Ngày nay, việc sử dụng bức xạ đem lại nhiều hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị, bên cạnh đó thì vấn đề cần được quan tâm đó là an toàn bức xạ, an toàn cho bệnh nhân, cho nhân viên y tế và cho cộng đồng. Mỗi người trước khi làm việc với phóng xạ cần nắm được bản chất của bức xạ ion hóa, tác dụng sinh học của chúng. Vậy, Quy định về việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế:
Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoa học và công nghệ thì trong lĩnh vực y tế cũng có những cải tiến vượt bậc hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác hơn, trong đó phải kể đến việc sử dụng các thiết bị bức xạ vào trong khám chữa bệnh. Hiện nay, bức xạ được hiểu là bức xạ ion hóa, bức xạ ion hóa là các hạt hoặc các tia có năng lượng đủ lớn gây ra sự ion hóa vật chất mà nó tương tác. Ví dụ: sửa dụng tia X, tia gamma, hay các hạt phóng xạ alpha, beta, neutron. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thiết bị, công nghệ này không đúng cách thì tiềm ẩn rủi ro dẫn đến sự cố bức xạ gây nguy hiểm tới cộng đồng. Chính vì vậy, trong văn bản pháp luật có đề cập đến các nội dung để đảm bảo cho an toàn bức xạ trong y tế, cụ thể:
1.1. Yêu cầu chung về bảo đảm an toàn đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân:
Theo quy định tại Điều 4 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BKHCN 2018 thì phải tuân thủ các yêu cầu chung về bảo đảm an toàn đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân như sau:
- Để được sử dụng các thiết bị bức xạ sử dụng cho chẩn đoán, điều trị bệnh và các thiết bị được sử dụng trong y học hạt nhân thì bắt buộc phải có chứng chỉ chất lượng cho dạng hoặc loại thiết bị (type hoặc model) chỉ rõ việc tuân thủ với các yêu cầu bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương đương;
- Phải có các tài liệu đi kèm theo thiết bị, bao gồm tài liệu về thông số kỹ thuật của thiết bị, hướng dẫn vận hành và bảo trì, hướng dẫn an toàn. Ngôn ngữ ghi trong các tài liệu hướng dẫn vận hành, hướng dẫn an toàn phải có thể là tiếng nước ngoài nhưng cần được dịch ra tiếng Việt để áp dụng trên thực tế;
- Cần lưu ý đối với các chỉ dẫn vận hành hoặc các chữ viết tắt và các giá trị vận hành trên bảng điều khiển của thiết bị bức xạ thì phải bằng tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người vận hành máy sử dụng;
- Cơ cấu kiểm soát chùm tia bức xạ chỉ thị rõ và tin cậy trạng thái chùm tia đang “ngắt” hay “mở” được đặt trong thiết bị bức xạ và dễ dàng tiếp cận;
- Đồng thời thì thiết bị bức xạ phải có cơ cấu để khu trú chùm tia cho mục đích kiểm soát chùm tia chỉ vào vùng cơ thể người bệnh cần chẩn đoán hoặc điều trị.
- Khi tiến hành chẩn đoán hay điều trị trên người bệnh thì trường bức xạ phát ra trong vùng này đồng đều và độ không đồng đều của trường bức xạ phải được nhà cung cấp chỉ rõ.
1.2. Trách nhiệm của cơ sở y tế để thực hiện an toàn bức xạ trong y tế:
- Theo ghi nhận tại Điều 9 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BKHCN 2018 thì hoạt động kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết bị đo bức xạ sẽ thuộc trách nhiệm của cơ sở y tế và phải được thực hiện trong thời điểm như:
+ Thiết bị trước khi đưa vào sử dụng lần đầu tiên phải trải qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn;
+ Sau khi đã sử dụng thiết bị xạ trị, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình thì định kỳ một năm một lần đối với thiết bị này và định kỳ hai năm một lần đối với các thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế khác kể từ ngày đưa vào sử dụng;
+ Trong quát trình sử dụng mà có thực hiện hoạt động là lắp đặt lại hoặc sửa chữa thiết bị;
+ Đồng thời những thiết bị xạ trị ngoài việc thực hiện kiểm định quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 9 thì phải thực hiện kiểm tra chuẩn liều chiếu xạ theo tần suất do nhà sản xuất khuyến cáo.
- Trong trường hợp phát hiện ra kết quả kiểm định cho thấy các thông số vận hành liên quan đến an toàn của thiết bị bức xạ lệch khỏi giá trị cho phép, thiết bị phải hiệu chuẩn mới được cho phép tiếp tục sử dụng; Quy trình kiểm định, kiểm tra không thể thực hiện một cách tùy tiện mà cần theo quy trình do nhà sản xuất cung cấp hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng;
- Thiết bị đo bức xạ (thiết bị đo suất liều bức xạ, thiết bị đo nhiễm bẩn bề mặt, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ) phải được kiểm định ban đầu, sau khi sửa chữa và định kỳ hàng năm.
- Việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ và thiết bị đo bức xạ phải được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn.
1.3. Quy định thực hiện toàn với nhân viên bức xạ y tế:
- Nhân viên bức xạ y tế thì phải được trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo vệ, trách nhiệm này thuộc về các cơ sở y tế, có thể kể đến một số trang thiết bị như: Tạp dề cao su chì, tấm cao su che tuyến giáp, kính chì, găng tay cao su chì; Quần áo bảo hộ lao động, găng tay, mũ trùm đầu, khẩu trang, giầy bảo hộ hoặc bao chân cho nhân viên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ); Bình phong chì che chắn cho nhân viên khi tiếp xúc với người bệnh lưu đã sử dụng thuốc phóng xạ hoặc đã cấy nguồn phóng xạ;
- Để đảm bảo sức khỏe của người nhân viên bức xạ y tế thì định kỳ hàng năm, cơ sở y tế phải tổ chức khám sức khỏe cho các nhân viên bức xạ y tế, thực hiện theo quy định tại Thông tư số
19/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động, tổ chức khám bệnh nghề nghiệp; - Nhận thấy sức khỏe của nhân viên bức xạ y tế không bảo đảm yêu cầu về sức khỏe theo quy định thì ư sở y tế phải chuyển làm công việc khác không tiếp xúc với bức xạ;
- Trách nhiệm của cơ sở y tế phải lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ khám sức khỏe của nhân viên bức xạ y tế theo nội dung hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Các hoạt động quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng để bảo đảm an toàn bức xạ?
Hiện nay, trách nhiệm quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng sẽ thuộc về bên cơ sở y tế, những việc làm này được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT, cụ thể:
- Đối với chất thải phóng xạ sinh ra từ các hoạt động sử dụng chất phóng xạ trong cơ sở y tế gồm Nước thải bị nhiễm bẩn phóng xạ từ phòng pha chế; Phân liều thuốc phóng xạ; Nước rửa chai lọ, dụng cụ làm việc với thuốc phóng xạ; Nước thải nhà vệ sinh dùng cho người bệnh đã sử dụng thuốc phóng xạ; Giấy, khăn lau nhiễm bẩn phóng xạ; xilanh, kim tiêm thuốc phóng xạ thải bỏ; Bao bì, chai lọ đựng thuốc phóng xạ thải bỏ; Quần áo, giầy dép nhiễm bẩn chất phóng xạ và các vật thể nhiễm bẩn phóng xạ khác được thải bỏ
Tất cả các chất thải đã được liệt kê thì xử lý bằng cách thức thu gom, lưu giữ, xử lý và thải bỏ theo quy định về quản lý chất thải phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trong trường hợp là chất thải phóng xạ rắn như Giấy, khăn lau nhiễm bẩn phóng xạ; xilanh, kim tiêm thuốc phóng xạ thải bỏ; Bao bì, chai lọ đựng thuốc phóng xạ thải bỏ; Quần áo, giầy dép nhiễm bẩn chất phóng xạ và các vật thể nhiễm bẩn phóng xạ khác được thải bỏ thì thực hiện theo quy định nêu tại khoản 1 Điều này, đồng thời phải được quản lý theo quy định tại Thông tư 20/2021/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Các nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng bao gồm nguồn phóng xạ đã hết hạn sử dụng từ thiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ; Nguồn phóng xạ không còn sử dụng trong xạ trị áp sát; Các nguồn phóng xạ kín khác dùng cho chuẩn thiết bị, nghiên cứu không còn sử dụng thì cần được quản lý, lưu giữ theo quy định về quản lý nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
- Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BKHCN 2018 quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế;
- Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.
THAM KHẢO THÊM: