Hiệu trưởng trường đại học nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng cộng đồng học tập, có vai trò trong quá trình định hướng, truyền cảm hứng, hỗ trợ, giám sát và điều chỉnh quá trình học tập của học sinh, sinh viên. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng trong trường đại học được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng trường Đại học mới nhất:
Hiệu trưởng nhà trường nói chung và hiệu trưởng trong trường đại học nói riêng là một bộ phận trong ban lãnh đạo nhà trường, hiệu trưởng có chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng, luôn luôn làm cho nhà trường có trạng thái đi lên, ổn định, có điều kiện và cơ hội tạo ra mầm móng cho sự phát triển. Thông thường, hiệu trưởng cần phải là những người có chuyên môn và có hiểu biết, thể hiện được năng lực tham mưu, biết đề xuất giải pháp, lộ trình, hiểu biết về quy trình quản lý, quản trị mà mình có trách nhiệm thực hiện, chấp hành sáng tạo yêu cầu của cấp trên. Vì hiệu trưởng là chủ thể giữ cương vị vô cùng quan trọng. Với cấp trên, hiệu trưởng nhà trường cần phải luôn luôn thể hiện tinh thần thực thi nhiệm vụ, thực hiện tốt vai trò quản trị theo mục tiêu ổn định và phát triển. Còn đối với cấp dưới, người hiệu trưởng cần phải thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, phải là người có bản lĩnh lãnh đạo đưa các đơn vị vượt qua thách thức. Vì vậy, hiệu trưởng cần phải đặt trên nền tảng “nhân – trí – dũng”.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về tiêu chuẩn hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học. Vì vậy, để được bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học thì cần phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn nhất định. Trước hết, theo khoản 1 Điều 20 của Văn bản hợp nhất luật giáo dục năm 2018 có quy định về hiệu trưởng, hiệu trưởng là những người chịu trách nhiệm quản lý, chịu trách nhiệm điều hành tất cả các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện quy chế, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Để trở thành hiệu trưởng của cơ sở giáo dục đại học, cần phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn như sau:
- Cần phải có phẩm chất chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, hiệu trưởng cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về sức khỏe để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, cần phải có uy tín khoa học, cần phải có kinh nghiệm trong quá trình quản lý giáo dục đại học, độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng tại các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay sẽ được thực hiện cụ thể theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức của cơ sở và quy chế hoạt động của từng cơ sở giáo dục đại học nhất định.
Theo đó, để trở thành hiệu trưởng của trường đại học thì cần phải đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng nêu trên. Hiệu trưởng trường đại học được xem là người quản lý, người có trách nhiệm điều hành các hoạt động của trường đại học theo quy định của pháp luật, theo quy chế tổ chức và hoạt động của từng trường đại học nhất định. Tiêu chuẩn hiệu trưởng của cơ sở giáo dục đại học nói chung và của các môi trường đại học nói riêng cần phải đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, cụ thể đó là người có phẩm chất chính trị tốt, có tư cách đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, có uy tín khoa học và có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực giáo dục đại học. Các tiêu chuẩn này sẽ được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức và hoạt động của từng trường đại học nhất định sao cho phù hợp với quy định gốc của pháp luật.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường Đại học:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Văn bản hợp nhất luật giáo dục đại học năm 2018 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học sẽ có một số nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản như sau:
- Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được xem là người đại diện theo pháp luật, đây là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học, ngoại trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận có quy định khác;
- Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, tổ chức thực hiện hoạt động học thuật, tổ chức thực hiện nhân sự, thực hiện nguồn tài chính, bảo quản tài sản, hợp tác trong nước, hợp tác quốc tế, thực hiện một số hoạt động khác theo quy định của pháp luật, theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, theo quyết định của hội đồng trường, hoặc thực hiện các hoạt động theo quyết định của hội đồng đại học;
- Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường, trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng đại học sau khi đã thực hiện thủ tục tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, lấy ý kiến của các đơn vị, của các cá nhân có liên quan trong cơ sở giáo dục đại học đó, có thẩm quyền ban hành quy định khác của các cơ sở giáo dục đại học sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học;
- Đưa ra một số đề xuất cho hội đồng trường, một số đề xuất cho hội đồng đại học xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của hội đồng trường, thuộc thẩm quyền của hội đồng đại học. Thực hiện thủ tục bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm chức danh quản lý khác của các cơ sở giáo dục đại học, thực hiện đầy đủ quyết định dự án đầu tư sao cho phù hợp với nội dung được ghi nhận trong quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học;
- Định kỳ hàng năm, cần phải có nghĩa vụ báo cáo trước hội đồng trường, báo cáo trước hội đồng đại học về kết quả thực hiện chức năng và nhiệm vụ của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học, ban giám hiệu nhà trường, nguồn tài chính của nhà trường, nguồn tài sản của các cơ sở giáo dục đại học. Thực hiện công khai, minh bạch đầy đủ các thông tin liên quan đến quá trình hoạt động của nhà trường, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật, đặt dưới sự thanh tra kiểm soát trực tiếp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó;
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và theo các nội dung được ghi nhận trong quy chế tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình chịu trách nhiệm trước hội đồng nhà trường, chịu trách nhiệm trước hội đồng đại học và các bên có liên quan, chịu trách nhiệm giám sát, giám sát các tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao.
3. Thẩm quyền công nhận và bổ nhiệm hiệu trưởng trường Đại học:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH 2018 Luật Giáo dục đại học, có quy định và hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học. Theo đó:
- Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học là cá nhân chịu trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, điều hành tất cả các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với nội dung theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
- Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập là chủ thể do hội đồng trường, do hội đồng đại học quyết định, đồng thời được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận sẽ do hội đồng trường, hội đồng đại học
quyết định bổ nhiệm ; - Nhiệm kỳ bổ nhiệm, thời gian bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học sẽ do hội đồng trường/do hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của các hội đồng trường và hội đồng đại học đó.
Như vậy, thẩm quyền công nhận và bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học sẽ thuộc về hội đồng trường/hội đồng đại học quyết định, đồng thời được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH 2018 Luật Giáo dục đại học.
THAM KHẢO THÊM: