Mùi xăng dầu không chỉ gây khó chịu cho con người, việc hít nhiều mùi xăng có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại đối với sức khỏe, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô sinh và hiếm muộn ở nhiều cặp vợ chồng. Vậy mùi xăng có độc không? Và ở gần cây xăng có độc hại không?
Mục lục bài viết
1. Mùi xăng có độc không?
Trước hết, xăng là một trong những loại hàng hóa đặc biệt không thể thiếu trên thị trường hiện nay. Mùi xăng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống hiện đại khi công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang ngày càng phát triển, xăng dầu xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trạm xăng này đến trạm xăng khác đôi khi có một khoảng cách rất gần, hầu hết các phương tiện đều di chuyển bằng xăng. Đa phần chúng ta có thể gặp mùi xăng hằng ngày, bất cứ đâu, không biết rằng mùi xăng không chỉ gây khó chịu cho con người, xăng dầu còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe con người và đối với môi trường. Luật Dương Gia sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc mùi xăng có độc hại hay không, kèm theo đó là cách thức bảo vệ sức khỏe khi con người tiếp xúc với xăng.
Đầu tiên, xăng có nhiều chất độc hại, vì vậy xăng rất nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Xăng được xem là một trong những loại nhiên liệu phổ biến trên thị trường, xăng thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày của con người. Tuy nhiên, bản chất của xăng là một loại sản phẩm không hề an toàn cho sức khỏe con người và không an toàn cho môi trường, xăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và cũng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Bởi vì xăng có chứa những thành phần độc hại như sau:
- Chất benzen (công thức hóa học được viết tắt là C6H6). Đây được xem là một thành phần thường gặp trong xăng, đây cũng là một chất hiđrocacbon thơm. Chất này tồn tại trong xăng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người, vô cùng đáng lo ngại. Khi tiếp xúc trực tiếp với chất này quá nhiều, con người hầu như có thể bị tê liệt, thậm chí con người có thể mất một phần ý thức hoặc gây ra cảm giác choáng váng khi tiếp xúc lần đầu. Chất này có thể gây ra nhiều triệu chứng ở người như khó thở, buồn nôn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch, tim đập nhanh và một số bệnh khác. Ngoài ra, đây cũng là một trong những loại chất hoàn toàn có thể gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng như xuất huyết và ung thư máu;
- Chất xylene (công thức hóa học được viết là C8H10). Đây là một trong những loại chất dung môi, chất này có nhiều trong xăng, thông thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, trong đó bao gồm ngành công nghiệp in ấn, ngành công nghiệp sản xuất cao su, ngành giày da. Đây là một trong những loại chất chiếm phần đáng kể trong xăng, khi con người tiếp xúc trực tiếp với chất này thông qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp lên da, hoàn toàn có thể gây ra khả năng suy giảm thị lực ở người, co thắt cơ bắp, khiến cho con người giảm trí nhớ hoặc cũng có thể gây ra nhiều phản ứng về tiêu hoá;
- Chất toluene (công thức hóa học được viết tắt là C7H8). Đây là một chất có nhiều trong xăng và dầu, chất này có thể gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của con người, đặc biệt là vấn đề về mắt, vấn đề về hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và ra.
Nhìn chung thì có thể nói, tổng hợp những thành phần nêu trên, đây đều là những loại chất vô cùng nguy hiểm và độc hại, các loại chất đó tồn tại trong xăng để tạo thành một hỗn hợp vô cùng nguy hiểm. Ngoài các tác động tiêu biểu lên sức khỏe của con người, xăng còn góp phần làm gia tăng khí CO2, Là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính trầm trọng, thay đổi khí hậu toàn cầu, xong cũng có phần gây ra nhiều vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường, giảm hồng cầu trong máu của con người, gây ra tình trạng khó thở, chóng mặt và đau đầu.
Vì vậy, mùi xăng là một trong những mùi vô cùng độc hại. Mùi xăng có độc hại hay không được xem là một thắc mắc của nhiều người. Mùi xăng là tổng hợp của nhiều hỗn hợp khác nhau, thông thường trong mùi xăng có chứa hơn 150 hợp chất hóa học, trong đó có rất nhiều chất hóa học độc hại, chất hóa học nguy hiểm, mà điển hình là chất benzen như đã phân tích nêu trên. Khi con người hít phải khí này, hợp chất này hoàn toàn có thể gây ra tình trạng chóng mặt, tình trạng nhức đầu, trong một số trường hợp nghiêm trọng thì hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong và thậm chí là mất nhận thức ở người. Khi tiếp xúc trực tiếp với mùi xăng, các hợp chất độc hại trong xăng có thể xâm nhập vào máu, từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người, đặc biệt là bệnh ung thư và bệnh bạch cầu.
Đối với những người làm công việc liên quan trực tiếp đến xăng dầu như nhân viên bán hàng, nhân viên sửa chữa, thông thường họ sẽ phải tiếp xúc nhiều với xăng dầu. Vì vậy đây là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về da, vì xăng dầu hoàn toàn có thể thẩm thấu qua ra, gây ra tình trạng dị ứng, các vấn đề liên quan đến da liễu, thậm chí là tình trạng ung thư. Người tiếp xúc thường xuyên với mùi xăng dầu có thể trải qua những triệu chứng như nhức đầu, khó chịu, buồn nôn, khó ngủ, mất trí nhớ. Thậm chí, những người tiếp xúc với xăng dầu có thể trải qua tình trạng ảo giác, co giật, mất ý thức, ngộ độc trong trường hợp tiếp xúc quá nhiều. Vì vậy, mùi xăng dầu vô cùng độc hại.
2. Ở gần cây xăng có độc hại không?
Trước hết cần phải khẳng định, người dân ở gần cây xăng vô cùng độc hại, người dân ở gần cây xăng thông thường sẽ phải hít nhiều mùi xăng, khi đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Cụ thể, có thể kể đến một số ảnh hưởng khi người dân sinh sống gần cây xăng như sau:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Theo quan điểm của các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, việc người dân sinh sống gần cây xăng và thông thường hít nhiều mùi xăng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng hiện nay. Trong đó, kim loại chỉ là một trong những thành phần chính của xăng, kim loại chỉ có khả năng gây ra tổn hại vô cùng lớn đến hệ thần kinh của con người và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Ngoài ra, benzen cũng là một trong những loại chất có nhiều trong xăng, đây là một loại chất vô cùng độc hại có khả năng suy yếu tinh trùng, giảm số lượng tinh trùng, giảm chất lượng tinh trùng. Đặc biệt đối với nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản, việc ngửi nhiều mùi xăng hoàn toàn có thể gây ra tình trạng vô sinh và nhiệm chỉ. Trong trường hợp nữ giới mang thai thì cũng rất dễ bị sảy thai, sinh non, con thiếu cân, con dễ bị dị tật, thai lưu;
- Có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, có nhiều nguy cơ tử vong. Theo thống kê của cơ quan có thẩm quyền hiện nay, trong xăng dầu có rất nhiều hóa chất độc hại. Hàm lượng chỉ vô cùng lớn, lượng dung môi hữu cơ vô cùng nguy hiểm và độc hại. Việc người dân sinh sống ở gần cây xăng rất dễ gây ra trạng thái nhức đầu, chóng mặt, thậm chí là mất nhận thức và tử vong. Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, việc con người sinh sống và tiếp xúc gần với cây xăng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tâm trí và sự tập trung. Khiến cho con người gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần và giảm hiệu suất trong quá trình làm việc, học tập;
- Có nguy cơ nhiễm độc và gây ra bệnh ung thư. Khi con người sinh sống tại gần cây xăng, ngửi nhiều mùi xăng thì khí xăng dễ dàng xâm nhập vào máu. Các hóa chất bên trong xăng dầu có thể tác động lên tủy, xương, từ đó phá hủy các tế bào, khiến cho bệnh bạch cầu tăng cao. Nếu tình trạng này kéo dài thì khiến cho cơ thể con người bị nhiễm độc, suy giảm chức năng thần kinh, từ đó tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tạng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra bệnh ung thư và giảm tuổi thọ;
- Tác động nghiêm trọng đến phổi và hệ hô hấp. Thậm chí có thể gây ra nhiều vấn đề về tim mạch. Các hóa chất có trong xăng hoàn toàn có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tuần hoàn, gây ra nhiều vấn đề về tim mạch. Mùi xăng dầu có thể gây ra kích thích, viêm nhiễm đường hô hấp với nhiều triệu chứng như sổ mũi, ho, khó thở.
Vì vậy, sinh sống ở gần cây xăng vô cùng độc hại, cần phải có nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ đường hô hấp và bảo vệ sức khỏe của con người.
3. Những cách sơ cứu khi bị ngộ độc xăng cần biết:
Trong trường hợp bản thân hoặc ai đó bị ngộ độc xăng, cần phải lưu ý một số biện pháp sơ cứu kịp thời như sau:
- Trong trường hợp nạn nhân có biểu hiện nôn, cần phải giúp họ cuối người về phía trước để tránh hít phải mùi xăng, dùng nước xúc miệng kịp thời;
- Tiếp tục cho nạn nhân uống nước, hoặc cũng có thể cho nạn nhân uống nước ép hoa quả, sau đó xúc miệng với nước lọc;
- Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh hoặc nạn nhân không thể tự uống nước, ngay lập tức gọi dịch vụ cấp cứu để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
THAM KHẢO THÊM: