Nguồn nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết tiêu chuẩn về nguồn nước sinh hoạt. Dưới đây là quy định về tiêu chuẩn nước trong sinh hoạt của Bộ y tế mới nhất có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn nước trong sinh hoạt của Bộ y tế mới nhất:
Giới hạn chỉ tiêu và tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt được quy định như sau:
STT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Giới hạn tối đa cho phép | Phương pháp thử | Mức độ giám sát | |
I | II | |||||
1 | Màu sắc | TCU | 15 | 15 | TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887 – 1985)/SMEWW 2120 | A |
2 | Mùi vị | – | Không có mùi vị lạ | Không có mùi vị lạ | Cảm quan/SMEWW 2150 B và 2160 B | A |
3 | Độ đục | NTU | 5 | 5 | TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 – 1990)/SMEWW 2130 B | A |
4 | Clo dư | mg/L | Trong khoảng 0,3-0,5 | – | SMEWW 4500Cl/US EPA 300.1 | A |
5 | pH | – | Trong khoảng 6,0 – 8,5 | Trong khoảng 6,0 – 8,5 | TCVN 6492:1999/SMEWW 4500 – H+ | A |
6 | Hàm lượng Amoni | mg/L | 3 | 3 | SMEWW 4500 – NH3 C /SMEWW 4500 – NH3 D | A |
7 | Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+) | mg/L | 0,5 | 0,5 | TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) / SMEWW 3500 – Fe | B |
8 | Chỉ số Pecmanganat | mg/L | 4 | 4 | TCVN 6186:1996/ISO 8467:1993 (E) | A |
9 | Độ cứng tính theo CaCO3 | mg/L | 350 | – | TCVN 6224 – 1996 / SMEWW 2340 C | B |
10 | Hàm lượng Clorua | mg/L | 300 | – | TCVN 6194 – 1996(ISO 9297 – 1989)/ SMEWW 4500 – Cl- D | A |
11 | Hàm lượng Florua | mg/L | 1.5 | – | TCVN 6195 – 1996(ISO10359 – 1 – 1992)/ SMEWW 4500 – F- | B |
12 | Hàm lượng Asen tổng số | mg/L | 0,01 | 0,05 | TCVN 6626:2000 / SMEWW 3500 – As B | B |
13 | Coliform tổng số | Vi khuẩn/ 100ml | 50 | 150 | TCVN 6187 – 1,2:1996(ISO 9308 – 1,2 – 1990)/SMEWW 9222 | A |
14 | E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt | Vi khuẩn/ 100ml | 0 | 20 | TCVN 6187 – 1,2:1996(ISO 9308 – 1,2 – 1990)/SMEWW 9222 | A |
Tiêu chuẩn nước ăn uống và nước sinh hoạt căn cứ theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, sẽ được áp dụng cho các đối tượng bao gồm cá nhân, văn phòng làm việc, trường học, cơ quan tổ chức, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh có nước sinh hoạt dưới 1000 mét khối trong một ngày đêm. Tuy nhiên cần phải lưu ý, giới hạn tối đa cho phép đối với mỗi hạng mục hiện nay đang được chia thành hai loại. Mỗi tiêu chí sẽ có một phạm vi áp dụng khác nhau, cụ thể:
- Giới hạn I sẽ được áp dụng cho các cơ sở và hộ gia đình kinh doanh và cung cấp các loại nước sạch sinh hoạt;
- Giới hạn II sẽ được áp dụng cho các cá nhân và hộ gia đình khai thác nước sinh hoạt.
2. Hiện trạng nước trong sinh hoạt ở Việt Nam hiện nay:
Nguồn nước đóng vai trò vô cùng quan trọng, nguồn nước Nói chung và nước sinh hoạt nói riêng cần phải đáp ứng tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt là tổng hợp tất cả quy định về chất lượng nước sử dụng cho mục đích ăn uống, mục đích sinh hoạt của con người, trong đó bao gồm cả mục đích vệ sinh cá nhân.
Từ đó, giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra, đánh giá chất lượng của nguồn nước mà mình đang sử dụng, nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt thì sẽ đảm bảo an toàn cho cả gia đình trong quá trình sử dụng. Hiện nay, Việt Nam đã và đang áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, nguồn nước không màu, không mùi, không vị lạ, không lẫn tạp chất, không có kim loại nặng, không tồn tại bất kỳ vi khuẩn nào có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thực hiện tốt tiêu chuẩn nước trong sinh hoạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp xác định nguồn nước gia đình thực sự an toàn để đảm bảo sức khỏe của con người.
Hiện trạng nước sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo lượng rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp ra môi trường ngày càng lớn, từ đó dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Cụ thể:
Thứ nhất, tại các thành phố lớn. Ở các thành phố lớn thì tình trạng nước nhiễm mặn, nhiễm phèn diễn ra ít hơn các khu vực nông thôn, tuy nhiên lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường vô cùng lớn do số lượng dân cư sinh sống đông. Lượng rác thải đến từ các nhà máy, đến từ các xí nghiệp thải trực tiếp ra môi trường, điều này vô tình đã khiến cho vi khuẩn, các loại virút, kim loại, các loại hóa chất độc hại có thể xâm nhập trực tiếp vào nguồn nước, từ đó gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước vô cùng nghiêm trọng.
Thứ hai, ở các vùng nông thôn. Ưu điểm của các vùng nông thôn hiện nay so với thành phố lớn là lượng rác thải công nghiệp ít do tồn tại ít nhà máy hơn so với các thành phố, vì vậy có thể hạn chế được tình trạng nước nhiễm kim loại và nhiễm các loại chất hóa học thải ra từ các nhà máy. Tuy nhiên trên thực tế tình trạng nước nhiễm mặn tại vùng nông thôn lại nhiều hơn so với các khu đô thị, đặc biệt là ở các vùng đồng bằng lớn như đồng bằng sông kiểu long, đồng bằng sông Hồng và các khu vực ven biển như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An … Mặt khác do điều kiện kinh tế còn khó khăn tại các vùng nông thôn vì vậy chất thải sinh hoạt của các gia đình, của các loại gia súc, gia cầm chưa được xử lý và đều thải trực tiếp ra môi trường. Lâu dần vi khuẩn và virút ngấm vào các mạch nước, từ đó gây ra tình trạng ô nhiễm, nước có mùi hôi trong quá trình sử dụng. Nếu xử lý không đúng cách, xử lý không kỹ càng hoàn toàn có thể gây bệnh về người, đặc biệt là các bệnh về da và đường tiêu hóa.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng nguồn nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đưa ra tiêu chuẩn nguồn nước trong sinh hoạt cần phải đáp ứng. Người dân cần phải có biện pháp kiểm tra và khắc phục kịp thời trong trường hợp nguồn nước sinh hoạt không đáp ứng tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành, nếu nhận thấy nguồn nước đang sử dụng có tình trạng ô nhiễm thì cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời và báo cáo cho lực lượng chức năng để giải quyết.
3. Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn nước trong sinh hoạt của Bộ y tế:
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm, giúp cho nguồn nước nhanh chóng đạt tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ y tế thì người dân cần phải nắm vững các giải pháp cơ bản như sau:
Thứ nhất, người dân cần phải có ý thức bảo vệ nguồn nước. Đây là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, có thể coi là giải pháp hàng đầu và giải pháp chiến lược lâu dài. Mỗi người dân cần phải có ý thức bảo vệ nguồn nước, có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh mình, luôn muốn vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế quá trình sử dụng các loại túi không thể tái chế, hạn chế sử dụng các loại sản phẩm sinh học và các sản phẩm hữu cơ. Thúc đẩy bản thân sử dụng các sản phẩm bảo vệ môi trường, đồng thời cần phải có biện pháp xây dựng các điểm thu gom rác thải tập trung hạn chế tình trạng vứt rác thải bừa bãi, vứt rác thải trực tiếp xuống sông hoặc ao hồ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Mặt khác, luôn luôn nâng cao ý thức xử lý nguồn nước để đảm bảo nguồn nước luôn được trong sạch.
Thứ hai, hạn chế tối đa tích trữ nước trong các bể nước ngầm hoặc trong các bể chứa. Tuy nguồn nước gia đình đang sử dụng đã được kiểm tra, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn nước sinh hoạt của cơ quan có thẩm quyền tuy nhiên không có nghĩa là nguồn nước không thể bị tái nhiễm khuẩn. Nếu không bảo quản đúng cách, thường xuyên tích nước trong các bể chứa để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày thì nước rất dễ bị nhiễm khuẩn và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Bởi vì trong các bể nước ngầm, trong các bể chứa thông thường hạn chế đầu ra, đầu vào, rất dễ hình thành bụi bẩn, tích tụ rong rêu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virút sinh sôi, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi sử dụng.
Thứ ba, nên sử dụng các loại máy lọc nước (ví dụ máy lọc nước RO …). Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại lọc nước khác nhau, cần lựa chọn ra một loại máy lọc nước đáng tin cậy, đây cũng được đánh giá là giải pháp an toàn lâu dài được nhiều người tin tưởng để loại bỏ hoàn toàn kim loại nặng, các loại vi khuẩn, hóa chất độc hại trong nước. Từ đó có nguồn nước ăn uống và nguồn nước sinh hoạt đảm bảo, giúp cho gia đình phòng tránh bệnh tật liên quan đến nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
THAM KHẢO THÊM: