Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều thực phẩm biến đổi gen, tuy nhiên nhiều người tiêu dùng vẫn chưa hiểu biết thực sự về thực phẩm biến đổi gen và những ảnh hưởng đối với sức khỏe. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện kinh doanh đối với thực phẩm biến đổi gen được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm biến đổi gen mới nhất:
- 1.1 1.1. Điều kiện kinh doanh sinh vật biến đổi gen, kinh doanh sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm:
- 1.2 2.2. Điều kiện để được cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đáp ứng đầy đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm:
- 1.3 2.3. Điều kiện về vấn đề bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen:
- 2 2. Thực phẩm biến đổi gen phải đảm bảo những điều kiện gì?
- 3 3. Quy định về ghi nhãn đối với hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen?
1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm biến đổi gen mới nhất:
Để kinh doanh thực phẩm biến đổi gen thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Theo đó:
1.1. Điều kiện kinh doanh sinh vật biến đổi gen, kinh doanh sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, thì khi các tổ chức và cá nhân muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất các loại sinh vật biến đổi gen, các loại sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm thì cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản như sau:
- Sinh vật biến đổi gen bắt buộc phải được cấp giấy xác nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, hoặc sinh vật biến đổi gen đó có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen đã có giấy xác nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
- Sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà các loại sinh vật biến đổi gen này đã có đầy đủ giấy xác nhận đáp ứng điều kiện sử dụng làm thực phẩm, hoặc có tên cụ thể trong Danh mục sinh vật biến đổi gen đã được cấp giấy xác nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đã ứng đầy đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm đã bị thu hồi căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen;
- Ngoài ra còn phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về vấn đề sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
2.2. Điều kiện để được cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đáp ứng đầy đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, có quy định về vấn đề cấp giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đáp ứng đầy đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm. Theo đó, để sinh vật biến đổi gen được cấp giấy xác nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thì cần phải đáp ứng được một trong các điều kiện như sau:
- Được Hội đồng an toàn thực phẩm biến đổi gen tiến hành thủ tục thẩm định thành phần hồ sơ phải đưa ra kết luận sinh vật biến đổi gen không có chứa các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe của con người;
- Được ít nhất 05 quốc gia phát triển cho phép sử dụng các loại sinh vật này để làm thực phẩm, đồng thời chưa xảy ra bất kỳ rủi ro nào tại các quốc gia đó.
2.3. Điều kiện về vấn đề bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Văn bản hợp nhất Luật an toàn thực phẩm năm 2018 có quy định về các điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen. Theo đó bao gồm:
- Nhóm điều kiện chung bao gồm các điều kiện cơ bản như sau: Đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật tương ứng phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về giới hạn sinh bẩn gây bệnh, giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải giới hạn dư lượng các loại thuốc thú y, kim loại nặng, các loại tác nhân gây ô nhiễm môi trường và các loại chất khác trong thực phẩm có nguy cơ gây hại đối với sức khỏe và gây hại đối với tính mạng của con người. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm khác nhau mà các loài sinh vật cần phải đáp ứng một quy định hoặc một số quy định về vấn đề sử dụng phụ gia, sử dụng các loại chất hỗ trợ chế biến trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gói, ghi nhãn hàng hóa, bảo quản thực phẩm;
- Ngoài các điều kiện chung nêu trên, đảm bảo an toàn đối với các loại thực phẩm biến đổi gen còn cần phải tuân thủ đầy đủ quy định về vấn đề đảm bảo an toàn đối với sức khỏe con người và bảo đảm an toàn đối với môi trường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện khác căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen. Trong đó, cần phải tuân thủ đầy đủ quy định về điều kiện, quy trình thủ tục cấp, thu hồi đối với giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen ứng đầy đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, danh mục sinh vật biến đổi gen đã được cấp đầy đủ giấy xác nhận đáp ứng điều kiện sử dụng làm thực phẩm, tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với các loại sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng để làm thực phẩm.
2. Thực phẩm biến đổi gen phải đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất Luật an toàn thực phẩm năm 2018 có đưa ra khái niệm về thực phẩm biến đổi gen. Theo đó, thực phẩm biến đổi gen là khái niệm để chỉ các loại thực phẩm có một thành phần nguyên liệu hoặc có nhiều thành phần nguyên liệu có den bị biến đổi bằng công nghệ gen. Như vậy, điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen được thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 14 của Văn bản hợp nhất Luật an toàn thực phẩm năm 2018. Bao gồm:
- Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kĩ thuật tương ứng, tuân thủ đầy đủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, tuân thủ đầy đủ giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, các loại kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm môi trường, các loại chất khác có trong thực phẩm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người hoặc tính mạng của con người;
- Tùy từng loại thực phẩm khác nhau, thực phẩm còn phải đáp ứng thêm một quy định hoặc một số quy định bao gồm: Quy định về vấn đề sử dụng phụ gia thực phẩm, quy định về vấn đề sử dụng các loại chất hỗ trợ trong quá trình chế biến, sản xuất kinh doanh thực phẩm, quy định về bao gói thực phẩm, quy định về ghi nhãn thực phẩm, quy định về vấn đề bảo quản thực phẩm;
- Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về vấn đề đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của con người và tuân thủ quy định về môi trường.
3. Quy định về ghi nhãn đối với hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, có quy định về vấn đề ghi nhãn đối với hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen, các loại sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm. Theo đó:
- Các tổ chức và cá nhân sản xuất, kinh doanh các loại thực phẩm trên thị trường có chứa sinh vật biến đổi gen, sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm của sinh vật biến đổi gen phải có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen với số lượng lớn hơn 5% tổng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất các loại thực phẩm đó, thì ngoài quá trình tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về vấn đề ghi nhãn hàng hóa, các tổ chức và cá nhân sản xuất kinh doanh còn phải thể hiện đầy đủ thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen ghi nhận trên nhãn hàng hoá đó;
- Các trường hợp sau đây sẽ được miễn ghi nhãn đối với các loại hàng hóa trước sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm. Bao gồm: Trong trường hợp thực phẩm biến đổi gen bao gói sẵn có chứa các loại thành phần nguyên liệu biến đổi gen tuy nhiên không phát hiện được ghen hoặc trong các loại sản phẩm của gen đó đã bị biến đổi hoàn toàn trong thực phẩm, hoặc trong trường hợp thực phẩm biến đổi gen cơ sống/các loại thực phẩm biến đổi gen chế biến không bao gói và trực tiếp mua bán đối với người tiêu dùng, hoặc trong trường hợp thực phẩm biến đổi gen được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm mục đích khắc phục được bệnh và khắc phục thiên tai.
Theo đó thì có thể thấy, khi một thành phần nguyên liệu biến đổi gen có số lượng lớn hơn 5% tổng nguyên liệu thì các tổ chức và cá nhân kinh doanh sản xuất các loại thành phần đó cần phải ghi nhãn hàng hóa, tại hiện đầy đủ thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen, tuy nhiên trong một số trường hợp thì các tổ chức và cá nhân vẫn sẽ được miễn ghi nhãn hàng hóa đối với các loại hàng hóa chứa sinh vật biến đổi gen theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 69/2010/NĐ-CP an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen;
Văn bản hợp nhất 02/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật An toàn thực phẩm do Văn phòng Quốc hội ban hành;
Nghị định 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
Nghị định 118/2020/NĐ-CP sửa Nghị định an toàn sinh học với sinh vật biến đổi gen.
THAM KHẢO THÊM: