng đòi hỏi cán bộ điều tra phải thận trọng, áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật và các phương tiện cần thiết để đảm bảo sự nguyên vẹn của vật chứng, phải có tinh thần *trách nhiệm cao, liêm khiết, trung thực, không lấy cắp, đổi chác, sử dụng trái phép vật chứng:” Những người có trách nhiệm bảo quản vật chứng làm để mất, hư hỏng thì phải bồi thường; trong trường hợp hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vật chứng hòng làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm theo điều 236 Bộ luật Hình sự “
2.3. Hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó trách nhiệm bảo quản vật chứng:
Ở giai đoạn điều tra vụ án, vật chứng luôn luôn được sử dụng trong các hoạt động điều tra. Việc giao trách nhiệm bảo quản vật chứng cho cơ quan đang giữ hồ sơ vụ án là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, xử lý vụ án đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của cơ quan và cá nhân cán bộ đang tiến hành điều tra vụ án trong bảo quản vật chứng.
Trong giai đoạn điều tra trách nhiệm bảo quản vật chứng thuộc về cơ quan đang thụ lý vụ án đó. Các cơ quan đơn vị khác muốn khai thác, sử dụng vật chứng phải thông qua cơ quan này. Khi chuyển vụ án đến cơ quan khác phải chuyển toàn bộ vật chứng. Thực hiện đúng quy định của bộ luật TTHS :” Hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng”. Khi tiếp nhận vụ án do các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến, cơ quan điều tra phải yêu cầu họ giao toàn bộ vật chứng cùng hồ sơ vụ án để tiếp tục điều tra.
Mỗi đơn vị thụ lý điều tra vụ án phải cử cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách làm công tác bảo quản vật chứng. Thủ trưởng cơ quan điều tra phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc chấp hành pháp luật về bảo quản vật chúng để kịp thời uốn nắn những thiếu sót và xử lý nghiêm minh những vi phạm.
3. Phương pháp thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng:
3.1. Thu thập vật chứng:
a/ Phát hiện vật chứng:
Muốn thu giữ, tạm giữ đầy đủ vật chứng đòi hỏi phải phát hiện được vật chứng, đây là khâu đầu tiên có ý nghĩa quan trọng. Muốn phát hiện đầy đủ, kịp thời vật chứng đòi hỏi phải tiến hành tốt một số hoạt động sau:
Nghiên cứu tổng hợp mọi tin tức, tài liệu đã có về vụ án. Việc nghiên cứu này nên xoay quanh các nội dung sau :
+ Tính chất và diễn biến của vụ án, các đối tượng phạm tội, đối tượng tác động của tội phạm, công cụ phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng để thực hiện tội phạm, tiền bạc, vật phẩm khác có được bằng con đường phạm tội trong vụ án để từ đó nhận định những vật chứng có thể có của vụ án đang điều tra.
+ Các đối tượng phạm tội và những người có liên quan đến vụ án để từ đó xác định hoặc nhận định được người cất giữ vật chứng của vụ án.
Nghiên cứu về vật được nhận định là vật chứng và người được nhận định là đã cất giữ vật chứng:
+ Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm phát hiện ra nơi cất giấu vật chứng hoặc đưa ra những giả thuyết về nơi cất giấu chúng. Phải căn cứ vào giả thuyết về đặc điểm của vật chứng được nhận định là vật chứng để xác định nơi cất giấu chúng. Chẳng hạn giấy tờ, tranh ảnh, và những vật có kích thước rất nhỏ có thể và thường được giấu trong các cuốn sách vở, khung ảnh, khung huân huy chương, trong các đồ thờ cúng, trong tủ ngăn bàn, túi quần, túi áo… nhưng nếu vật cồng kềnh thì không thể cất giấu ở những nơi đó được.
Nghiên cứu về người được nhận định là đã cất giấu vật chứng cần xác định được các yếu tố làm cơ sở tính toán lựa chọn biện pháp phát hiện, thu thập vật chứng như :
+ Vị trí tố tụng của họ trong vụ án.
+ Đặc điểm nhân thân của họ.
+ Họ đang cất giữ những vật chứng gì hoặc có khả năng cất giữ những vật chứng gì.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về vụ án, về vật được nhận định là vật chứng và người được nhận định là đã cất giữ vật chứng, cơ quan điều tra phải chủ động tính toán sử dụng một hoặc một số biện pháp điều tra để phát hiện vật chứng.
b/ Thu giữ, tạm giữ vật chứng:
Vật chứng thường được phát hiện, thu giữ, tạm giữ trong khi: khám nghiệm hiện trường; khám xét; bị can, người làm chứng, người bị hại chỉ chỗ có vật chứng để ta thu giữ, tạm giữ; bị can, người làm chứng, người bị hại, nhân dân, đại diện các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội mang vật chứng đến nộp cho cơ quan điều tra; cán bộ điều tra trong quá trình tiến hành các hoạt động đấu tranh chống tội phạm đã phát hiện thấy và thu thập.
Nhìn chung các vật chứng được: tạm giữ đưa về cơ quan điều tra để xem xét ; những vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền; những vật có căn cứ nghi là vật chứng của vụ án thì tạm giữ để nghiên cứu, xác định có phải vật chứng không, nếu không phải vật chứng thì trả ngay cho chủ sở hữu.
– Việc thu giữ, tạm giữ vật chứng thường tiến hành như sau :
+ Khi phát hiện vật chứng tại chỗ nào thì phải có mặt của người chứng kiến ( nếu khám xét chỗ ở thì phải có thêm chủ nhà hoặc đại diện hợp pháp của họ ), bằng động tác có kỹ thuật cán bộ điều tra thận trọng chuyển những vật đó tập trung về một nơi có người coi giữ lập biên bản. Các vật chứng bị thu giữ, tạm giữ phải được cân đong, đo, đếm chính xác và được phản ánh đầy đủ vào biên bản.
+ Tùy từng loại vật chứng mà có biện pháp thu thập, bảo quản tại chỗ thích hợp:
Nếu vật chứng thuộc loại quan trọng như cương lĩnh, điều lệ, cờ, danh sách các thành viên trong các tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; phương tiện thông tin liên lạc, tài liệu tình báo trong các vụ án gián điệp thì nên chụp ảnh chúng cùng với bị can tại nơi phát hiện. Những vật chứng có thể xác nhận vào góc hay phía sau thì yêu cầu bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ xác nhận vào đó. Tuy nhiên phải hết sức cảnh giác đề phòng bị can hoặc thân nhân của họ lợi dụng việc đến gần vật chứng để tiêu hủy vật chứng hoặc sử dụng vật chứng để chống cự. Những bị can thuộc loại hung hãn phải khóa, trói trước khi cho chúng đến gần vật chứng.
Nếu vật chứng thuộc loại mang dấu vết tội phạm thì khi chu giữ, tạm giữ phải chú ý không được làm biến dạng hoặc mất dấu vết. Cụ thể là không được cầm, nắm vào nơi có dấu vết tội phạm trên vật chứng mà phải dùng phương tiện để gắp hoặc cầm vào chỗ không có dấu vết trên vật chứng. Phải sử dụng những phương tiện cần thiết để bảo quản vật chứng tại chỗ và trên đường vận chuyển sao cho không làm mất dấu vết tội phạm.
Nếu vật chứng thuộc loại tài liệu, phim ảnh đã tráng, ảnh thì cho vào các phong bì để bảo quản.
Nếu vật chứng ở thể lỏng, thể khí thì cho vào lọ thủy tinh hoặc túi PE.
Nếu vật chứng thuộc loại dễ vỡ thì cho vào hộp rồi dùng vật liệu mềm chèn lót cẩn thận.
Nếu vật chứng là vũ khí, chất dễ nổ, để cháy thì phải đưa về trạng thái an toàn, không để gần nguồn lửa, tránh va chạm mạnh khi thu giữ, tạm giữ, vận chuyển chúng.
Nếu vật chứng thuộc loại dễ biến dạng, biến chất thì phải tìm mọi cách hạn chế, loại bỏ khả năng biến dạng, biến chất của nó.
Nếu vật chứng thuộc loại cần phải chuyển giám định thì khi thu thập phải đảm bảo theo yêu cầu của việc giám định.
Nếu vật chứng có thể di chuyển được thì thu giữ, tạm giữ đưa về cơ quan điều tra. Nếu vật chứng là bất động sản hoặc các vật khác không thể đưa về cơ quan điều tra được thì phải niêm phong giao cho chủ nhà hay đại diện hợp pháp của chủ nhà bảo quản chờ xử lý. Trong trường hợp này phải nói rõ cho người được giao bảo quản vật chứng về trách nhiệm của họ phải giữ gìn cẩn thận, tuyệt đối không được phá hủy niêm phong chuyển nhượng, mua bán, đổi chác, làm mất hỏng vật chứng. Nếu vi phạm các quy định trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 244 Bộ luật Hình sự về tội ” vi phạm việc niêm phong “.
+ Khi thu giữ, tạm giữ những vật chứng sau đây phải niêm phong để đảm bảo sự bí mật, nguyên vẹn và chặt chẽ về thủ tục :
Loại không xác định được ngay tại chỗ về nội dung, chất lượng.
Loại có số lượng quá nhiều, không đếm ngay tại nơi thu thập được.
Loại dễ biến dạng, biến chất.
Loại cần phải đưa đi giám định
Loại là chất độc, chất dễ cháy, nổ chất gây ô nhiễm môi trường.
Loại là vàng bạc, đá quý, đồ cổ, chất ma túy.
Loại không thể di chuyển về cơ quan điều tra.
Việc niêm phong vật chứng phải được tiến hành ngay tại nơi thu thập bằng cách dán giấy mỏng khó bóc (gọi là giấy niêm phong) hoặc đổ xi rồi đóng dấu nổi lên những chỗ cần phải giữ cố định của vật chứng hay phong bì, hộp đựng vật chứng.
Tham gia vào việc niêm phong gồm có cán bộ điều tra, người có vật bị niêm phong hay đại diện hợp pháp của họ và người chứng kiến. Có thể mời chuyên gia của ngành khoa học kỹ thuật nào có liên quan đến vật chứng cần niêm phong giúp đỡ việc niêm phong.
Mở niêm phong vật chứng được tiến hành khi có yêu cầu điều tra, xử lý vụ án đòi hỏi. Mở niêm phong vật chứng phải được thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra đồng ý và do cán bộ điều tra tiến hành với sự có mặt của người có vật bị niêm phong hay đại diện hợp pháp của họ đã chứng kiến việc niêm phong trước đây. Nếu những người này không có mặt thì phải mời đại diện viện kiểm sát nhân dân chứng kiến để đảm bảo tính khách quan. Đối với những vật khi niêm phong có sự tham gia của chuyên gia thuộc các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật thì khi mở niêm phong phải mời họ tham gia.
Việc mở niêm phong vật chứng phải lập biên bản xác nhận tại chỗ và có chữ ký của những người tham gia, chứng kiến.
+ Lập biên bản và bản thống kê vật chứng.
Thu giữ, tạm giữ vật chứng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải lập biên bản và bản thống kê vật chứng. Trong trường hợp khám xét, khám nghiệm hiện trường mà phát hiện, thu thập vật chứng thì việc thu thập vật chứng được phản ánh trong biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường, không phải lập biên bản riêng. Nếu thu giữ, tạm giữ nhiều vật chứng thì phải lập bảng thống kê vật chứng kèm theo biên bản thu giữ, tạm giữ vật chứng. Các văn bản này cần phải đạt các yêu cầu sau đây:
Phản ánh được trường hợp phát hiện ra vật chứng, nơi tìm thấy vật chứng, cách thu giữ, tạm giữ vật chứng, những người có mặt trong khi thu giữ, tạm giữ.
Mô tả và ghi chép đầy đủ tên, loại và các đặc điểm như hình dáng, màu sắc, mùi vị, chiều hướng, tình trạng, số lượng, chất lượng, khối lượng của vật chứng (ghi cả số và chữ).
Biên bản và thống kê phải lập đúng thủ tục như đã quy định trong điều 78 Bộ Luật TTHS . Nội dung phải khách quan, chính xác, bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật và nghiệp vụ điều tra.
3.2. Bảo quản vật chứng:
Khi thu thập được vật chứng rồi thì việc bảo quản có ý nghĩa quan trọng. Nếu bảo quản không tốt sẽ làm giảm hoặc mất giá trị chứng minh hoặc giá trị sử dụng của vật chứng, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý vụ án. Vì thế phải chú trọng và làm tốt khâu bảo quản vật chứng.
Bảo quản vật chứng không chỉ là việc cất vật chứng vào kho khóa lại cẩn thận, mà yêu cầu đặt ra đối với khâu bảo quản vật chứng là phải giữ được sự nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn, hư hỏng vật chứng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng vật chứng phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án.
Hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng. Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý khác, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay tại ngân hàng hoặc tại các cơ quan chuyên trách. Bảo quản vật chứng phải được tiến hành một cách khoa học trong suốt quá trình điều tra, xử lý vụ án.
Tại cơ quan điều tra, vật chứng có thể được bảo quản tại kho hoặc tại hồ sơ điều tra vụ án.
a/ Bảo quản vật chứng tại kho:
Hầu hết các vật chứng sau khi thu thập đều phải đưa vào kho Để bảo quản (trừ những vật cần phải xử lý ngay hoặc bảo quản tại hồ sơ).
Mỗi cơ quan điều tra phải có một kho chứa vật chứng đảm bảo yêu cầu bảo vệ và các yêu cầu về kỹ thuật, có tác dụng bảo quản như: giá, hòm, tủ, hộp, giấy gói, túi ni lông, bìa cứng, khóa, các chất đệm lót, thuốc chống ẩm mốc, mối mọt, gián, chuột, kiến, các loại sổ sách giấy tờ ghi chép theo dõi vật chứng một cách khoa học.
Việc xuất, nhập vật chứng tại kho phải có phiếu xuất nhập đã được thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra ký duyệt. Khi nhập vật chứng cán bộ bảo quản phải phân loại trước khi nhập kho rồi sử dụng các phương tiện thích hợp để bảo quản từng loại. Mỗi vật chứng phải có nhãn làm bằng bìa cứng trên đó ghi tên vật chứng, vụ án, cán bộ thụ lý điều tra, đơn vị thụ lý điều tra, thời gian tạm giữ và giao nhận.
Trong kho có thể xếp vật chứng theo từng vụ án hoặc theo loại. Các vật chứng bảo quản trong kho phải được ghi chép đầy đủ vào sổ quản lý vật chứng của đơn vị. Khi cho mượn, chuyển giao phải ghi đầy đủ lệnh của thủ trưởng cơ quan điều tra, họ tên địa chỉ và chữ ký của người nhận.
b/ Bảo quản vật chứng tại hồ sơ vụ án.
Các vật chứng thuộc loại giấy tờ, phim ảnh đã trắng thì phải bảo quản tại hồ sơ vụ án. Bởi vì những tài liệu này thường là những tài liệu quan trọng, gọn nhẹ nhưng dễ hỏng, rách nát, lẫn lộn, mất mát.
Để bảo quản tốt loại vật chứng này phải phân ra từng nhóm theo kích thước rồi dùng phong bì để đựng và đóng vào hồ sơ vụ án. Trong trường hợp có nhiều vật chứng loại này thì đóng thành tập hồ sơ riêng, đánh số thứ tự theo chế độ bảo quản hồ sơ.
c/ Trách nhiệm của người bảo quản vật chứng.
Người được giao trách nhiệm bảo quản vật chứng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc bảo quản mọi vật chứng theo quy định của pháp luật và nội dung của cơ quan, đơn vị. Người bảo quản vật chứng phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc gửi và mượn vật chứng của vụ án để phục vụ công tác điều tra.
Khi giao, nhận vật chứng phải kiểm tra kỹ về số lượng, chất lượng, đặc điểm của vật chứng. Vật chứng đã niêm phong nhất thiết phải kiểm tra xem niêm phong có bị vi phạm không. Việc giao nhận vật chứng phải lập biên bản đầy đủ và đúng thủ tục.
Khi nhận vật chứng phải viết
Mọi cán bộ có trách nhiệm bảo quản vật chứng phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và chế độ bảo quản vật chứng, chống lối làm việc tùy tiện. Các đơn vị điều tra phải thường xuyên kiểm tra theo dõi việc bảo quản vật chứng.
3.3. Xử lý vật chứng trong giai đoạn điều tra hình sự:
Trước khi xử lý vật chứng phải tiến hành kiểm tra những vật đã thu thập.
a/ Kiểm tra những vật đã thu thập để xác định chính xác vật chứng trước khi xử lý.
Không phải tất cả các vật thu thập trong quá trình điều tra đều là vật chứng của vụ án. Vì vậy sau khi thu thập phải tiến hành kiểm tra nhằm xác định xem chúng có phải là vật chứng hay không. Đây là một yêu cầu bắt buộc. Càng kiểm tra kỹ, càng củng cố vững chắc giá trị chứng minh của vật chứng. Nếu không kiểm tra mà xử lý ngay sẽ dẫn đến những sai lầm, lệch lạc và gây hậu quả xấu về nhiều mặt.
Kiểm tra các vật chứng đã thu thập cả về nội dung lần phương pháp thu thập. Về nội dung cần kiểm tra xem có đúng vật đó chứa đựng sự kiện thực tế về vụ án không. Về phương pháp thu thập, phải xem vật đó có được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định không.
Các biện pháp kiểm tra:
– Đối chiếu giữa vật đã thu thập với các tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ điều tra vụ án và tình hình thực tế của vụ án đã xảy ra mà ta đã biết qua các nguồn khác.
– Chủ động sử dụng các biện pháp điều tra như nhận dạng, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, hỏi cung… để xác định vật đã thu thập có phải là vật chứng không.
b/ Xử lý vật chứng.
Trong quá trình điều tra và khi kết thúc điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra cần tiến hành một số hình thức và biện pháp xử lý vật chứng như sau:
– Trong quá trình điều tra vụ án:
Những vật chứng là hàng tiêu dùng mau hỏng thì chuyển ngay cho đơn vị kinh doanh mặt hàng đó bán. Đơn vị bán hàng thanh toán tiền cho cơ quan điều tra gửi vào ngân hàng. Chứng từ về việc bán hàng, gửi tiền phải đưa vào hồ sơ điều tra vụ án hình sự.
Những vật chứng không có giá trị hoặc hoàn toàn không sử dụng được và không bảo quản được lâu thì tiêu hủy. Khi hủy bỏ, cơ quan điều tra phải lập biên bản, có đại diện VKS nhân dân và đại diện cơ quan tài chính chứng kiến.
Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu XHCN hoặc thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc điều tra, xử lý vụ án.
– Khi đình chỉ điều tra vụ án :
Nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì việc xử lý vật chứng do thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra và viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp quyết định. Vật chứng sẽ được xử lý như sau:
+ Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu. Cơ quan điều tra phải sao trích quyết định đó gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp biết để tiếp nhận những thứ đó nhập vào ngân sách nhà nước. Vật chứng là tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu xung quỹ nhà nước.
+ Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
+ Những vật chứng là vật hoặc tiền bạc thuộc sở hữu XHCN hay sở hữu riêng của công dân khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội mà trong quá trình điều tra chưa trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì khi đình chỉ điều tra phải trả lại cho họ. Trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì
– Khi đưa vụ án ra truy tố xét xử:
Khi chuyển hồ sơ vụ án sang VKS để đưa ra truy tố, xét xử, nói chung cơ quan điều tra phải chuyển giao toàn bộ vật chứng của vụ án sang viện kiểm sát và lập biên bản bàn giao vật chứng, hai bên cùng ký xác nhận.