Khoa học điều tra hình sự đã xác định: Bất cứ hành động nào của thủ phạm trong các vụ án hình sự đều để lại dấu vết, vật chứng khác nhau. Do đó phát hiện, nghiên cứu đánh giá và ghi nhận, thu lượm, bảo quản dấu vết tiến hành xét nghiệm giám định là công việc quan trọng không thể thiếu được. Song trước đó cán bộ của cơ quan điều tra phải biết rõ phương pháp chung về dấu vết hình sự.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm:
1.1. Định nghĩa:
Dấu vết hình sự (DVHS) là những biểu hiện vật chất được để lại trong quá trình thực hiện tội phạm.
Dấu vết hình sự xuất hiện trong quá trình chuẩn bị cũng như tiến hành thực hiện và che dấu hành động phạm tội; DVHS có thể được để lại tại hiện trường vụ án hoặc các nơi khác.
Dấu vết hình sự tồn tại dưới những dạng vật chất như: dấu vết vân tay, dấu vết chân, giày, dép, dấu vết máu… hoặc những dấu vết rất nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy; nó còn tồn tại trong nhận thức của con người như âm thanh, hình ảnh …
Thường phân loại dấu vết hình sự theo 2 cách, thứ nhất, theo đối tượng gây dấu vết và thứ hai, theo sự hình thành dấu vết.
Theo cách một, có những loại dấu vết cơ bản :
Dấu vết đường vân (vân tay, vẫn chân …).
Dấu vết cơ học (xe cộ, công vụ, súng đạn …).
Dấu vết sinh vật (dấu vết lông, tóc, da, móng tay,
chất bài tiết, nội tiết, côn trùng …).
Đấu vật hóa học.
Theo cách hai, có những loại dấu vết cơ bản.
Dấu vết hằn (do hành vi phạm tội tiếp xúc và gây biến dạng bề mặt đối tượng mang dấu vết).
Dấu vết in (không làm đối tượng mang dấu vết biến dạng).
Dấu vết cắt (vật mang dấu vết chia làm nhiều phần). Dấu vết khớp (vật mang dấu vết chia làm nhiều phần, ghép ráp lại sẽ khớp).
Dấu vết trượt.
1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dấu vết hình sự:
Các dấu vết hình sự phát hiện được sẽ là những căn cứ có giá trị, để:
– Truy nguyên (người nào, vật nào để lại dấu vết tại hiện trường).
– Hình thành những nhận định về nguyên nhân, tính chất và diễn biến của vụ việc, về hành động của thủ phạm, về thời gian, địa điểm xảy ra hành vi, sự việc và về cách gây án của thủ phạm.
– Xác định phương hướng điều tra (dấu vết hình sự là phản ánh khách quan hành động của thủ phạm tại hiện trường).
2. Phương pháp phát hiện nghiên cứu, đánh giá và ghi nhận, thu lượm bảo quản các loại dấu vết:
2.1. Dấu vết vân tay, vẫn chân:
Dấu vết vân tay, chân là dấu vết của những đường vân (bàn, ngón của tay và chân) để lại trên bề mặt các vật, khi có sự tác động của bàn tay, bàn chân vào các vật đó. Dấu vết loại này chủ yếu tồn tại ở hai dạng dấu vết in, dấu vết hằn. Bề mặt của vật mang dấu vết cứng và nhẵn sẽ để lại dấu vết in qua mồ hôi, nước, máu … con người có thể nhìn thấy hoặc bằng phương tiện kỹ thuật (ví dụ: trên giày mắt thường khó nhìn thấy). Bề mặt vật mang dấu vết mềm hơn vật gây dấu vết sẽ để lại dấu vết hằn (lõm).
Vân tay, vẫn chân có hai đặc tính cơ bản. Thứ nhất tính ổn định : bào thai 5, 6 tháng đã hình thành tương đối hoàn chỉnh từ sớm và ổn định cho tới khi lớn lên trưởng thành và chết (không thay đổi về số lượng, vị trí và đặc điểm các đường vận).
Khi bị phá hủy qua da, đường vẫn cũng bị phá hủy, song để lại sẹo, còn không đường vẫn sau một thời gian hoàn toàn được phục hồi như cũ.
Thứ hai, tính riêng biệt : Đặc điểm này có giá trị đặc biệt để truy nguyên, vì số lượng và vị trí, đặc điểm cấu tạo các đường vân không ai giống ai.
Phương pháp phát hiện, nghiên cứu đánh giá dấu vết vân tay, vẫn chân :
Sử dụng ánh sáng để phát hiện :
Dùng ánh sáng mặt trời hay nhân tạo (hoặc kết hợp), chú ý ở các nơi yếu, thiếu ánh sáng, ở khe, kẽ… Phải điều chỉnh nguồn sáng, tính vị trí đứng quan sát ở vị trí, góc độ và cự ly thích hợp.
– Sử dụng các loại bột kim loại và các chất hóa học:
Bột kim loại (gồm ô xít đồng, ô xít nhôm và ô xít sắt) phải mịn và khô và vật mang duy vật cũng khô. Thủ rắc bột lên nơi tương tự trước khi lên nơi nghi có dấu vết. Mỗi loại bột có cách rắc và quét khác nhau.
Dùng lối (i ốt nóng hoặc phương pháp i ốt lạnh). Phát hiện được dấu vết (vân tay hoặc dấu vết vân chân) sẽ có cách nghiên cứu riêng.
– Nghiên cứu dấu vết vân tay: để nhận biết dấu vết do ngón tay nào của bàn tay để lại, phải dựa vào các yếu tố: + Độ cao thấp giữa các ngón tay trong cùng bàn tay.
+ Các đường vân ở đỉnh đầu ở ngón tay cái: theo quy luật các đường vân này bao giờ cũng chạy xiên từ trên xuống, sang một bên; nếu xiên về bên phải thì là do ngón tay cái bàn tay phải để lại, ngược lại.
+ Dựa vào các mẫu vân tay cơ bản gồm 4 mẫu: vân hình cung, vân hình quai, vân hình xoáy và vân hình chữ “S” ngược.
+ Dựa vào trạng thái cần nắm, tì ấn. Khi cần nắm, vân tay dấu vết vân các ngón trỏ, giữa nhẫn và út của bàn tay phải in đậm, rõ lệch sang phía trái của bàn tay trái sẽ in đậm, rõ và lệch về phía trái.
Khi tỉ ấn: dấu vết vân các ngón trỏ, giữa nhẫn và út của bàn tay phải sẽ in đậm, rõ lệch về phía phải và của bàn tay trái là về phía trái.
Cách ghi nhận và thu lượm bảo quản dấu vết vân tay, vẫn chân.
+ Chụp ảnh : chụp kiểu xác định vị trí, ảnh mô tả đặc điểm chung và ảnh đặc tả dấu vết (có thước tỉ lệ).
+ Ghi vào văn bản : trong các văn bản nhất là biên bản khám nghiệm hiện trường cần mô tả tỉ mỉ, đầy đủ và chính xác về loại mẫu vân, vị trí của dấu vết. Khi mô tả dấu vết vân tay, chân phải nêu rõ đặc điểm sau đây :
=) Mẫu vân cơ bản của dấu vết (trên, dưới, trước, sau… so với một đích nào đó) và vị trí của nó.
=) Đặc điểm của dấu vết (rõ hay không rõ đường vân). =) Chiều hướng, màu sắc, trạng thái của dấu vết.
=) Phương pháp phát hiện thu lượm và bảo quản dấu
+ Lập sơ đồ ghi nhận dấu vết vào sơ đồ chung và sơ đồ riêng.
Ở sơ đồ chung cần thể hiện cho được chiều hướng, vị trí trạng thái và mối tương quan giữa các dấu vết, giữa dấu vết với đồ vật ở hiện trường.
Ở sơ đồ riêng phải thể hiện cho được hình thể, đặc điểm và kích thước của dấu vết.
Các số liệu ở sơ đồ phải thống nhất với nội dung ghi ở biên bản.
+ Đổ khuôn bằng thạch cao hoặc bằng si-li-ken (áp dụng khi dấu vết ở dạng hằn (lom).
+ Sao in bằng giày “PÔ-LI” sau khi dấu vết được hiện lên rõ bằng phím quét các loại bột (đồng, nhôm, sắt, bồ hóng, muội khói nhựa PVC, cao su… cần dùng giày pô-li để sao in. giày pô-li có 3 màu (đen, trắng và trong suốt) cấu tạo làm ba lớp : lớp đế (mềm và dài), lớp nhựa dính (có tác dụng giữ lớp bột đã làm rõ các chi tiết, đặc điểm của dấu vết ) và lớp bảo vệ (làm bằng mi-ca trong suốt và mỏng). Khi dùng : bóc lớp giày bảo vệ để riêng : áp mặt nhựa dính từ từ vào dấu vết đã được hiện rõ trước đó từ 30 giày đến 1 phút, rồi từ từ gỡ ra và lập tức áp ngay lớp bảo vệ lên lớp dính (áp từ từ để đẩy hết bọt khí ra khỏi mặt lớp nhựa dính). Dùng giày pô-li màu do màu sắc trái lai của dấu vết đã hiện ra.
+ Thu vật mang dấu vết về cơ quan điều tra :
Những vật mang dấu vết nhỏ gọn. nhẹ (mảnh kính, đoạn dây, búa, dao, chai lọ…) cần
điều tra về cơ quan mang để tiện phát hiện và nghiên cứu dấu vết (song phải ghi vào biên bản khám nghiệm hiện trường trước khi thu về). Cách thu, mang tránh tác động xấu vào dấu vết để ở trên vật mang dấu vết.
+ Bảo quản vật mang dấu vết và các dấu vết.
Phải đóng gói riêng từng dấu vết, từng vật mang vết và bên ngoài phải ghi rõ : số thứ tự, tên vụ án, thời gian và nơi xảy ra vụ án, họ tên người phát hiện, thu lượm và bảo quản. Có thể dùng bìa cứng, hộp các tông, ống thủy tinh để bảo đảm an toàn trong thu lượm, vận chuyển, nghiên cứu và lưu giữ.
Các dấu vết thu lượm bằng in sao qua giày pô-li phải bảo quản nơi khô ráo, thoáng gió và khi vận chuyển để trong phong bì.
2.2. Dấu vết cơ học:
Dấu vết cơ học gồm: Dấu vết tay, chân, giày, dép, dấu vết phương tiện giao thông (chủ yếu là phương tiện giao thông bộ), dấu vết công cụ, dấu vết khóa, dấu vết súng đạn, dấu vết răng, dấu vết khớp. Các dấu vết này chủ yếu hình thành ở dạng : dấu vết in. dấu vết lõm, dấu vết cắt, dấu vết khớp … Đối tượng gây dấu vết và đối tượng mang dấu vết của dấu vết cơ học rất đa dạng. Dấu vết để lại hiện rõ tới mức nào phụ thuộc nhiều vào thuộc tính, đặc điểm của đối tượng gây dấu vết và đối tượng mang dấu vết, vào tốc độ chiều hướng, thời gian cũng như lực và góc độ tác động giữa hai đối tượng (gây và mang dấu vết) với nhau.
Mỗi loại dấu vết cụ thể của dấu vết cơ học, có phương pháp phát hiện, nghiên cứu đánh giá và ghi nhận, thu lượm bảo quản riêng.
a/ Dấu vết chân, giày, dép.
– Đặc điểm cấu tạo dấu vết chân, giày, dép :
Dấu vết loại này chia làm 4 phần: phần các ngón; phần dưới các ngón; phần lõm bàn chân, phần gót chân.
Dấu vết chân có 3 loại :
Thứ nhất, dấu vết chân đầy (phần gan bàn chân to bè, không hoặc quá ít phần lõm vào).
Thứ hai, vết chân lõm (phần giữa gan bàn chân lõm vào rõ rệt, có khi bị tách thành hai phần giữa phần gan và phần gót).
Thứ ba, vết chân bình thường (phần gan bàn chân hơi lõm một chút).
Dấu vết giày có ba phần chính : mũi giày, đế giày, và gót giày. Ngày nay có nhiều loại giày, dép, khác nhau được sử dụng ngày càng rộng rãi và luôn được cải tiến theo thời trang, sở thích, lứa tuổi và địa phương. Nên phải có cách đánh giá cụ thể khi nghiên cứu.
Phương pháp phát hiện và nghiên cứu, đánh giá : Đây là loại dấu vết có mặt phổ biến ở các hiện trường và có tác dụng lớn trong điều tra, xử lý.
Cách phát hiện tương tự như khi phát hiện dấu vết vân tay, chân.
Nghiên cứu dấu vết chân, giày dép giúp rút ra những cơ sở đề nhận định về diễn biến của sự việc, hành động của thủ phạm. Cụ thể, có thể nhận biết :
+ Tầm cao của người để lại dấu vết (theo công thức và bản hệ số).
+ Nhận biết loại và cỡ giày, dép (theo một công thức cho trước).
+ Nhận biết số lượng người có mặt ở hiện trường. Qua độ lớn nhỏ của dấu vết giày, dép chân để lại, qua các đặc điểm chung và riêng.
Nếu nhiều dấu vết đứng tụm gần nhau một chỗ… có thể xác định thủ phạm có sự bàn bạc rình mò ở đó.
Có khi thủ phạm để lại một đẫy bước đi tại hiện trường (3 dấu vết trở lên). Qua đẫy bước đi có thể nhận biết :
=) Hướng mà thủ phạm đến và thoát khỏi hiện trường.
=) Sự đi lại hoạt động của thủ phạm tại hiện trường.
=) Nhận biết dáng đi của thủ phạm, có khuyết tật hay không (bị thọt, đi lại khập khiễng, đi vòng kiềng, đi kiểu chữ bát, chống nắng hay chân giả… )
Bị thọt, khập khiễng sẽ có bước ngắn, bước dài.
Đi chân giả sẽ có vất kéo lê.
Đi kiểu (vòng kiềng) thì hai bước chân quay vào dây trục bước đi, đi “chữ bát” thì ngược lại.
=) Nhận biết được trạng thái đi lại của thủ phạm (nhanh hay chậm, chạy, nhảy, đi thường hay đi lùi …).
Chạy, nhảy bước chân có độ dài trên 1m và phần mũi bàn chân in sâu và rõ hơn phần gót. Nếu chạy với tốc độ nhanh phần gót chân không để lại dấu vết.
Đi lùi thì trục dãy bước đi không thẳng, phần gót in sầu và rõ hơn phần mũi ngón.
=) Nhận biết thủ phạm có mang vác nặng hay không. Mang vác nặng thì bước ngắn, 2 vết bàn chân phải và trái gần song song với nhau. Độ lõm dấu vết sâu hơn, độ lõm ở phần gót và mũi bàn chân gần bằng nhau.
Nghiên cứu tỉ mỉ dấu vết chân, giày, dép có thể tìm ra người hoặc giày, dép để lại dấu vết.
Việc phát hiện được dấu vết chân có để lại rõ đường vẫn tại hiện trường thì có cơ sở tìm ra người để lại dấu vết ấy.
Phương pháp ghi nhận, thu lượm và bảo quản dấu vết chân giày dép.
Vẫn áp dụng ba phương pháp là chụp ảnh, ghi nhận vào biên bản và lập sơ đồ.
Trường hợp dấu vết chân giày, dép để lại ở trạng thái hằn có thể áp dụng phương pháp đổ khuôn thạch cao. (Theo phương pháp thạch cao ướt và thạch cao khô – có phụ lục hướng dẫn).
b/ Dấu vết phương tiện giao thông bộ:
– Đặc điểm hình thành của dấu vết giao thông bộ:
Phương tiện giao thông bộ là các loại xe gắn máy hoặc không gắn máy, bánh lốp, bánh gỗ hoặc bánh sắt… xe chạy trên mặt đường mềm hoặc ướt, dù với tốc độ nào nhưng với lực ma sát lớn, đều gây ra và để lại trên mặt đường những dấu vết mặt lốp bánh xe hoặc các loại dấu vết khác của xe.
Lốp xe có nhiều loại đường vân và mặt lốp khác nhau. Khi chạy với tốc độ chậm hoặc bình thường trên đường mềm hoặc ướt thì đường vân mặt lốp tương đối rõ.
Khi xe đang chạy gặp tình huống đột xuất, trở ngại người lái sử dụng phanh thì dấu vết mặt lốp thường chỉ còn là một vết dài (một số trường hợp có đường vân mặt lốp). Nếu tình huống bất ngờ, thì mặt đường sẽ để lại một vết đen (nếu phanh gấp). Độ dài, độ đậm của vết đen phụ thuộc vào tốc độ xe đang chạy, trọng tải xe và mặt đường. Trên đường đất, vết kéo lên này sẽ rất rõ.
Hiện tượng xe pa-ti-nê (xe trượt, các bánh xe quay mà xe không chuyển động) các vật nhỏ bắn tóe về phía sau và hai bên bánh xe theo hướng sau xe.
Ngoài dấu vết mặt lốp, còn có một số dấu vết khác cũng để lại, như:
+ Dấu vết chất lỏng ở xe rơi lại ( nước, bùn, dầu, xăng … ).
+ Dấu vết sơn (khi gây tai nạn hoặc chạm phải vật nào đó).
+ Mảnh kính (kính chắn gió, kính đèn, gương phản chiếu). Thu mảnh kính còn lại trên hiện trường để khớp lại kính còn lại ở xe người gây nạn.
Ngoài ra, khi xe gây nạn và va chạm có thể để lại khi xe gây nạn các vết xước, thủng, bẹp, gãy… từ đó tìm xe gây nạn.
Phương pháp phát hiện và nghiên cứu, đánh giá dấu vết của phương tiện giao thông bộ:
+ Về phương pháp tương tự các trường hợp trên (đường vân tay, chân …).
+ Nghiên cứu phân tích các loại dấu vết của phương tiện giao thông đường bộ để lại trên hiện trường, dọc đường trốn chạy sau khi gây nạn, có thể nhận biết được.
=) Loại và kiểu xe: qua số lượng vết bánh xe (xe đạp, mô tô thì để lại 1 vết; ô tô du lịch 2 vết cũng như xe vận tải cỡ nhỏ; xích lô, ô tô vận tải chở thực phẩm loại nhỏ để lại 3 vết… ô tô vận tải loại lớn từ sau bánh trở lên để lại 4 vết bánh xe…), qua mẫu đường vân mặt, lốp (mẫu vân, bề rộng mặt lốp… tìm ra xe gây nạn) qua khoảng cách giữa hai trục bánh xe mà xác định xe để lại dấu vết.
=) Nhận biết hướng xe chạy: Điều tra các vụ tai nạn giao thông mà lại xe gây nạn bỏ trốn, tìm ra hướng chạy là vấn đề rất có ý nghĩa. Căn cứ vào các cơ sở sau để xác định hướng xe chạy :
Khi xe chạy mà tránh ổ gà, các chướng vật thì phía góc nhỏ của hướng xe chạy tới (so với trục đường).
Khi xe chạy qua hòn đá, rễ cây… bên phải và trái của hòn đá đều có khoảng trống (không có vết lốp bánh xe đi qua để lại. Xe chạy theo hướng có khoảng trống dài hơn.
Khi bánh xe lăn qua những hòn đá, hòn sỏi, gạch nằm ở những hố con thì những vật này sẽ bị bật tung phía sau của hướng xe chạy.
Vết phanh cháy mặt đường : hướng xe chạy theo hướng vết phanh đậm dần.
Vết xe bị trượt (patinê) hướng xe chạy là hướng mà không có các vật bị bắn tung tóe.
Vết xe chạy qua bùn, đất ướt, chất có màu chạy theo hướng vết bùn, đất mờ dần.
Vết xe chạy qua vũng chất lỏng thì xe chạy tới theo hướng các tia chất lỏng bị bắn tung tóe và vết lốp xe in mờ dần.
Vết xe chạy qua cỏ, cỏ bị cuốn ngã theo hướng xe chay.
Trong khi xe đang chạy chất lỏng trên xe rơi xuống mặt đường sẽ tạo nên vết có hình hoa chuối hoặc những chiếc chai.
Đầu nhọn của vết này chỉ hướng xe chạy.
=) Nhận biết ảnh trạng kỹ thuật của xe.
Lốp xe bị non hơi : dấu vết bề mặt lốp bè ra to hơn và vết ngoằn ngoèo.
Mảnh kính vỡ, các vật ở xe rơi ra : xe bị hư hỏng một số bộ phận.
=) Nhận biết tốc độ xe khi gây nạn qua dấu vết phanh xác định điều này qua công thức V = √ 2GES
V : vận tốc
G : gia tốc
E : Hệ số ma sát mặt đường
S : Độ dài vết phanh
(có bảng tính E hệ số ma sát mặt đường kèm theo)
Cách ghi nhận và thu lượm bảo quản dấu vết phương tiện giao thông bộ cũng tương tự các trường hợp trên. Song cần chú ý : Cạnh dấu vết xe cộ còn có một số dấu vết khác, có thể có những dấu vết khó nhìn thấy, vì vậy phải có kỹ thuật thích hợp. Bảo quản tốt các dấu vết ở dạng dấu vết khớp.
c/ Dấu vết công cụ:
Điều kiện và đặc điểm dấu vết công cụ.
Bọn tội phạm thường sử dụng nhiều công cụ rất khác nhau vào thực hiện tội phạm, do đó chúng thường để lại dấu vết công cụ ở hiện trường vụ án hình sự.
Dấu vết công cụ để lại mờ hay rõ phụ thuộc vào ba điều kiện :
Thứ nhất, đối tượng thanh dấu vết phù hợp. Thứ hai, công cụ mang dấu vết thích hợp. Thứ ba, phải có một lực nhất định tác động. Dấu vết công cụ thường tồn tại ở các dạng cụ thể sau.
+ Dấu vết hằn, hình thành khi công cụ được thủ phạm dùng cậy hay bẩy, đánh, đập, trọc… vào đối tượng mang dấu vết. Ở loại dấu vết này lại mang đặc điểm từng công cụ.
+ Dấu vết trượt, hình thành do công cụ bị trượt trên bề mặt vật mang dấu vết nên thường để lại dấu vết chỉ rõ hình dáng chung của công cụ.
+ Dấu vết cắt : thường do công cụ 1 lưỡi gây ra (dục, rìu, dao…) hoặc công cụ hai lưỡi (dao, kìm, kéo…) mỗi loại công cụ khác nhau do cách sử dụng cắt khác nhau, nên để lại hình thù dấu vết riêng.
Phương pháp phát hiện và nghiên cứu đánh giá dấu yết công cụ.
Qua nghiên cứu, phân tích dấu vết công cụ ở hiện trường có thể nhận biết :
+ Loại và kiểu công cụ để lại dấu vết :
Dấu vết cắt do loại công cụ một lưỡi gây ra sẽ có hai mặt cắt và hai góc cắt.
Dấu vết cắt do loại công cụ hai lưỡi gây ra sẽ có bốn mặt cắt và bốn góc cắt
Kết hợp kinh nghiệm tích lũy có thể xác định ra công cụ cụ thể gây ra dấu vết.
+ Dấu vết do loại khoan nào gây nên.
Khoan xoắn ốc, khoan hình rắn, khoan trung tâm… là các loại khoan phổ biến. Căn cứ vào lỗ, phoi khoan có thể xác định được loại khoan.
Thành dấu vết khoan, vết khoan và phoi khoan hình thành thế nào phụ thuộc nhiều vào độ sắc của lưỡi khoan và lực ấn khi khoan.
+ Nhận biết nghề nghiệp và thói quen của thủ phạm. Phải kết hợp nhiều tư liệu mới phán đoán ra. Mặt của gọn, thẳng ít nhiều thủ phạm biết nghề mộc.
+ Nhận biết hướng tay phá :
Qua dấu vết công cụ và một số dấu vết khác có thể biết thủ phạm cạy khóa phá từ ngoài vào hay trong ra, từ phải hay từ trái sang…
Ví dụ : Khi thủ phạm đập kính thì mảnh kính bị bắn tung ra theo hướng lực tác động.
Khi thủ phạm đào khoét tường thì hướng cậy phá thường là phía đáy lớn của lỗ đục khoét. Chỗ cạy phá ban đầu sẽ có nhiều nguyên liệu làm tường rơi ra và một số dấu vết khác tại nơi đó; vết chân, giày, dép, khuỷu tay, đầu gối thủ phạm ở ngoài đục vào thì chỗ đục khoét thường một người chui vào được.
Khi thủ phạm giữ ngói để chui vào nhà sẽ có dấu vết chân, giày, dép hay vết tay ở giữa nơi thuận tiện để leo lên mái ngói (tường, cột đèn, cành cây gần mái…) hoặc (ống dẫn nước, đường cột thu lôi…). Các viên ngói ở mái sẽ có vết bong rêu, rạn nứt (nhất là chỗ mối ghép). Các viên ngói thường để sang hai bên chỗ dỡ. Có một số dấu vết ở chỗ thuận tiện cho việc tụt xuống : vết tay, chân, vết buộc dây, mạng nhện và bụi bị lau đi …)
Hãy tự hình dung, nếu thủ phạm giả tạo hiện trường, từ trong dỡ ngói.
Phương pháp ghi nhận và thu lượm, bảo quản dấu vết công cụ :
Cần chú ý tính đặc thù của dấu vết công cụ ở dạng dấu vết hằn.
d/ Dấu vết ở khóa:
Cấu tạo của khóa:
Thủ phạm thường cậy, phá hoặc dùng các loại chìa thích hợp để mở khi thực hiện tội phạm.
Hiện nay thường dùng nhíp khóa và khóa bị. Mỗi loại có nguyên lí riêng (về cấu tạo và cách mở). Ngoài ra còn khóa số.
Phương pháp phát triển và nghiên cứu, đánh giá dấu vết khóa.
Sử dụng tốt ánh sáng, kết hợp sự quan sát của mắt để sơ bộ kết luận xem khóa bị cạy, phá, cưa, cắt hay mở bằng cách nào, phương tiện gì. Sau đó giữ nguyên tình trạng của khóa và áp dụng các phương pháp phát hiện dấu vết đã nêu ở phần đầu giáo trình này.
Từ dấu vết cạy, phá, mở khóa ở hiện trường giúp ta:
+ Loại, kiểu công cụ mà thủ phạm dùng mở hoặc cậy phá khóa.
+ Nhận biết khóa bị mở thật hay giả tạo.
Phương pháp ghi nhận và thu lượm bảo quản dấu vết ở khóa. Phải đặc biệt chú ý thu nguyên vẹn trạng thái ở khóa không tháo rời, không dùng chìa thật hoặc bất kỳ vật gì khác để mở thủ.
e/ Dấu vết răng :
Dấu vết loài này hình thành khi răng người cắn vào một vật nào đó. Loại dấu vết này thường gặp trong các vụ trộm cắp thực phẩm, cưỡng dâm, hiếp dâm, án mạng hay các vụ gây thương tích.
Việc nghiên cứu dấu vết răng cho phép rút ra đặc điểm của răng, số lượng người gây án.
Mỗi răng có hình dáng và độ lớn không giống nhau. Răng cửa chiều ngang lớn hơn so với các răng khác; răng nanh thường nhọn; răng hàm trên bề mặt thường lồi lõm và tiết diện bề mặt rộng hơn. Các răng có độ cong khác nhau.
Thông thường dấu vết răng là do các răng cửa, răng nanh để lại khi cắn vào vật. Dấu vết do răng hàm để lại rất ít. Dấu vết răng thường để lại ở dạng dấu vết hằn và dấu vết cắn đứt. Dấu vết răng xuất hiện ở dạng nào, có rõ hay không phụ thuộc vào vật mang dấu vết và lực cắn.
Trong vụ người chết cần chú ý tìm trên thân thể nạn nhân, chỗ che khuất quần áo hoặc bầm tụ máu chỗ vết thương. Trong các vụ thương tích cầu phải hỏi nạn nhân. Ngoài ra, chú ý phát hiện dấu vết của răng gãy, sứt rơi ra ở hiện trường hoặc trên các vật khác.
Các vật mang dấu vết răng có thể thu mang về cần đóng gói cẩn thận, nếu là hoa quả thì cho chất Co-ti-len làm cho hoa quả cứng lại (chống thối rữa …) khi mang về phải bảo quản trong điều kiện lạnh.
Căn cứ vào hình dáng dấu vết để nhận định dấu vết tấy do các răng nào để lại và đặc điểm về vị trí các răng (răng dô, thụt, dày, thưa, lệch …) các đặc điểm riêng của răng (răng mọc lẫy, mẻ, mòn, sứt, bị sâu ăn khuyết …), nhận định người để lại vết răng có mảng răng giả hay không (khít, đều nhau nếu mang cả hàm). Qua vị trí của dấu vết răng cắn còn xác định sự việc diễn ra (sự vật lộn, giằng xé…). Cần tham khảo các ý kiến của các chuyên gia nha khoa.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể nhận biết dấu vết răng ấy do người, công cụ nào gây hay do con vật nào gây ra (chó, mèo, chuột …).
f/ Dấu vết súng đạn:
* Súng đạn có rất nhiều loại và nhiều cổ đa dạng Dấu vết súng đạn chủ yếu gồm:
– Dấu vết trên đầu đạn:
Trên đầu đạn đã bắn, có dấu vết của các đường xoắn trong nòng súng để lại. Mỗi loại súng, căn cứ dấu vết có thể xác định được nó, dựa vào các cơ sở sau :
+ Số lượng đường xoắn.
+ Kích thước đường xoắn.
+ Chiều hướng đường xoắn.
+ Góc độ của các đường xoắn
+ Những đặc điểm riêng của từng đường xoắn (xuất hiện trong quá trình sử dụng súng).
+ Súng càng mới, những dấu vết của đường xoắn để lại càng rõ.
– Dấu vết trên vỏ đạn:
Trên vỏ đạn đã bắn thường có một số dấu vết do các bộ phận sau ở súng gây ra : Hộp tiếp đạn. bộ phận cơ bản, cửa thoát vỏ đạn, móc vỏ đạn, kim hỏa, bộ phận hất vỏ đạn ra ngoài.
– Dấu vết trên đầu đạn và vỏ đạn đóng vai trò
quyết định tìm ra khẩu súng đã bắn viên đạn ấy. Song trong điều tra hình sự cần phải dựa vào các dấu vết khác để lại trên vật cản.
– Dấu vết trên vật cản:
Đây là loại dấu vết để lại trên những vật mà đầu đạn tác động vào (đã chạm đến, xuyên qua hoặc nằm lại). Chúng thường tồn tại dưới các dạng : vết thủng, trượt, vết xuyên sâu. Bờ miệng dấu vết ở hướng đạn xuyên vào gọn và có dạng hình tròn hay bồ dục tùy thuộc vào góc độ bắn.
Nếu bắn ở cự ly gần, xung quanh vết đạn vào đầu tiên ở vật cản có thể thấy rất rõ các dấu vết do khói thuốc súng và cả thuốc súng cháy chưa hết bám vào. Nếu bắn quá gần lực do thuốc súng tạo nên khi cháy có thể gây nên những dấu vết phá.
* Phương pháp phát hiện và nghiên cứu, đánh giá dấu vết súng đạn:
Từ dấu vết súng đạn, có thể:
– Xác định loại và kiểu súng qua kí hiệu ở đít vỏ đạn, dấu vết ở đầu đạn.
– Xác định hướng bắn. Qua xác định lỗ đạn vào, lỗ
+ Trường hợp bắn gần tuyệt đối : (dí sát súng vào mới bắn) khi ấy vải, da bị xé toạc thành dấu vết hình sao nhiều canh và bị cháy xém xung quanh thuốc đạn chữa cháy hết và khói thuốc chui sâu vào trong theo đường xuyên của đầu đạn tạo thành khói. Bắn ở khoảng cách 1m thì khói thuốc súng chữa cháy hết tỏa ra bám xung quanh lỗ đạn vào cự ly càng gần số lượng thuốc và khói bám càng dày đặc, ở lỗ đạn vào có vòng bẩn của đầu đạn. Các sợi vải và da thịt bị cuốn vào theo hướng đường đạn đi.
Nếu bắn gần ở cự ly vài mm thì có thể có vết hằn của đầu nóng súng. Bắn với góc độ từ 45 độ đến 90 độ thì lỗ đạn rơi tròn đến tròn. Bắn ở góc độ nhỏ hơn 45 độ thì lỗ đạn vào có hình bầu dục.
Trường hợp bắn xa (im trở lên): vải, da … bị cuốn vào theo hướng đầu đạn đi nên bờ lỗ đạn vào gọn.
Trong mọi trường hợp bắn gần tuyệt đối, bắn gần và bắn lỗ đạn ra đều có biểu hiện : nếu đạn xuyên qua phần mềm cơ thể thì lỗ đạn ra hơn tròn và hơi to hơn hoặc có khi khó phân biệt lỗ đạn vào hay ra to hơn; da, thịt, ương, vải … bị đẩy tung bờ lỗ đạn nham nhở, không gọn. Nếu đạn xuyên qua phần cứng của cơ thể hoặc các vật ứng khác thì lỗ đạn ra to hơn lỗ đạn vào một cách rõ rệt.
– Xác định vị trí đứng bắn: cần căn cứ:
+ Hướng bắn : chủ yếu dựa vào xác định lỗ đạn vào, lỗ đạn ra.
+ Nơi tìm thấy vỏ đạn : Nói chung các loại súng, sau khi bắn vỏ đạn đều bị hất tung sang bên phải và hơi chếch về phía sau một ít cách nơi đứng bắn từ 3 đến 7 m. Trên cơ sở đó mà tìm nơi đứng bắn.
Dĩ nhiên, không thể không dựa vào các dấu vết khác như đất lún, vỡ lở, cây cỏ bị giẫm, ngả mới có thể kết luận một cách chắc chắn.
* Phương pháp ghi nhận và thu lượm, bảo quản dấu vết súng đạn.
Nếu thấy súng ở hiện trường phải cầm vào nơi không có dấu vết và cẩn thận khóa chốt an toàn, lấy đạn trong nòng súng ra ( nếu có ) và đóng gói riêng. Tháo băng ra khỏi súng và đếm số đạn đã qua băng đạn. Lập văn bản. Nếu đầu đạn chui vào các vật thì phải nhẹ nhàng lấy ra tránh để lại dấu vết trên đầu đạn. Nếu đầu đạn ở trên cơ thể người, thì phải rửa sạch máu người bằng nước lã rồi thấm khô mới đóng gói. Nếu có nhiều đầu đạn và vỏ đạn phải đóng gói riêng, tránh cọ sát để gây dấu vết tiếp. Coi trọng khâu chụp ảnh chung và đặc tả. Nếu dấu vết trên quần áo thì cởi quần áo nạn nhân một cách nhẹ nhàng hoặc cắt lấy phần có dấu vết.
2.3. Dấu vết sinh vật:
Dấu vết sinh vật bao gồm dấu vết máu, lông, tóc, sợi, các chất bài tiết, rong, rêu, khuê, tảo, côn trùng… mà khi hành động phạm tội chúng đã để lại ở hiện trường.
Dấu vết sinh vật có giá trị truy nguyên cá biệt, tìm ra người cụ thể, qua việc sàng lọc và thu hẹp diện đối tượng điều tra, cùng tài liệu, chứng cứ khác có tác dụng buộc tội bị can.
a/ Dấu vết máu:
Dấu vết máu ở hiện trường có khi đọng thành vũng, mảng, có khi là các vết nhỏ li ti, màu của vết máu thường màu đỏ, đỏ sẫm hoặc đỏ nâu… do phụ thuộc vào thời gian tồn tại và yếu tố môi trường, sự tác động các loại vi khuẩn hóa chất, vì thế nó có thể biến màu.
Cần tìm loại dấu vết này nơi thủ phạm đập phá, lục lợi, lau chùi, rửa chân tay, thay quần áo, vứt bỏ đồ vật, hung khí.
Cần tìm kỹ vết máu ở các khe kẽ khuất kín của các phương tiện, hung khí.
Qua dấu vết máu, kết hợp dấu vết khác để nhận biết quá trình diễn biến của sự việc, hành động của thủ phạm.
Trường hợp cơ thể bị chém, bị đánh mạnh vào các mạch máu, hoặc vào phần mềm, nếu bị toác vỡ thì máu sẽ phun thành tia, tạo nên các dấu vết có hình chai một đầu to một đầu nhỏ. Đầu to chỉ hướng máu phun đến.
– Nhận biết độ cao và góc độ của máu khi rơi: nếu vết máu (thường thường) rơi thẳng với độ cao dưới 1m thì hình dáng của dấu vết là tròn, xung quanh có hình răng cưa, ở độ cao từ 1m trở lên, khi rơi ngoài đặc điểm trên xung quanh bên ngoài có hình răng cưa viền có những chấm máu li ti khá đều, độ rơi càng cao thì những chấm li ti càng lớn và nhiều. Nếu người bị thương còn sống thì khi di động máu ở vết thương rơi trên hiện trường vừa có đặc điểm của những vết ở trên cao rơi xuống vừa có đặc điểm dấu vết của chất lỏng từ trên vật di động rơi xuống. trường hợp có người bê, vác nạn nhân bị thương chảy máu mang đi nơi khác thì cũng có dấu vết tương tự.
Máu rơi trên bề mặt không phẳng dấu vết máu để lại không tròn, góc độ rơi càng nhỏ thì sự nhiễu dài càng lớn.
– Nhận biết dấu vết máu có hành động chùi quệt của thủ phạm gây ra, thì dấu vết máu để lại có hình thù không rõ ràng ; vật dùng để lau chùi có dính máu theo đường sọc song song.
Khoa học hình sự ngày nay đủ phương tiện và phương pháp để xác định có phải đó là vết máu, máu gì, nhóm máu…
Phương pháp ghi nhận và thu lượm bảo quản dấu vết máu:
+ Chụp ảnh.
+ Thu cả vật mang dấu vết nhỏ gọn, nhẹ (dao, kéo, búa, mảnh chai lọ …)
Nếu vật mang dấu vết máu quá cồng kềnh (tường, nền…) dùng phương tiện bóc tách và thu bỏ vào ống nghiệm.
Phải làm khô dấu vết máu trước khi đóng gói.
Đấu Với lũng, tối, sợi .
Khi hành động tại hiện trường, thủ phạm có thể để lại những phần lông, tóc, sợi…
Phương pháp phát hiện dấu vết lông, tóc, sợi :
Trước hết phải xác định phạm vi có thể để lại loại dấu vết này ; chúng thường tập trung nơi thủ phạm đi vào hoặc thoát ra khỏi hiện trường (vật rào dậu, tường đồ, mảnh vỡ. các đồ vật thủ phạm đánh rơi, áo, mũ, khăn …). Hiện trường trong nhà, chú ý tìm ở nền nhà, giường, chiếu, góc bàn … cúc áo, quần, lược chải, găng tay… Hoặc ở các dụng . cụ gây án.
Đối với các vụ án xâm phạm sức khỏe, nhân thân, chú ý tìm ở khe, kẽ bàn tay, móng tay, trên cơ thể và quần áo nạn nhân. Nếu nạn nhân bị hiếp, tập trung tìm phát hiện quanh bộ phận sinh dục, nơi bị đề hiếp, trên quần áo, bàn tay.
– Nghiên cứu, đánh giá dấu vết lông tóc rơi.
+ Qua hình thể, kích thước, đặc điểm, có thể xác định được đó là lông hay tóc ở bộ phận nào.
+ Lông ấy bị dứt, nhổ hay bị rụng. (dùng kính lúp, có thể xác định : Phần chân dính lại nhiều tế bào ở lớp da nơi bị nhổ, nếu rụng thì vết ít gần như không có tế bào).
+ Lông ấy bị cắt hay bị dứt.
Nếu bị dứt, đoạn đầu lông bị đứt sẽ không đều, có hình răng cưa. Nếu bị cắt, vết đứt sẽ gọn, sắc, đều.
+ Lông tóc bị nhiệt hay lực cơ học tác động.
Nếu lực cơ học tác động thì chủ yếu biến dạng như cong, xước nếu bị nhiệt tác động sẽ bị biến màu và ít nhiều bị biến dạng (quăn queo). Nếu nhiệt tác động từ 150 độ C thì trong ống tóc có bọt không khí.
+ Tốc có bị nhuộm hay không.
Tóc quăn tự nhiên hay do sấy, quấn? Qua xem kỹ phần gốc, các tóc mới mọc nhú ra
Qua dấu vết sợi còn để lại ở hiện trường ta có thể biết màu sắc và loại sợi cũng như cách dệt.
Kết hợp giám định hình sự có thể xác định hàng loạt vấn đề khác.
Cách ghi nhận, thu lượm và bảo quản :
Dùng tay nhặt bỏ vào ống nghiệm (tránh dùng panh, que để cặp, gắp). Hoặc dùng băng dính trắng nhẹ nhàng áp lán nơi nghi có lông tóc, sợi rồi từ từ gỡ ra. Dấu vết lông, tóc, sợi cùng vết máu dính trên hung khí thì bảo quản cả hung khí ấy.
b/ Dấu vết chất bài tiết, nội tiết…
– Tác dụng :
Tại hiện trường có thể thủ phạm hoặc những người liên quan khác để lại các chất : Nước bọt (qua nước bọt, đầu mẩu thuốc lá…), phần nước giải, dịch mũi, đờm, chất nhờn âm hộ dấu vết của các chất này, gọi là dấu vết bài tiết, nội tiết.
Kết luận về dấu vết chất bài tiết, nội tiết sẽ xác định nhóm máu từ đó có thể đưa ra diện đối tượng như gây án,
Phương pháp phát hiện, ghi nhận và thu lượm. bảo quản dấu vết bài tiết, nội tiết :
Chủ yếu xác định nơi mà tập trung hoặc khả năng tập trung các dấu vết loại này. Tùy chất mà có thời gian thu lượm riêng. Chất thu lượm và cách bảo quản cũng khác nhau.
c/ Dấu vết tinh trùng :
– Tác dụng
Trong các vụ án xâm phạm tình dục thường có tinh trùng của thủ phạm lại kết hợp dấu vết tinh trùng các tài liệu, dấu vết khác cho những cơ sở để nhận định diễn biến hành động của thủ phạm nguyên nhân, tính chất sự việc xảy ra. Từ chỗ kết luận đúng là dấu vết tinh trùng thì có phải hoặc khả năng của một trong những đối tượng nghi vấn không ?
– Cách phát hiện, thu lượm, ghi nhận và bảo quản:
Chú ý thu lượm tại nơi nạn nhân bị hiếp; các vật dụng để lau chùi, lót… ở quần, áo, bẹn, đùi, quanh và trong bộ phận sinh dục. Nếu nạn nhân tố cáo bị hiếp, có thể kết hợp bác sỹ chuyên khoa lấy tinh trùng trong âm hộ (vì tinh trùng tồn tại trong môi trường này 72 giờ).
Thu lượm và bảo quản loại dấu vết này cần phải sử dụng các kiến thức về sinh học và y học.
d/ Dấu vết cây cỏ, đồng đều, khuê tảo và côn trùng.
Khái niệm và tác dụng :
Để tránh và đánh lạc hướng sự chú ý của cơ quan điều tra khi dùng cho nghiệp vụ truy lùng, thủ phạm thường lội qua ao, hồ, ruộng. khi ấy trên người, quần áo sẽ mang theo loại dấu vết này.
Khi thủ phạm rình mò, chui vào hiện trường, vật lộn đâm chém… trên quần áo, giày dép … sẽ có bụi phấn của hoa, cây, nước quả cây dính vào, có khi trong túi áo, quần còn một phần lá, quả cây cài lại
Một xác chết ở những quãng thời gian khác nhau sẽ có những côn trùng nhất định xâm nhập. Qua nghiên cứu loại dấu vết này có cơ sở xác định thời gian tồn tại ở thực địa của xác chết.
Phương pháp phát hiện, ghi nhận và thu lượm, bảo quản dấu vết của cây cỏ, rong rêu, khuê tảo và côn trùng.
Thu thập được loại dấu vết này sẽ có tác dụng làm rõ sự có mặt cũng như diễn biến hành động của thủ phạm tại hiện trường.
2.4. Dấu vết hóa học:
Khái niệm và cách nghiên cứu, đánh giá xét nghiệm dấu vết hóa học.
Dấu vết hóa học là những phần vật chất của các sản phẩm hóa học để lại ở hiện trường và trên người thủ phạm
Từ các dấu vết loại này có thể xác định diện đối tượng khi gây án.
Kết hợp phương pháp xét nghiệm hóa lý của kỹ thuật hình sự sẽ giải quyết khá lớn các yêu cầu đặt ra (các loại độc tố, thuốc gây nghiện, chất dẻo…). Cách phát hiện, ghi nhận và thu lượm, bảo quản.
Tùy thuộc vào ba thể cơ bản của dấu vết hóa học mà: Thể rắn, thể lỏng và thể khí mà có cách riêng. Cán bộ điều tra phải có hiểu biết chuyên môn nhất định hoặc sử dụng chuyên gia vào quá trình.
3. Phương pháp lấy mẫu so sánh:
3.1. Sự cần thiết:
Khi đa có dấu vết hình sự thì chưa phải là mục đích của quá trình điều tra. Quá trình chứng minh tất yếu dẫn tới phải xác định người nào hoặc vật nào gây ra và để lại dấu vết ấy. Từ đó tất yếu dẫn tới chỗ : Cơ quan điều tra phải lấy các vật mẫu tương ứng ở người, vật nghi vấn đề xét nghiệm và giám định. Những thứ lấy ở người, vật nghi vấn gọi là mẫu so sánh.
3.2. Yêu cầu cơ bản khi lấy mẫu so sánh:
a. Đủ số lượng .
– Mẫu so sánh mà các chất hóa học phải từ một gam trở lên. Ở thể lỏng, thể khí từ 500ml trở lên.
– Mẫu so sánh là các vật bằng kim loại : ít nhất là 1/4 các vật có trọng lượng là 1kg và 1/2 đối với vật nhỏ hơn.
– Lông tóc ít nhất 10 chiếc, lấy ở nơi mọc tương
b. Bảo đảm về chất lượng:
Đường vẫn phải tương đối rõ.
Công cụ, súng, phương tiện gây án…thì nguyên cả vật.
Không để các vật hư, thối.
Không để lẫn tạp chất.