Quỹ khen thưởng phúc lợi được doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho công việc khen thưởng, tạo động lực làm việc cho nhân sự. Vậy cách trích quỹ khen thưởng phúc lợi đúng nghiệp vụ như thế nào? Quy định pháp luật về trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định pháp luật về trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi:
- 2 2. Quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng cho mục đích gì?
- 3 3. Quy trình sử dụng Quỹ phúc lợi trong đơn vị sự nghiệp công sẽ do ai quyết định?
- 4 4. Sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty do ai có thẩm quyền thực hiện?
1. Quy định pháp luật về trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi:
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định phân phối kết quả tài chính trong năm như sau:
- Kết thúc năm tài chính, sau khi đã hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị sự nghiệp công sẽ được sử dụng theo thứ tự như sau:
+ Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không được quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
+ Trích lập Quỹ khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì mức trích lập tối đa của hai quỹ Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi được xác định là 03 tháng tiền lương tiền công thực hiện trong năm của đơn vị sự nghiệp công. Do đó, đơn vị sự nghiệp công có quyền quyết định cụ thể mức trích lập đối với từng quỹ những phải bao đảm không vượt quá giới hạn tối đa.
- Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về mức trích lập quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi cụ thể đối với các đơn vị sự nghiệp công:
- Kết thúc năm tài chính, sau khi đã hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, trích lập nguồn cải cách tiền lương căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định này, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên giao tự chủ (nếu có), đơn vị được sử dụng theo thứ tự như sau:
- Mức trích tổng hai quỹ như sau:
+ Đơn vị sẽ tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên: Trích lập tối đa không được quá 2,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
+ Đơn vị sẽ tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên: Trích lập nhưng tối đa không quá 2 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
+ Đơn vị sẽ tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên: Trích lập nhưng tối đa không quá 1,5 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị.
2. Quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng cho mục đích gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về phân phối kết quả tài chính trong năm như sau:
- Quỹ khen thưởng có mục đích để thưởng cuối năm, thưởng định kỳ, thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng này do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công quyết định và được ghi trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
- Quỹ phúc lợi với mục đích để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi của đơn vị; góp một phần vốn trong việc đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, hoàn cảnh khó khăn; chi thêm cho người lao động thực hiện tinh giản biên chế; chi hỗ trợ hoạt động xã hội, từ thiện;
3. Quy trình sử dụng Quỹ phúc lợi trong đơn vị sự nghiệp công sẽ do ai quyết định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 18 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về phân phối kết quả tài chính trong năm như sau:
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật.
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ thực hiện theo quy định sẽ được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Việc sử dụng các Quỹ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14 Nghị định này. Mức trích cụ thể và quy trình sử dụng các Quỹ quy định tại Điều này do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp quy định pháp luật liên quan và phải công khai trong đơn vị.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì quy trình sử dụng Quỹ phúc lợi trong đơn vị sự nghiệp công sẽ do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp quy định pháp luật liên quan và được công khai trong đơn vị.
4. Sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của công ty do ai có thẩm quyền thực hiện?
- Trước tiên cần phải xác định công ty có là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hay không
+ Nếu trường hợp công ty không phải là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì việc sử dụng nguồn quỹ như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi sẽ được chủ sở hữu công ty quyết định hoặc theo điều lệ của công ty.
+ Nếu trường hợp công ty là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thẩm quyền quyết định quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được xác định theo khoản 3, khoản 4 Điều 32
- Thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ, thưởng đột xuất, thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng cho người lao động trong doanh nghiệp (trong đó bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp làm việc theo
hợp đồng lao động ). Không dùng quỹ khen thưởng của doanh nghiệp để chi thưởng cho đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm (trừ khoản thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng). - Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài doanh nghiệp mà xác nhận có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của doanh nghiệp.
- Mức thưởng sẽ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định được ghi trong Quy chế quản lý sử dụng quỹ của doanh nghiệp.
- Quỹ phúc lợi được dùng để:
- Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa cho các công trình phúc lợi của doanh nghiệp.
- Chi cho các hoạt động phúc lợi của người lao động trong doanh nghiệp trong đó bao gồm cả người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên làm việc theo
hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên do nhà nước bổ nhiệm. - Góp một phần vốn để phục vụ cho việc đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.
- Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để phục vụ cho trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.
- Mức chi sử dụng quỹ do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định, được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.
Theo đó đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì mức chi sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi sẽ được do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định và được ghi trong Quy chế quản lý, sử dụng quỹ của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
–
THAM KHẢO THÊM: